Định hướng nghề nghiệp
Nhiều sinh viên vào đại học, chọn một lĩnh vực học tập, dành bốn năm tiếp để học nhưng không nghĩ về nghề nghiệp hay việc làm mãi cho tới khi họ tốt nghiệp. Điều đó có thể có tác dụng trong quá khứ nhưng có thể không có tác dụng trong môi trường hiện thời. Thế giới ngày nay là chỗ khác nhiều hơn nó đã vậy một thế hệ trước. Các cơ hội việc làm cũng nhiều tính cạnh tranh ngày nay hơn vài năm trước. Nếu bạn không định hướng nghề nghiệp của bạn sớm hơn và lựa chọn lĩnh vực học tập của bạn gióng thẳng với nhu cầu thị trường, bạn có thể bị bất ngờ. Nếu bạn may mắn, bạn có thể tìm ra việc làm trong lĩnh vực học tập của bạn. Có thể là bạn tìm được việc làm trong khu vực mà chẳng liên quan gì tới giáo dục của bạn. Đôi khi, bạn có thể không tìm được việc làm chút nào và bạn sẽ bị thất vọng.
Khi sinh viên vào đại học, họ thường được khuyên chọn lĩnh vực học tập dựa trên khả năng và học lực của họ ở trường phổ thông, điều là QUÁ KHỨ của họ nhưng ít người nhận được hướng dẫn và định hướng nghề nghiệp, điều là TƯƠNG LAI của họ. Một số trường không cân nhắc việc cố vấn nghề nghiệp mãi cho tới muộn về sau và một số sinh viên bị lẫn lộn "định hướng nghề nghiệp" với "tìm việc làm".
Định hướng nghề nghiệp là quá trình giúp sinh viên xác định những điểm mạnh, điểm yếu, hứng khởi và khả năng của họ để xác định việc đào tạo thích hợp cho họ để phát triển tri thức và kĩ năng được yêu cầu để đạt tới mục tiêu nghề nghiệp của họ. Ngày nay, điều quan trọng là sinh viên đại học đặt ra chiều hướng và mục đích nghề nghiệp sớm nhất có thể được để cho họ có thể chọn lựa lĩnh vực học tập của mình, điều có thể giúp họ xây dựng nghề nghiệp tốt hơn. Quyết định về học cái gì, định hướng nghề nghiệp, và đặt mục đích yêu cầu nhiều nỗ lực, nghiên cứu, và hành động của sinh viên. Nó là tương lai của họ và không ai có thể làm điều đó cho họ hay ra quyết định cho họ được.
Tất nhiên, nếu họ định hướng làm việc trong doanh nghiệp gia đình, bất kì lĩnh vực nào họ chọn, loại bằng cấp nào họ thu được, có thể không quan trọng bởi vì bố mẹ họ đằng nào cũng sẽ cho họ việc làm. Nếu sinh viên không biết họ muốn gì hay họ sẽ làm gì trong tương lai, họ nên nghĩ về họ thích cái gì, cái gì gây phấn chấn cho họ và lựa chọn lĩnh vực học tập dựa trên mối quan tâm của họ. Tuy nhiên, họ cần cân nhắc khía cạnh "thực hành" của chọn lựa của họ cũng như tiềm năng "thị trường việc làm" trước khi lựa lĩnh vực học tập của mình. Vài năm trước đây, tôi có một sinh viên rất giỏi trong lớp máy tính của tôi nhưng anh ta thích âm nhạc và muốn chọn âm nhạc làm lĩnh vực học tập. Tôi hỏi anh ta liệu anh ta có muốn là nhạc sĩ chuyên nghiệp không và anh ta nói không nhưng anh ta thích chơi nhạc cụ như việc tận hưởng thích thú. Tôi gợi rằng anh ta chọn khoa học máy tính làm lĩnh vực học tập: “Bạn có thể có nghề nghiệp tốt là kĩ sư máy tính thế rồi bạn có thể chơi nhạc cụ mà bạn thích như một thú vui riêng.” Anh ta đồng ý và bây giờ làm việc cho một công ty phần mềm nhưng chơi piano vào thứ bẩy ở cửa hàng cà phê địa phương. Tôi thường dừng lại đó nghe nhạc của anh ta và anh ta bảo tôi rằng anh ta đánh giá cao lời khuyên: “Nếu em không nghe theo lời khuyên của thầy, có lẽ em không thể tìm được việc làm tốt mà cho phép em chơi nhạc như thú vui riêng.”
Trong thế giới cạnh tranh cao độ này, sinh viên cần được chuẩn bị nhiều hơn. Nếu họ biết điều họ muốn hay điều công nghiệp muốn họ làm, họ nên định hướng nghề nghiệp của mình, đặt mục đích, và chọn lĩnh vực học tập tương ứng với mục đích nghề nghiệp của họ. Họ cần chuẩn bị sớm để lấy được học bổng, học nội trú, việc làm mùa hè để có kinh nghiệm cần thiết để cho họ có cơ hội tốt hơn kiếm được việc làm mà họ muốn. Ngày nay tri thức kĩ thuật là KHÔNG đủ. Phần lớn các công ty ưa thích thuê những người tốt nghiệp có kinh nghiệm cũng như kĩ năng mềm. Không may, một số trong những kĩ năng này không được dạy trong trường. Nhiều trường coi kĩ năng mềm là những điều sinh viên phải phát triển theo cách riêng của họ, dựa trên học nội trú hay việc làm mùa hè của họ. Năm ngoái, công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) đã gửi một bức thư khẩn tới nhiều đại học gợi ý rằng kĩ năng mềm, đặc biệt là các kĩ năng làm việc tổ, trao đổi và giải quyết vấn đề nên được dạy trong chương trình như các môn yêu cầu.
