Được thông tin

Được thông tin

Sau trung học, học sinh có chọn lựa liệu vào đại học hay không. Đây là quyết định khó khăn vì có ưu nhược điểm khi vào đại học. Nhiều người nói rằng vì có nhiều người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp, người vẫn phụ thuộc vào hỗ trợ của gia đình, việc vào đại học là phí thời gian và tiền bạc. Bằng việc đi làm sau trung học là tốt hơn vì họ có thể kiếm ra tiền và giúp cho gia đình. Tôi không đồng ý với cách nhìn đó vì đại học KHÔNG phải dành cho mọi người nhưng tôi nghĩ một số học sinh chắc có cơ hội tốt hơn và nghề nghiệp thành công hơn bằng việc vào đại học. Khi thế giới bây giờ là “phẳng”, công nghệ làm thay đổi nhiều thứ, và xã hội đã tiếp tục tiến hoá và tích hợp, giáo dục đại học đã trở thành cần thiết và là cách tốt nhất để phát triển nghề nghiệp chuyên môn.

Từ khía cạnh tài chính, về trung bình, một người chỉ với bằng tú tài trung học sẽ làm 42% KÉM hơn người có bằng cử nhân. Bằng thạc sĩ trung bình sẽ làm 18% NHIỀU hơn bằng cử nhân. Dựa trên các con số này, giáo dục đại học là yếu tố then chốt trong việc giúp cho mọi người có cuộc sống tốt hơn và đóng góp cho sự thịnh vượng của nền kinh tế. Từ khía cạnh công nghiệp, 85% việc làm hiện thời và tương lai yêu cầu giáo dục đại học, đặc biệt trong khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM). Dựa trên nhu cầu này, giáo dục đại học trong khu vực STEM là yếu tố mấu chốt để giúp cho mọi người phát triển nghề nghiệp tốt và hỗ trợ cho gia đình họ.

Mặc dầu vào đại học là quan trọng nhưng KHÔNG phải mọi đại học là như nhau, và không phải mọi sinh viên sẽ thành công như được mong đợi. Vấn đề chính là nhiều sinh viên KHÔNG sẵn sàng cho đại học vì họ ghi danh vào đại học mà không có hướng dẫn và phương hướng nào. Lí do chính cho người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp là họ chỉ theo đuổi bằng cấp thay vì phát triển kĩ năng được thị trường việc làm cần. Để ngăn cản vấn đề này, từng đại học phải cung cấp hướng dẫn nghề nghiệp cho sinh viên có triển vọng; và bao gồm cả danh sách các lĩnh vực học tập được dạy trong trường đó cũng như số những người tốt nghiệp đang làm việc trong lĩnh vực mà họ học tập. Nhiều trường không thích cung cấp những thông tin này và phần lớn những người quản trị đại học không thoải mái với sự kiện là họ có số lớn người tốt nghiệp bị thất nghiệp. Ở các nước đã phát triển như Mĩ, Đức và Anh có hệ thống phân loại đại học nơi các công ti độc lập sẽ thu thập những thông tin này và xếp hạng đại học dựa trên đào tạo hàn lâm, nghiên cứu, lĩnh vực học tập được cung cấp, và cách đo quan trọng nhất là số sinh viên có được việc làm liên quan tới lĩnh vực học tập của họ. Thông tin xếp hạnh là chìa khoá để gợi ý cho sinh viên hướng tới làm chọn lựa tốt hơn và đó là lí do tại sao việc các đại học được xếp hạng cao bao giờ cũng có con số người ghi danh cao hơn nhiều so với các trường khác.

