Đối thoại với giáo sư mới

Là giáo sư, sứ mệnh của chúng ta KHÔNG phải chỉ là dạy mà còn là khuyên bảo và hỗ trợ cho sinh viên vì chúng ta muốn họ thành công. Nếu chúng ta nhìn lại khi chúng ta còn là sinh viên, một số trong chúng ta đã học tốt trong trường, cho nên khi chúng ta trở thành giáo sư, việc dạy tự nhiên tới với chúng ta và đôi khi chúng ta có thể không hiểu tại sao sinh viên có khó khăn trong học cái gì đó mà là hiển nhiên thế.

Tôi thường nói với đồng nghiệp về việc có thông cảm với những sinh viên này, người gặp khó khăn và có kiên nhẫn với họ. Năm ngoái, tôi nói chuyện với một giáo sư mới, người chỉ trích một số sinh viên là “kẻ học chậm.” Khi tôi gợi ý rằng anh ấy nên di chậm lại trong việc dạy để cho phép những sinh viên này theo kịp, anh ấy nói: “Mọi thứ đều được viết trong sách giáo khoa rồi, nếu họ không đọc đủ nhanh, đó là vấn đề của họ.” Anh ấy bảo tôi rằng anh ấy đã giải thích rõ ràng rằng mọi sinh viên đều phải đọc sách giáo khoa trước khi tới lớp và tuân theo chỉ dẫn để học tốt trong lớp anh ấy. Anh ấy biện minh: “Tại sao tôi cần làm chậm việc dạy của tôi lại? Những sinh viên đọc sách giáo khoa, tuân theo việc dạy của tôi và học tốt nhưng có một số người không thể theo kịp vì bất kì lí do gì, nhưng đó không phải là vấn đề của tôi.”

Tôi hỏi anh ấy: “Khi thầy còn là sinh viên, việc học có dễ dàng cho thầy không?” Anh ấy xác nhận: “Tôi đứng đầu lớp và tốt nghiệp danh dự vì tôi tuân theo mọi chỉ dẫn.” Tôi bảo anh ấy: “Nhưng là giáo sư, chúng ta không chỉ dạy các sinh viên hàng đầu mà phục vụ cho MỌI sinh viên chứ, một số thì giỏi nhưng một số cần giúp đỡ thêm. Chúng ta cần dạy từ cảnh quan học tập của sinh viên chứ KHÔNG từ cảnh quan của chúng ta.” Anh ấy dường như không thoải mái nhưng không nói gì. Tôi giải thích: “Chúng ta là giáo sư, nhưng chúng ta cần nhớ điều gì là có thể cho sinh viên khi chúng ta học khái niệm mới. Đôi khi chúng ta học tốt, nhưng đôi khi chúng ta có khó khăn vì khái niệm quá trừu tượng, và chúng ta cần thời gian. Tôi chắc thầy cũng có khó khăn.” Anh ấy dường như đồng ý nhưng hỏi: “Thầy có khó khăn gì khi học cái gì đó mới?” Tôi bảo anh ấy: “Tôi bao giờ cũng có khó khăn khi học cái gì đó mới. Tôi không phải là sinh viên giỏi nhất lớp. Tôi đã vật lộn nhiều và phạm nhiều sai lầm, nhưng tôi may mắn vì tôi có nhiều giáo sư đã giúp tôi. Họ cho phép tôi có thời gian học và khuyến khích tôi học. Vì những giáo sư này, tôi đã thành công trong nghề của tôi.”

