Đối thoại với thầy giáo
Bạn tôi cũng là một giáo sư bảo tôi rằng các khoa công nghệ thông tin đang tập trung tăng dần vào các mục tiêu của họ về kinh doanh toàn cầu, họ đẩy xa thêm khoảng cách giữa bản thân họ với giới hàn lâm truyền thống. Ông ấy nói: “Chúng tôi không chắc về việc thay đổi cách tiếp cận của mình tới kinh doanh toàn cầu vì chúng tôi không hiểu toàn cầu hoá đủ rõ để dạy cho sinh viên, tất nhiên chúng tôi có thể thảo luận về lí thuyết nhưng ngày nay mọi sự thay đổi nhanh tới mức chúng tôi không thể theo kịp.”
Tôi bảo ông ấy rằng đại học phải đề cập tới lỗ hổng giáo dục và có hành động sửa chữa ngay lập tức sự khập khễnh giữ các chương trình đại học hiện thời và các kĩ năng thế giới thực đang yêu cầu để sinh viên vẫn còn có tính cạnh tranh trong thị trường toàn cầu. Tri thức và kĩ năng CNTT đã thay đổi rất lớn trong thập kỉ qua, và khi nhiều việc kĩ thuật chuyển sang toàn cầu, phần lớn những người sử dụng lao động không còn tìm người lập trình và nhà công nghệ thuần tuý nữa. Tuy nhiên các đại học đã không đáp ứng đủ nhanh chóng để thay đổi và đang không đáp ứng được nhu cầu về những kĩ năng mới nổi lên như kiến trúc phần mềm và người quản lí dự án phần mềm. Các đại học và công ti toàn cầu cần làm việc cùng nhau để đề cập tới thách thức này bởi vì công việc CNTT có thể thực sự giúp cải tiến nền kinh tế khi nó đi tới xã hội dựa trên tri thức. Giáo dục hiện thời không còn phản ánh thích đáng nhu cầu của thị trường CNTT toàn cầu và nếu không thay đổi đủ nhanh, sinh viên của chúng ta sẽ bị thiệt thòi vì các nước khác đang tiến nhanh hơn để chiếm ưu thế của những lỗ hổng này. Các đại học cần thích ứng giáo trình mới để phát triển các cá nhân có kĩ năng cao với miền kĩ năng rộng của CNTT và doanh nghiệp.
Bạn tôi nói: “Nhưng phần lớn chúng tôi chưa bao giờ làm việc trong ngành công nghiệp phần mềm, chúng tôi không biết làm sao dạy những điều như kiến trúc hay quản lí toàn cầu. Chúng tôi là các nhà khoa học máy tính chứ không phải doanh nhân. Đáng ra trường kinh doanh phải nhận trách nhiệm này vì họ giải quyết với kinh doanh toàn cầu nhiều hơn chúng tôi.”
Tôi bảo ông ấy: “Kinh doanh truyền thống được dạy ở các trường Kinh doanh KHÔNG giải quyết được vấn đề hiện thời. Ngày nay công nghệ thông tin là kinh doanh mới; CNTT là kĩ năng kinh doanh mới mà doanh nghiệp toàn cầu cần. Điều không may là nhu cầu toàn cầu này là sẵn có trong thời gian rất ngắn vì cạnh tranh là cao. Do thiếu hụt người có kĩ năng, nhiều nước đang khoán ngoài công việc cho các nước khác, nhiều nước sẽ thuê những sinh viên có kĩ năng để làm việc ở nước họ, và nhiều nước sẽ mở văn phòng toàn cầu để có những kĩ năng họ cần. Nếu đại học không thay đổi nhanh thì chúng ta sẽ không có khả năng giáo dục sinh viên của mình tận dụng ưu thế của cơ hội này. Là nhà giáo dục, chúng ta phải giám sát thị trường việc làm toàn cầu, các nhu cầu kinh tế và đáp ứng chúng vì chúng ta chịu trách nhiệm với sinh viên của mình và đất nước mình. Truyền thống về giáo sư biết cái gì là quan trọng cho sinh viên đã qua rồi. Ngày nay, giáo sư phải hiểu nền kinh tế toàn cầu vì công nghiệp đang chỉ đạo kĩ năng quan trọng nào sinh viên phải có trước khi họ có thể thuê sinh viên. Vì có nhiều trường, tôi nghĩ một số trường sẽ thay đổi và một số sẽ không đổi nhưng khi họ giáo dục sinh viên, ông sẽ thấy trường nào hấp dẫn nhiều sinh viên hơn trường khác. Ngày nay công ti sẽ thuê sinh viên từ các trường dạy một số kĩ năng và họ sẽ bỏ qua các trường truyền thống không hiểu nhu cầu của họ. Khi sinh viên biết điều đó, họ sẽ đăng kí học ở các đại học có thể đề cập tới nhu cầu này để đảm bảo rằng họ sẽ có việc tốt khi họ tốt nghiệp. Trong tương lai gần nhiều sinh viên sẽ làm việc cho các công ti nước ngoài khi toàn cầu hoá mở rộng. Một số người có thể đi làm việc ở nước ngoài; một số có thể làm việc ở nhà vì internet nối mọi người với công ti toàn cầu. Nhiều người sẽ nhận lương cao hơn các công ti địa phương khi cạnh tranh tăng nhiệt và với lương tốt hơn thì cuộc sống của họ sẽ cải thiện. Điều quan trọng là hiểu xu hướng này bởi vì nó cũng ảnh hưởng tới sự thịnh vượng kinh tế. Mười năm trước, Ấn Độ là một nước nghèo với số dân lớn; do cải tiến trong giáo dục nó hội tụ mọi nỗ lực vào công nghệ thông tin và bây giờ có hơn 10 triệu người làm việc trong miền này. Công nghiệp CNTT Ấn Độ đóng góp 15% GDP trong thời gian rất ngắn. Nhiều nước bây giờ đang theo mô hình này khi họ cải tiến hệ thống giáo dục của họ.