Tôi bao giờ cũng khuyên sinh viên định hướng nghề nghiệp của họ sớm và gióng thẳng lĩnh vực học tập của họ với nó. Tất nhiên, bạn phải chọn lựa lĩnh vực học tập làm cho bạn quan tâm; lĩnh vực bạn biết rằng bạn có thể làm tốt, hay thách thức bạn làm tốt. Không có lí do để chọn cái gì đó mà bạn không thích chỉ bởi vì nó có tương lai tốt. Một khi bạn đã làm chọn lựa rồi, bạn cần nhận diện "con đường nghề nghiệp" hay bản lộ trình bằng việc làm nghiên cứu về những việc làm sẵn có, nhận diện cơ hội thị trường, và nói chuyện với những người làm việc trong lĩnh vực đó về kĩ năng nào bạn sẽ cần. Nếu bạn đam mê và biểu lộ mối quan tâm trong nghề nghiệp, những người công nghiệp sẽ bị ấn tượng và giúp bạn đặt chiều hướng nghề nghiệp của bạn. Bạn cần giữ cho tri thức của bạn được cập nhật bằng việc đọc tin tức công nghệ trong khu vực bạn quan tâm để cho bạn có thể nhận diện xu hướng liệu một lĩnh vực đang tăng trưởng hay co lại.
Sinh viên cần nhìn vào khu vực đặc thù trong lĩnh vực học tập. Chẳng hạn công nghệ thông tin là lĩnh vực rất rộng. Bạn có chọn lựa để lấy Khoa học máy tính, Kĩ nghệ phần mềm hay Quản lí hệ thông tin. Cho dù bạn đã chọn một khu vực học tập; có vài chuyên môn bạn có thể xây dựng nghề nghiệp của mình. Bằng việc hỏi lời khuyên từ những người làm việc trong công nghiệp, bạn có thể tập trung nhiều hơn vào khu vực cho bạn ích lợi tối đa. Chẳng hạn, nếu bạn chọn Quản lí hệ thông tin, bạn có muốn chuyên môn hoá trong quản lí mạng, quản lí dịch vụ, hay quản lí cơ sở dữ liệu? Có lời khuyên từ những người trong khu vực đó sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn và đến lúc bạn tốt nghiệp, bạn sẽ không gặp khó khăn tìm được việc làm tốt.
Tất nhiên, sinh viên thường đổi ý của họ. Có vài lí do: Hoặc họ mất hứng thú hoặc họ không học tốt trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên chuyển lĩnh vực học tập trong trường là tốt hơn tiếp tục học cái gì đó họ không thích và cảm thấy khổ rồi tốt nghiệp và không thể tìm được việc làm. Chuyển lĩnh vực học tập là tốn kém cả về thời gian và tiền bạc. Đó là lí do tại sao tôi thường khuyên sinh viên định hướng nghề nghiệp của họ và lựa chọn lĩnh vực học tập bằng việc nghiên cứu kĩ lưỡng để tránh việc chuyển tốn kém giữa đường trong những năm đại học của họ.
Nếu lĩnh vực học tập của bạn không giúp cho nghề nghiệp của bạn vào lúc bạn tốt nghiệp, nếu bạn không thể tìm được việc làm phù hợp thì có chọn lựa khác. Lời khuyên của tôi là học các môn phụ để lấy bằng thứ hai trong lĩnh vực có cơ hội việc làm tốt hơn. Ngày nay nhiều đại học cho phép sinh viên tốt nghiệp trong chương trình "hai bằng". Bạn có thể có bằng trong Kiến trúc và bằng thứ hai trong Quản lí hệ thông tin; chuyên môn hoá trong thiết kế Web hay nghệ thuật đồ hoạ (đồ hoạ trò chơi video hay hiệu ứng phim đặc biệt) mà có thể dùng kĩ năng nghệ thuật của bạn. Ngày nay có số lớn sinh viên trong kinh doanh và ngân hàng chuyển sang công nghệ thông tin bởi vì có ít việc làm trong khu vực kinh doanh nhưng có thiếu hụt công nhân trong lĩnh vực CNTT.
Không có nghề nghiệp hoàn hảo hay không có việc làm hoàn hảo vì mọi thứ sẽ thay đổi qua thời gian. Lĩnh vực học tập của bạn hay bằng cấp của bạn không chỉ đạo được điều bạn sẽ làm cho phần còn lại của đời bạn. Nó chỉ cung cấp nền tảng mà bạn có thể xây dựng để phát triển tri thức và kĩ năng và chuẩn bị cho bạn về nghề nghiệp của bạn. Nó cũng giúp bạn phát triển tính cách riêng của bạn khi bạn trưởng thành người có giáo dục, người chuyên nghiệp, người đạo đức, người có trách nhiệm, và công dân tốt. Đó là mục đích tối thượng của giáo dục.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com