Xu hướng công nghệ

Năm 2012 bắt đầu với nhiều tin tốt lành cho sinh viên công nghệ. Số sinh viên ghi danh vào Khoa học máy tính, Kĩ nghệ phần mềm, và Quản lí hệ thông tin ở Mĩ đã tăng lên 23% khi so sánh với năm ngoái. Nhiều sinh viên từ Kinh doanh, Tài chính và Ngân hàng đang chuyển sang Quản lí hệ thông tin do thất nghiệp cao trong các khu vực kinh doanh này. Các đại học Mĩ báo cáo rằng phần lớn các lớp công nghệ đều kín hết năng lực. Tin tốt nhất là lần đầu tiên trong lịch sử, lương trung bình hàng năm cho công nhân công nghệ đã vượt quá đích $100,000 USD.

Theo báo cáo công nghiệp, lương cho công nhân công nghệ ở thung lũng Silicon lên trên $100,000 với trung bình $105,000, nhiều hơn trung bình của Mĩ là $87,000 cho công nhân công nghệ. Báo cáo này kết luận: “Nếu bạn là người tốt nghiệp công nghệ, chỗ cần ở là thung lũng Silicon. Thiếu hụt công nhân mấu chốt đã đẩy lương lên nhanh hơn bất kì chỗ nào khác.” Điểm thưởng lớn khác cho công nhân công nghệ là “quay về thịnh vượng” với các công ti như LinkedIn, Zynga và Facebook lên sàn chứng khoán (IPO). Trong một thời gian ngắn, trên mười nghìn công nhân trở thành triệu phú và người chủ của họ trở thành tỉ phú. Một công nhân nói với báo chí: “Tôi đã tốt nghiệp hai năm trước và đã làm việc cho Facebook, tôi đã làm trên $90,000 một năm nhưng với tuỳ chọn chứng khoán, bây giờ tôi có năm triệu đô la. Hình dung một triệu phú 23 tuổi, đó là giấc mơ ngông cuồng nhất.” Anh ta không phải là một mình, cùng với nhiều nghìn công nhân Facebook đột nhiên trở thành đa triệu phú, điều hoàn toàn đáng để ý mà nghề nghiệp trong công nghệ có thể đem lại.

Thành công của họ đã làm loé lên việc tạo ra nhiều người khởi đầu mới, đến lượt họ đã khích lệ cuộc chiến thuê người với kĩ sư phần mềm trong toàn California. Để giữ nhân viên, phần lớn các công ti công nghệ lập tức tăng lương cho mọi công nhân để duy trình tính cạnh tranh hay cho họ điểm thưởng trị giá năm tới mười nghìn đô là chỉ để ở lại. Mặc dầu vậy, tăng trưởng việc làm công nghệ trong các thành phố khác như Boston, Seattle, và Austin, New York vẫn còn tương đối trầm lắng nhưng theo báo cáo này, điều đó sẽ không kéo dài lâu. Khi nhiều công nhân công nghệ sẵn sàng chuyển đi vì việc làm tốt hơn, được trả lương tốt hơn, các công ti công nghệ trong các thành phố này phải ra quyết định sớm.

Tuy nhiên, với nhiều người tốt nghiệp công nghệ nhận được vài đề nghị việc làm, yếu tố này vẫn là khả năng để tìm ra người đúng với kĩ năng đúng. Theo báo cáo này, mặc cho việc bùng nổ thuê người vẫn có nhiều người không thể tìm được việc làm. Nhiều người trong số họ có bằng cấp trong công nghệ nhưng thấy rằng kĩ năng của họ bị lạc hậu. Những người này đã làm việc trong hơn một thập niên trong công nghệ nhưng chưa bao giờ cập nhật kĩ năng của họ. Phần lớn đã không có việc làm trong vài tháng. Một kĩ sư nói với phương tiện ti vi: “Thị trường việc làm hôm nay không như nó trong các năm trước. Những công ti mới muốn có người với kĩ năng mới nhất. Tôi có nhiều kinh nghiệm nhưng không phải là điều họ tìm kiếm. Vấn đề là nhiều người trong chúng ta đang làm việc cho ngành công nghiệp điện tử và các nhà chế tạo công nghệ, trong khi hầu hết các công ti mới đang thuê người đều dựa trên Internet. Các công ti dựa trên Web như Facebook, Twitter, và Google đang tìm các tài năng trẻ hơn để thuê, nhưng công nhân già hơn như chúng tôi lại không có kĩ năng họ muốn.”

Ngành công nghiệp bán dẫn, thường là chi phối kinh tế thung lũng Silicon đã mất vài nghìn việc làm vì nhiều cơ xưởng đã chuyển sang các nước chi phí thấp. Ngay cả Cisco Systems, nhà chế tạo trang bị mạng máy tính, một trong những nhà sử dụng nhân công lớn nhất thung lũng Silicon cũng đã sa thải hàng nghìn công nhân. Nhiều người trong số họ có khó khăn trong tìm việc làm mới. Một người quản lí cao cấp nói: “Nhịp độ thay đổi đến chóng mặt vì chúng tôi bắt đầu đi vào thế giới mới của mâu thuẫn. Có nhiều cơ hội thế, nhiều việc làm mở ra. Mọi công ti đều liều lĩnh thuê người nhưng đồng thời, có nhiều người với kinh nghiệm mà không thể tìm được việc. Thay đổi công nghệ nhanh thế, bạn phải thường xuyên giữ cùng nhịp với chúng, bao giờ cũng học những điều mới để sống còn.”

Một giám đốc tại Google nói: “Chúng tôi đang tìm người “đam mê” và “thực sự có ham muốn làm thay đổi thế giới.”. Chúng tôi đang tìm người có kĩ năng và công nghệ mới nhất, không phải là ai đó chỉ cần một việc làm bởi vì họ biết cái gì đó về viết mã hay kiểm thử.”

Một người quản lí khác tại Facebook nói: “Chúng tôi muốn mọi người mới thuê là nhà doanh nghiệp với kĩ năng mới nhất. Đó là lí do tại sao chúng tôi chỉ lựa các ứng cử viên từ các đại học có chương trình đào tạo mới nhất. Chúng tôi chỉ phỏng vấn sinh viên đại học những người có ý tưởng mới và muốn bắt đầu công ti khi họ vẫn còn ở trường. Chúng tôi thuê sinh viên phát triển app iPhone app vào ngày cuối tuần. Những sinh viên có động cơ này là điều chúng tôi cần để dẫn lái Facebook tới tương lai.”

Được thuê là khó đối với công nhân người đã bị sa thải sau nhiều năm làm việc tại một công ti. Tư duy mới là “Những người ở quá lâu trong một việc làm, chỉ làm một thứ trong nhiều năm về căn bản là lười biếng và không có thái độ “học liên tục”. Họ không có đam mê về việc của họ nhưng chỉ muốn việc làm thay vì cái gì đó họ tự thách thức mình.”

Báo cáo này kết luận: “Đây là tin tốt lành cho những người tốt nghiệp gần đây, tin tốt lành cho người trẻ hơn, và những người nâng cấp kĩ năng của họ nhưng tin xấu cho những người dựa vào kinh nghiệm làm việc mà không cập nhật kĩ năng của họ.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng công nghệ
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University
  • Wiki hóa: https://kipkis.com