Bạn tôi hỏi: “Những kĩ năng quan trọng nào chúng tôi không dạy trong Khoa học máy tính hiện nay? Ông đang nói về các môn kinh doanh hay tài chính sao?”
Tôi bảo ông ấy: “Với công nghiệp phần mềm, hiểu khách hàng là kĩ năng quan trọng nhất cho nên tôi nghĩ kĩ năng nóng bản chất cho lực lượng lao động hiện thời là Kĩ nghệ yêu cầu, Kiến trúc công ti, An ninh hệ thống, Quản lí dự án phần mềm, Tích hợp hệ thống và Quản lí nhà cung cấp, và chúng tất cả đều là các môn công nghệ thông tin. Đây là các môn học được thiết kế với cái vào từ các công ti để phát triển ở các sinh viên những vai trò CNTT mới trong thế giới thay đổi nhanh này. Tuy nhiên, các môn học này còn chưa sẵn có tại đa số đại học nơi sinh viên giỏi nhất thường đăng kí học. Yêu cầu kĩ năng mới đang gửi tín hiệu cho sinh viên rằng các môn học hàn hâm hiện thời bây giờ lạc hậu rồi hay không còn có giá trị trong công nghiệp. Các đại học hàng đầu cần tổ hợp những kĩ năng này vào trong giáo trình của họ ngay lập tức, vì chúng bây giờ là một phần của nghề CNTT. Họ cần nhận ra sinh viên của họ sẽ không làm việc tốt ở chỗ làm việc nếu thiếu chúng. Tương lai của nền kinh tế của chúng ta sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của những sinh viên mức cao này.
Bạn tôi nói: “Ông đang đòi hỏi nhiều việc rồi. Sẽ phải mất thời gian dài để đưa các môn này vào thực tế. Chúng tôi tìm đâu ra thời gian để dạy chúng vì chúng tôi đều rất bận dạy học.”
Tôi bảo ông ấy: “Tất nhiên chúng ta tất cả đều bận rộn nhưng trong vài năm qua, tôi đã thấy đầu tư khổng lồ vào miền giáo dục Công nghệ thông tin. Trên khắp thế giới, CNTT đang trở thành miền then chốt cho đầu tư và phát triển tài nguyên con người. Mĩ, châu Âu, Ấn Độ và Trung Quốc đang dẫn đầu thay đổi với nhiều môn công nghệ trong chương trình đào tạo của họ. Là nhà giáo dục chúng ta phải hiểu rằng ngay cả trong giáo dục, cạnh tranh cũng cao. Nhiều trường đã làm việc chuyển đổi để thêm CNTT như một yêu cầu cho mọi lĩnh vực. Nhiều chính phủ có mong đợi lớn về CNTT như giải pháp cho việc suy thoái kinh tế hiện thời; khu vực giáo dục vẫn còn là một trong số ít khu vực vẫn nhận được ngân quĩ, cho dù trong thời kì khó khăn này. Tôi nghĩ nếu ông muốn, ông có thể dành thời gian để cải tiến chương trình giáo dục bất kể ông bận thế nào.
Bạn tôi nói: “Nhưng điều đó sẽ tốn thời gian, cho dù chúng tôi làm việc vất vả sẽ mất nhiều năm cho thay đổi xảy ra. Ông đang đòi hỏi điều không thể được.”
Tôi bảo ông ấy: “Vâng, đó là thách thức cho mọi nhà giáo dục. Chúng ta tất cả đều đối diện với sức ép lớn vô cùng từ sinh viên để làm thay đổi xảy ra nhưng chúng ta phải làm thay đổi này thật nhanh chóng. Mọi năm, vào quãng thời gian này phần lớn sinh viên đang chuẩn bị để xin việc và nhiều người tới gặp tôi xin lời khuyên. Kiếm việc trong phần mềm còn nhiều điều hơn chỉ là điền đơn nhưng có một số điều sinh viên có thể đem theo tới cuộc phỏng vấn để làm cực đại hoá cơ hội kiếm việc. Tính ‘làm thuê được’ như vậy về bản chất là hợp thành của tri thức, kĩ năng, và tính hiệu quả trong việc giới thiệu những kĩ năng đó và cách thức theo đó họ phải trao đổi với người chủ sử dụng lao động của mình. Chúng ta có trách nhiệm giúp họ kiếm được cơ hội tốt nhất có thể được. Tôi nghĩ nền giáo dục tốt là sự bắt đầu tốt, khi có liên quan tới tính làm thuê. Bằng cấp CNTT bao giờ cũng là cần để kiếm nghề tốt trong thời gian dài. Điều then chốt mà chúng ta phải nhớ là giáo dục CNTT không kết thúc với mảnh bằng mà nó chỉ là bắt đầu. Nếu sinh viên của chúng ta muốn vẫn còn có khả năng cạnh tranh, họ sẽ cần thường xuyên cải tiến kĩ năng của mình. Chúng ta phải giáo dục sinh viên của mình rằng việc học tập không bao giờ dừng khi họ rời khỏi trường mà nó phải là việc học cả đời. Ngày nay nhiều người đang học ở các lĩnh vực khác đang chuyển vào CNTT bởi vì đây là miền có sự phát đạt nghề tốt. Là nhà giáo dục chúng ta chịu trách nhiệm với sinh viên của mình và nước mình và nếu chúng ta không làm việc tốt trong giáo dục họ, không giúp họ có nghề nghiệp tốt, thì chúng ta làm hỏng sinh viên của mình cũng như bản thân mình
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com