Tôi nghĩ việc cung cấp thông tin là cách tiếp cận tốt nhất để cải tiến hệ thống giáo dục nơi các trường có số lớn người tốt nghiệp có việc làm sẽ vươn lên hàng đầu của hệ thống xếp hạng. Bằng việc cho mọi người nhiều thông tin hơn, điều đó sẽ làm thay đổi cách một số trường đang vận hành. Nhiều trường, đặc biệt các trường vì lợi nhuận, đang vận hành theo lợi ích ngắn hạn của riêng họ so với mục đích giáo dục dài hạn. Một số trường chỉ hội tụ vào tuyển nhiều sinh viên và làm ra nhiều tiền cho người chủ của họ mà bỏ qua sinh viên và tương lai của họ. Hiện thời tình huống xấu nhất đang xảy ra ở Trung Quốc và Ấn Độ nơi hàng nghìn trường tư được phép mở mà không có phương hướng rõ ràng nào và không có giám sát từ chính phủ. Điều này đã dẫn tới mười bẩy triệu người tốt nghiệp bị thất nghiệp ở Trung Quốc và trên hai mươi triệu người tốt nghiệp đại học không có kĩ năng ở Ấn Độ. Khi tôi ở Ấn Độ, một người quản lí nói với tôi: “Tình huống là tệ tới mức bằng đại học bây giờ vô giá trị. Trước khi thuê người lập trình, chúng tôi phải để tất cả họ tham gia bài kiểm tra lập trình và 85% số họ trượt cho dù tất cả họ đều có bằng cử nhân trong khoa học máy tính. Tất cả họ đều trả nhiều tiền cho các đại học tư này nhưng không học được gì. Giáo dục đại học đang trở thành việc “nhồi nhét lớn ở Ấn Độ.”

Trước khi cải tiến có thể xảy ra, tôi nghĩ điều thực sự quan trọng là có hướng dẫn đúng cho sinh viên và gia đình họ. Vấn đề chính là thiếu thông tin và phần lớn mọi người không biết về nó. Tất nhiên họ đọc báo chí về thất nghiệp cao trong những người tốt nghiệp đại học nhưng họ có biết về nguyên nhân không. Khi tôi ở Ấn Độ, tôi hỏi các sinh viên trong lớp tôi về tình huống này và sự kiện đáng ngạc nhiên là nhiều người trong họ đổ lỗi cho suy thoái toàn cầu thay vì vào giáo dục kém mà một số người nhận được từ các đại học “vì lợi nhuận.”. Khi tôi ở Trung Quốc, tôi nói cho sinh viên về thiếu hụt lớn những người có kĩ năng CNTT trên khắp thế giới, phần lớn sinh viên đều ngạc nhiên và bảo tôi rằng họ đã không biết về điều đó. Tôi thấy khó hiểu rằng trong thế giới được kết nối này, nhiều sinh viên đại học vẫn không biết về điều đang xảy ra trên thế giới quanh họ, đặc biệt cái gì đó là quan trọng cho tương lai của họ. Khi tôi nhắc điều đó cho một giáo sư, ông ấy nói: “Nếu thầy hỏi họ về các ngôi sao điện ảnh và sao nhạc rock, họ có thể nói cho thầy thậm chí còn nhiều hơn thầy biết. Nếu thầy hỏi họ về các trò chơi video hay phim mới nhất, họ biết nhiều hơn nhưng ít người dám nói về tin tức công nghệ hay kinh tế. Nếu thầy nhìn vào mọi báo chí, nó đầy những quảng cáo nhưng không có mấy thông tin về hướng dẫn nghề nghiệp. Tuyệt đối không có gì để giúp họ.”

Cái gì sẽ giúp cho sinh viên làm chọn lựa trường tốt? Cái gì sẽ giúp cho sinh viên chọn lĩnh vực học tập đúng? Có thông tin đúng là cách tốt nhất cho họ và gia đình họ để quyết định vào trường nào và lĩnh vực học tập nào. Điều đó nghĩa là thông tin phải rõ ràng, đơn giản, và sẵn có vào khoảnh khắc đúng. Đó là lí do tại sao tôi viết blog này vì tôi nghĩ mọi sinh viên sẽ cần thông tin này để làm quyết định với đủ thông tin về nghề nghiệp của họ và lập kế hoạch cho tương lai của họ.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên về giảng dạy dành cho giáo viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com