Anh ấy trở nên tò mò: “Vậy đó là lí do tại sao thầy chú ý nhiều hơn tới người học chậm sao?” Tôi bảo anh ấy: “Tôi là một trong những người học chậm đó, tôi mất nhiều thời gian hơn để học cái gì đó. Đó là lí do tại sao khi dạy, tôi bao giờ cũng nhắc nhở bản thân mình cách tôi học khi tôi còn là sinh viên. Tôi biết rằng việc học của chúng ta ảnh hưởng tới cách chúng ta dạy ngày nay và tôi bao giờ cũng tự đặt mình vào cảnh quan của sinh viên. Là sinh viên, tất cả chúng ta đã học tốt trong một số môn nhưng những môn khác thì không; chúng ta đã qua được một số bài kiểm tra và không qua được một số nhưng bao nhiêu người trong chúng ta đã nhìn lại cách chúng ta học? Là sinh viên, chúng ta ghi nhớ nhiều sách để qua được kì thi; chúng ta biết cái gì đó rõ và quên nhiều thứ, nhưng qua thời gian, chúng ta đã học tổ chức tài liệu, cấu trúc chúng thành tri thức. Là giáo sư, chúng ta học phương pháp dạy nơi chúng ta cấu trúc tri thức của chúng ta theo cách đặc biệt để dạy, và chúng ta bắt đầu giỏi với nó. Nhưng một số người trong chúng ta quên mất cách chúng ta học chúng lần đầu tiên. Đó là lí do tại sao một số người trong chúng ta không hiểu tại sao cái gì đó dễ thế, hiển nhiên thế với chúng ta nhưng tại sao sinh viên không thể hiểu được chúng. Chúng ta cần làm chậm lại và đặt bản thân mình vào vị trí của sinh viên khi họ học cái gì đó lần đầu tiên thì việc dạy của chúng ta chắc sẽ trở nên hiệu quả hơn.”

Anh ấy dường như thoải mái với giải thích của tôi. Tôi tiếp tục: “Đôi khi chúng ta cần quay lại trường để học cái gì đó mới, và nó sẽ đẩy chúng ta vào vị trí không thoải mái của việc lại là sinh viên để nhắc nhở chúng ta về quá trình học. Vài năm trước, tôi học một lớp về cách chơi đàn ghi ta. Tôi chưa bao giờ chơi nhạc cụ nào trong đời, cho nên tôi giống như sinh viên mới trong lớp. Tôi bị lẫn lộn về cách để ngón tay vào đúng chỗ. Thầy dạy nhạc cười với sự lóng ngóng của tôi và đùa với tôi rằng tôi có thể quá già không học được. Đàn ghi ta của tôi kêu chán thế và làm ra nhiều ‘ồn ào”, và tôi bối rối. Mọi việc học trước đây của tôi chỉ là trong đọc, viết, nghĩ và phân tích nhưng những kinh nghiệm này không giúp ích cho tôi với nhạc cụ. Thầy dạy nhạc kiên nhẫn với tôi, anh ấy cho phép tôi có nhiều thời gian hơn để học, và sau vài tuần, tôi đã có thể tạo ra được hợp âm. Thầy giáo nói: “Đó là tiến bộ tốt, anh cần thời gian để làm việc với hợp âm tiếp và có thể trong sáu tháng anh có thể chơi được bài hát.” Điều đó khuyến khích tôi tiếp tục học, bằng không tôi có thể đã bỏ rồi.”

Tôi tin cách chúng ta học sẽ ảnh hưởng tới cách chúng ta dạy hay cách chúng ta muốn dạy. Một số người trong chúng ta thích đọc bài giảng khi dạy vì chúng ta học bằng việc nghe. Một số trong chúng ta thích phân công nhiều bài đọc vì chúng ta học bằng việc đọc, và một số trong chúng ta thích cho nhiều bài tập vì chúng ta học tốt bằng việc giải quyết vấn đề. Nhưng chúng ta đang dạy cho nhiều sinh viên, tất cả họ đều có cách học khác nhau cho nên chúng ta cần cho phép họ có thời gian để theo kịp và quen với cách chúng ta dạy. Điều chúng ta cần là có sự thông cảm với sinh viên vì chúng ta KHÔNG chỉ dạy họ mà còn hỗ trợ họ. Điều quan trọng là ghi nhớ sứ mệnh này vì nó ảnh hưởng tới cách sinh viên của chúng ta học.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com