Định hướng nghề nghiệp/2

Trong bài trước của tôi về định hướng nghề nghiệp, tôi đã gợi ý rằng sinh viên định hướng nghề nghiệp của họ trước hết rồi chọn lĩnh vực học tập khớp với định hướng của họ. Tất nhiên bạn cần định hướng nghề nghiệp của bạn và lựa chọn lĩnh vực học tập dựa trên mối quan tâm và kĩ năng cá nhân của bạn. Không có lí do để học cái gì đó mà bạn không quan tâm, không thích, hay không có kĩ năng để thành công. Sau đây là vài bước đơn giản mà bạn có thể dùng để định hướng nghề nghiệp của bạn:

Bước thứ nhất là xác định kĩ năng và mối quan tâm của bạn; một số sinh viên có kĩ năng về toán học, số khác giỏi hơn về kinh doanh. Một số thích làm việc với con số; số khác có kĩ năng trong nghệ thuật. Điều quan trọng cần lưu ý là những kĩ năng này có thể được cải tiến nhưng mối quan tâm còn lại với bạn. Nếu bạn không giỏi về toán nhưng quyết tâm cải tiến nó và sẵn lòng đưa nỗ lực vào nó, bạn có thể phát triển kĩ năng toán học giỏi. Tuy nhiên, nếu bạn không quan tâm tới cái gì đó thì dù bạn đưa bao nhiêu thời gian vào nó cũng không thành vấn đề, bạn sẽ không bao giờ được hài lòng.

Biết kĩ năng và mối quan tâm của bạn sẽ giúp bạn xác định loại việc làm nào bạn thích làm việc. Đây là bước thứ nhất trong xác định nghề nghiệp của bạn. Bạn cần tự hỏi mình loại môi trường nào bạn muốn làm việc trong đó. Một số người muốn làm việc trong tổ, số khác ưa thích làm việc độc lập. Một số người thích chỗ yên tĩnh, số khác ưa thích văn phòng thân thiện có nhiều người. Một số thích làm việc cho chính phủ hay dịch vụ công, số khác ưa thích công ti tư v.v. Biết ưa thích của bạn sẽ giúp bạn có ý tưởng tốt hơn về kiểu công việc bạn muốn.

Bước tiếp là xác định mục đích nghề nghiệp mà sẽ cho bạn sự thoả mãn cá nhân. Một số người thích được thách thức và làm việc chăm chỉ để đạt tới tiềm năng của họ nhưng số khác chỉ muốn việc làm ổn định. Một số muốn làm ra nhiều tiền; số khác muốn làm đủ cho việc sống thoải mái để nuôi gia đình. Mọi người có những ưu tiên và mục đích cá nhân khác nhau. Khi thiết lập mục đích nghề nghiệp điều quan trọng là làm cho nó đạt được và hiện thực. Đừng đặt mục đích quá cao hay bên ngoài việc đạt tới mà bạn không bao giờ có khả năng đạt tới chúng và cảm thấy thất vọng. Trong định hướng nghề nghiệp, bạn cần thiết lập mục đích cá nhân của bạn về điều bạn muốn làm trong 5, 10, 15 năm tới. Bạn cần lập định hướng về loại việc làm, kiểu công ti nào, lớn hay nhỏ, mà bạn muốn làm việc cho. Ngày nay có thể đặt địa điểm hay nước mà bạn muốn làm việc vì với toàn cầu hoá, nhiều thứ là có thể.

Bước cuối cùng là xác định bạn sẵn lòng làm gì để đạt tới những mục đích đó. Đây là chỗ nhiều sinh viên gặp phải vấn đề. Câu hỏi là liệu bạn có quyết tâm đạt tới mục đích của bạn không, bạn phải từ bỏ cái gì để được nó? Bạn có sẵn lòng dành 40 tới 60 giờ một tuần cho học tập không? Bạn có tạm thời ngưng quan hệ với bạn gái hay bạn trai của bạn để cho bạn có thể tập trung vào học tập không? Đây là bước thực sự sẽ xác định động cơ thực của bạn và cái gì là quan trọng cho bạn cho nên bạn cần trung thực với bản thân mình.

Ngày nay, nhiều việc làm yêu cầu kinh nghiệm. Học nội trú và việc làm mùa hè cung cấp cho sinh viên cơ hội thu được kinh nghiệm trong khi vẫn còn trong trường. Bên cạnh việc cho sinh viên kinh nghiệm trực tiếp trong lĩnh vực họ đang học tập, tương tác với người khác trong lĩnh vực này có thể cung cấp cho sinh viên nhiều thông tin về con đường nghề nghiệp của họ. ĐỪNG chờ đợi cho tới khi bạn lên năm thứ ba hay thứ tư mới nghĩ về học nội trú hay việc làm mùa hè. Làm bất kì cái gì bạn có thể làm trong khu vực khớp với định hướng nghề nghiệp của bạn để cho bạn có thể phát triển kinh nghiệm và quan sát thực tại về cách làm việc trong lĩnh vực đó. Ở Mĩ và châu Âu, trên 78% sinh viên làm việc trong mùa hè nhưng ở châu Á, ít hơn 38% bởi vì nhiều phụ huynh không muốn con họ làm việc. Một số phụ huynh nói với tôi rằng họ có đủ tiền để chăm lo cho con cái họ cho nên chúng không cần làm việc. Điều quan trọng cần hiểu là việc làm mùa hè hay nội trú KHÔNG là để kiếm tiền mà là cơ hội cho sinh viên học, thực hành, và được phơi ra với môi trường làm việc thực. Những việc làm này nơi để sinh viên thu được kinh nghiệm để cho họ có thể định hướng nghề nghiệp của họ tương ứng.

Lập kế hoạch nghề nghiệp không chấm dứt một khi bạn có việc làm mà tiếp tục trong phần còn lại của đời bạn. Một khi bạn có việc làm, bạn phải lập kế hoạch nghề nghiệp của mình để tiến lên. Bạn phải tìm kiếm lời khuyên từ những người quản lí, bạn bè và thành viên tổ nhưng giữ kiểm soát nghề nghiệp riêng của bạn. Chỉ bạn mới có thể quyết định chọn lựa nào là tốt nhất cho bạn. Bạn cần khám phá đào tạo hay giáo dục phụ thêm nào sẽ làm tăng vị thế của bạn trong công ti, giá trị của bạn trong thị trường việc làm và giữ cho bạn hạnh phúc.

Chúng ta đang sống trong thời đại mà mọi sự thay đổi thường xuyên. Lập kế hoạch nghề nghiệp của bạn là chủ đề cho thay đổi vì cuộc sống hiếm khi xảy ra như bạn đã lập kế hoạch. Bạn cần đi theo xu hướng công nghệ, xu hướng thị trường và xu hướng kinh tế để cho bạn có thể điều chỉnh được kế hoạch của bạn với những thay đổi trong thị trường việc làm, nền kinh tế, và cạnh tranh. Bạn cần tích cực, linh hoạt, và sẵn sàng chấp nhận thách thức vì chúng là một phần của cuộc sống. Cần được chuẩn bị cho việc làm tiếp, bất kì cái gì và bất kì khi nào điều đó có thể hiện hữu. Với toàn cầu hoá, mọi thứ đều bất định với việc giảm kích cỡ, sa thải và khủng hoảng kinh tế, nhưng nhớ rằng thay đổi cũng mang tới cơ hội, tiềm năng phát triển và việc làm mới.

English version

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem