Đối thoại ở Bắc Kinh/2

Đối thoại ở Bắc Kinh/2

Năm nay tôi tới Trung Quốc sớm để dạy môn học trong tháng sáu thay vì tháng bẩy như các năm trước và tôi có khả năng thấy tình huống thú vị với nhiều người tốt nghiệp xé sách giáo khoa của họ và ném vở ghi chép lung tung khắp trong trường của họ. Học sinh ca hát: “Không học thêm nữa! Không thầy giáo thêm nữa! Không thi thêm nữa!” Một giáo sư giải thích: “Đây là cách học sinh nói lời tạm biệt với giáo dục của họ.” Tôi hỏi: “Nhưng họ vẫn phải học ngay cả sau khi rời khỏi trường chứ?” Ông ấy lắc đầu: “Không, phần lớn học sinh tin qua được kì thi và có được bằng cấp là chấm dứt việc giáo dục của họ.” Giáo sư khác than: “Vài tuần tới, sau tất cả các lễ mừng và tiệc tốt nghiệp, thầy sẽ thấy nhiều người trong số họ đứng xếp hàng xin việc. Con số người tốt nghiệp năm nay là cao hơn năm ngoài nhưng có ít việc làm năm nay hơn năm ngoái cho nên sẽ có nhiều người tốt nghiệp bị thất nghiệp hơn.” Một giáo sư khác chỉ vào những sách giáo khoa bị xé và giấy bay rải rác trong sân trường: “Họ nghĩ họ được tự do với nỗi đau học hành bây giờ nhưng chẳng mấy chốc họ sẽ cảm thấy nỗi đau của việc tìm việc làm và thất nghiệp.”

Khi tôi nói về điều này với một người bạn Trung Quốc người đã học ở Mĩ, anh ấy giải thích: “Có khác biệt lớn giữa hai hệ thống giáo dục. Hệ thống giáo dục cứng nhắc của chúng tôi ở đây là cổ lỗ, đầy những ghi nhớ thuộc lòng và sức ép để qua được kì thi. Nó làm cho hầu hết học sinh cảm thấy bị chán ghét học tập. Đó là lí do tại sao việc qua được kì thi và được điểm là biến cố lớn trong đời họ cho nên phần lớn các học sinh mở hội vì họ không phải xử trí với gánh nặng này thêm nữa.” Tôi bình luận: “Nhưng họ vẫn phải học ngay cả sau khi ra trường.” Anh ấy lắc đầu: “Có bằng cấp là mục đích tối thượng và thoả mãn cho mong đợi của gia đình họ. Không ai muốn trở lại trường vì phần lớn đều sợ học và sợ bài thi.” Tôi đổi chủ đề: “Nhưng có tin tức là các trường Trung Quốc đang tốt lên và một số trường đã đạt tới xếp hạng hàng đầu thậm chí đánh bại Nhật Bản và là trường tốt nhất ở châu Á.” Bạn tôi cười to: “Làm sao thầy có thể tin được vào điều đó? Qua kì thi như PISA là dễ dàng vì học sinh được lựa chọn và được đào tạo để qua được kì thi này với điểm cao hơn. Nhiều trường báo cáo dữ liệu giả để được xếp hạng tốt hơn, nó chỉ là quảng cáo và làm cho mọi người cảm thấy tốt. Sự kiện là giáo dục của chúng tôi biến thiên lớn giữa các trường. Có vài trường tốt nhưng phần lớn là không tốt và chất lượng dạy học cũng biến thiên nữa. Thầy không thể nhìn vào những học sinh giỏi nhất tại các trường hàng đầu và coi mọi học sinh là giống họ. Ngay cả những học sinh hàng đầu cũng không thể giỏi như thầy nghĩ vì họ chỉ giỏi qua kì thi.”

Anh ấy tiếp tục: “Về lí thuyết, học sinh không phải trả tiền cho trường nhưng nếu họ không trả tiền cho thầy giáo để dùng dịch vụ dạy kèm thêm, họ không bao giờ qua được kì thi. Vấn đề với giáo dục của chúng tôi là nó đã tạo ra hàng triệu học sinh rất giỏi qua kì thi những không là cái gì khác. Toàn thể giáo dục là về cách qua được kiểm tra nhưng không phát triển kĩ năng hay tư duy phê phán. Việc học của mọi học sinh đều là về cách ghi nhớ mọi sự để qua được kì thi. Và để qua kì thi học sinh cần trả tiền cho thầy giáo dạy kèm thêm cho họ, từ tiểu học tới đại học, có giá cho mọi kiểm tra. Hệ thống giáo dục của chúng tôi vẫn dựa trên hệ thống của triều đại phong kiến nơi học sinh học tốt được thưởng nhưng học sinh phải học chật vật bị bỏ qua. Ở đại học, học sinh đọc các bài luận được những người nổi tiếng viết sẵn nhưng họ không bao giờ tự mình viết bài luận. Mọi điều họ làm là ghi nhớ những bài luận này để qua được kiểm tra. Người tốt nghiệp của chúng tôi có thể trích dẫn nhiều bài luận và lí thuyết nhưng không thể áp dụng được cái gì. Đó là lí do tại sao chúng tôi học sao chép mọi thứ và được tốt hơn trong sao chép mọi thứ như làm đồng hồ Rolex giả cho tới chip máy tính và phần mềm.”

Tôi tranh cãi: “Có thể anh quá phê phán. Tôi đã dạy ở đây trong nhiều năm và thấy phần lớn học sinh đều rất giỏi …” Anh ấy cười: “Thầy dạy ở Thanh Hoa và Giao thông Thượng Hài, hai đại học hàng đầu và họ quả có học sinh giỏi nhưng thầy không thể phán xét một cuốn sách bằng bìa của nó. Nếu các trường của chúng tôi là tốt làm sao thầy giải thích được sự kiện là mỗi năm hàng trăm nghìn học sinh đi ra học ở nước ngoài? Tại sao có nhiều người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp thế? Ngày nay giấc mơ của học sinh Trung Quốc là được nhận vào đại học ở Mĩ và sau khi tốt nghiệp, có việc làm ở đó. Đó là tình huống đáng buồn của hệ thống giáo dục của chúng tôi và không có thay đổi chính yếu, không cái gì sẽ xảy ra và chúng tôi sẽ tiếp tục mất những học sinh giỏi nhất cho các nước khác.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com