Đối thoại về công ty khởi nghiệp châu Âu
Trong nhiều năm, tôi có một câu hỏi nhưng không có câu trả lời: "Tại sao khởi nghiệp thành công thế ở Mĩ, ở Ấn Độ thậm chí cả ở Trung Quốc nhưng lại không thành công ở châu Âu? Tại sao các nước có văn hoá tương đồng và hệ thống giáo dục tốt như Đức, Pháp và Anh v.v không có mấy công ty khởi nghiệp?"
Tuần trước tôi đã gặp giáo sư kinh doanh Hans Werner từ Áo khi chúng tôi cùng tham dự một hội nghị công nghệ ở San Francisco. Khi chúng tôi thảo luận về khởi nghiệp, ông ấy giải thích vấn đề công ty khởi nghiệp ở châu Âu. Ông ấy nói: "Mặc dầu châu Âu có vài nhà doanh nghiệp thành công như Richard Branson hay Xavier Niel nhưng so với Mĩ hay ngay cả Ấn Độ, châu Âu vẫn còn thua sau vài năm. Sinh viên trẻ châu Âu ngưỡng mộ Steve Jobs, Bill Gates, Mark Zuckerberg, và Sergey Brin nhưng họ không có người nào như thế để làm mô hình. Khởi nghiệp vẫn là ý tưởng mơ hồ hay giấc mơ xa xăm trong các sinh viên. Phần lớn thậm chí không nghĩ tới khởi đầu công ty của họ vì thị trường châu Âu đã bị kiểm soát bởi vài công ty rất lớn, rất khó cho công ty khởi nghiệp cạnh tranh với họ."
"Liên hiệp châu Âu (EU) về căn bản là thị trường phân mảnh, với nhiều nước. Mỗi nước có ngôn ngữ và văn hoá khác nhau. Do đó công ty khởi nghiệp sẽ cần nhiều thời gian và tiền bạc hơn để đạt tới số lớn khách hàng bởi vì thị trường địa phương bị giới hạn. Vì công ty khởi nghiệp phải dành nhiều nỗ lực để thay đổi sản phẩm của họ để thích ứng với các ngôn ngữ khác nhau, điều đó sẽ tốn kém và mất nhiều thời gian hơn. Mặc dầu EU có thương mại tự do và di chuyển tự do về lao động, nhưng rất khó cho bất kì công ty nào tăng trưởng. Nếu công ty khởi nghiệp không thể tăng trưởng lớn hơn, nó không thể cạnh tranh được với những công ty lớn hơn hay không thể làm ra tiền."
"Phần lớn các nước châu Âu có công đoàn mạnh và luật pháp mạnh bảo vệ cho công nhân khỏi bị sa thải. Công ty khởi nghiệp cần thuê công nhân để tăng trưởng nhưng nếu nó không thành công, nó phải để công nhân ra đi. Tuy nhiên các chính phủ châu Âu có luật pháp dành cho công nhân các gói thôi việc lớn. Công nhân có thể nhận được nhiều tháng lương sau khi họ đã bị sa thải. Điều này rất rủi ro cho công ty khởi nghiệp bởi vì nó không thể đảm đương được việc trả cho công nhân sau khi họ không còn làm cho công ty cho nên ít người thậm chí xem xét khởi đầu công ty riêng của họ. Bản chất của công ty khởi nghiệp là nhận rủi ro và thất bại là thông thường nhưng ở châu Âu, doanh nghiệp thất bại hay phá sản bị trừng phạt khắc nghiệt. Chẳng hạn ở Pháp một doanh nghiệp có thể cần 10 năm để phục hồi từ phá sản."
"Châu Âu không có các trung tâm công nghệ như thung lũng Silicon hay thành phố New York nơi mọi người làm việc trong khu vực công nghệ cũng có thể cộng tác để tạo ra ý tưởng mới. Họ có thể khởi đầu công ty, nhận đầu tư từ các nhà tư bản mạo hiểm. Để khởi đầu một công ty và để tăng trưởng lớn hơn, vốn được cần tới, nhưng điều đó là rất khó ở châu Âu. Phần lớn các nhà đầu tư châu Âu ưa thích đưa tiền vào các doanh nghiệp đã thiết lập vững chắc và không sẵn lòng đầu tư vào các công ty khởi nghiệp đầy rủi ro. Điều đó có thể giải thích cho lí do mà trong 30 năm qua, chỉ có vài công ty khởi nghiệp ở châu Âu khi so với vài nghìn ở Mĩ."
"Các chính phủ châu Âu thường nói về khởi nghiệp trong diễn văn. Họ có mục đích chiến dịch tạo ra 500 000 công ty khởi nghiệp để tạo ra nhiều việc làm hơn trong vài năm tới. Nhưng trong thực tại, chính phủ thích nói to, đặt mục đích tham vọng nhưng thường chẳng làm gì về sau. Cho dù họ muốn, họ cũng không thể làm được gì mấy vì không ai muốn thay đổi cái gì bởi vì thay đổi là mạo hiểm. Nếu họ thành công, không có thưởng nhưng nếu họ thất bại họ sẽ mất nghề cho nên không ai mạo hiểm vị trí của họ. Ở châu Âu, bảo thủ có trong mọi hệ thống và khó thay đổi luật pháp để thiên về khởi nghiệp. Hệ thống giáo dục là việc phản xạ của văn hoá không rủi ro và các nhà hàn lâm không muốn thay đổi cái gì và đó là lí do tại sao từ khu vực công nghệ, họ bị nhiều năm tụt lai sau Mĩ."
"Tất nhiên thanh niên kĩ thuật những người quan tâm tới công ty khởi nghiệp thường tới Mĩ, điều đó dễ dàng hơn và bao giờ cũng được đón chào ở đây. Về căn bản các nước châu Âu mất nhiều nhà doanh nghiệp giỏi nhất và lỗi lạc nhất cho Mĩ. Câu hỏi là ai sẽ cung cấp việc làm tương lai và tăng trưởng kinh tế? Đặc biệt trong khu vực công nghệ? Vì các nền kinh tế của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hi Lạp đã chạm đáy, khủng hoảng tiếp sẽ là ở Italy và Pháp và với hàng triệu người tốt nghiệp trẻ không có việc làm, tương lai rất buồn. Không phải là bất thường mà thấy người tốt nghiệp đại học đi làm trong nhà hàng hay bán đồ lưu niệm cho khách du lịch, điều đó là lãng phí tài năng. Nếu châu Âu không chịu khó suy nghĩ về vấn đề này và cố gắng khuyến khích nhiều công ty khởi nghiệp để tạo ra việc làm bây giờ, tôi nghĩ sẽ có hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế trong tương lai."
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com