Để có cuộc phỏng vấn việc làm
Có hai yếu tố quan trọng mà người tốt nghiệp đại học tìm việc làm phải chú ý: Bản lí lịch và cuộc phỏng vấn việc làm. Bản lí lịch tốt sẽ dẫn tới cuộc phỏng vấn việc làm và phỏng vấn tốt sẽ cho bạn việc làm. Nếu bản lí lịch của bạn không được viết tốt, bạn sẽ không có được cuộc phỏng vấn việc làm và không có phỏng vấn, bạn sẽ không có được việc làm. Do đó người tốt nghiệp phải biết cách viết bản lí lịch tốt VÀ hiểu cách công ty kiểm điểm các bản lí lịch.
Vì phần lớn các công ty nhận hàng nghìn bản lí lịch mỗi tuần, họ không thể đọc được tất cả chúng để chọn ra ứng viên đủ phẩm chất. Cách thông thường để kiểm điểm mọi bản lí lịch là dùng công nghệ để xác định liệu ứng cử viên có đủ phẩm chất cho việc làm hay không. Công nghệ phổ biến nhất là ứng dụng phần mềm duyệt qua mọi bản lí lịch, nhận diện "sánh đúng từ khoá" với phẩm chất được yêu cầu được liệt kê trong đăng tin việc làm. Chẳng hạn, nếu kĩ năng được yêu cầu là "Lập trình Java" với "hai năm kinh nghiệm" và bản lí lịch của bạn không có hai từ khoá này thì bạn bị loại khỏi danh sách các ứng cử viên đủ phẩm chất. Nếu đăng tuyển việc làm là “người lập trình phần mềm" nhưng bản lí lịch của bạn lại viết "người phát triển phần mềm" thì bạn cũng bị loại vì phần mềm không thể phân biệt được "người lập trình" và "người phát triển”. Nếu đăng tuyển việc làm yêu cầu "bằng cử nhân" và bản lí lịch của bạn liệt kê "bằng thạc sĩ" thì bạn cũng bị loại vì phần mềm không biết bằng thạc sĩ là cao hơn bằng cử nhân.
Điều này ngụ ý là bạn phải có "kĩ năng được liệt kê đích xác như nêu trong mô tả việc làm,” bằng đại học (cử nhân, thạc sĩ hay tiến sĩ) kể cả số năm kinh nghiệm. Đây là lí do tại sao bạn không thể viết chỉ một "bản lí lịch chuẩn", gửi cho nhiều công ty và hi vọng ai đó sẽ gọi bạn tới phỏng vấn. Cách tiếp cận "một cho tất cả" này không bao giờ có tác dụng vì ngày nay không phải là người kiểm điểm bản lí lịch của bạn mà là máy, robot, phần mềm đọc các đơn xin và bản lí lịch.
“Hệ thống kiểm điểm lí lịch” được thiết lập để xếp hạng các ứng cử viên theo tìm kiếm theo từ khoá dựa trên số lần lặp lại của từng từ khoá trong bản lí lích. Cho nên bạn cũng cần nhấn mạnh kĩ năng của bạn trong từng vị trí mà áp dụng được. Chẳng hạn, ai đó với cụm từ "kinh nghiệp phát triển web" xuất hiện trong bản lí lịch của mình bốn lần sẽ ít quan trọng hơn ai đó với cùng từ đó được lặp lại sáu lần. Phần mềm sẽ đếm số "từ khoá sánh đúng" xem như có liên quan nhiều hơn.
Kĩ năng mềm như "kĩ năng tổ chức," "kĩ năng trao đổi," "làm việc tổ" không nên chỉ là một phần của các từ khoá của bạn mà chúng nên là một phần của một ví dụ, và đây là một trong các lí do then chốt để được vào qui trình phỏng vấn. Thay vì nói bạn có kĩ năng trình bày tốt; bạn cũng phải cho ví dụ như “Là người lãnh đạo tổ dự án capstone yêu cầu tôi phải trình bày vấn đề hàng tuần với khách hàng."
Bằng việc hiểu cách các công ty kiểm điểm bản lí lịch bạn phải đọc các yêu cầu việc làm một cách cẩn thận rồi viết từng bản lí lích với "sánh đúng từ khoá" mà khớp với yêu cầu việc làm, và cung cấp các ví dụ chi tiết về tại sao bạn là ứng cử viên lí tưởng cho việc làm đó. Chỉ bằng việc làm điều đó bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để có được phỏng vấn việc làm và có khả năng có được việc làm tốt.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com