Xem xét trường sau đại học

Tuần trước, một học sinh gửi cho tôi một email: “Em sẽ sớm tốt nghiệp và xem xét vào trường sau đại học nhưng em vẫn không chắc về học cái gì hay liệu vào trường sau đại học có là quyết định đúng hay không. Em cũng không chắc liệu em có nên vào trường địa phương hay đi học nước ngoài để có bằng cấp cao. Xin thầy lời khuyên."

Đáp: Có vài lí do để theo đuổi bằng cấp sau đại học. Với những người muốn làm việc trong hàn lâm, bằng thạc sĩ hay tiến sĩ được yêu cầu để dạy ở mức đại học. Nếu đây là điều bạn muốn thì bạn nên vào trường sau đại học. Với những người sau khi làm việc một thời gian và phát triển hiểu biết rõ về cách công ty vận hành, cách một khu vực nào đó có thể được cải tiến, và muốn chuyên môn hoá trong khu vực nào đó rồi quay về trường để thu được đào tạo tốt hơn và bằng cấp cao trong khu vực đặc biệt, đó là chọn lựa tốt. Với những người thích thay đổi nghề nghiệp, trường sau đại học cũng là chọn lựa tốt. Tôi đã thấy nhiều người sau khi làm việc một thời gian, trở về trường học kĩ năng mới để áp dụng cho các nghề khác nhau. Năm ngoái, nhiều người đã có bằng cấp trong kinh doanh, tài chính, ngân hàng đã trở lại trường sau đại học để học về máy tính và phần mềm bởi vì họ có thể kiếm được cơ hội việc làm tốt hơn trong những khu vực này. Tuy nhiên, có những người tốt nghiệp gặp thời khó khăn tìm việc (có thể nền kinh tế vẫn còn xấu) cho nên họ quyết định vào trường sau đại học và hi vọng cơ hội tốt hơn cho việc làm.

Quyết định khi nào đi kiếm bằng sau đại học hay đi đâu là quyết định lớn phải đưa ra. Đầu tiên, bạn phải chắc chắn rằng trường sau đại học là quyết định đúng đắn cho bạn. Nếu bạn dành hai năm cho bằng thạc sĩ trong một lĩnh vực và kiếm việc làm trong một công ti, sau vài tháng, bạn thấy rằng đây KHÔNG phải là nghề tốt, và bạn KHÔNG hài lòng với lĩnh vực này thì bạn làm phí hoài hai năm cuộc đời bạn, cũng như hỗ trợ tài chính từ gia đình bạn. Hi vọng yếu ớt về cái gì đó tốt hơn nhưng cũng là đầu tư mạo hiểm, một chương trình tốn kém mà bạn đặt thời gian của mình vào trường cho giấc mơ mà bạn thậm chí không biết là nó có tốt hơn hay không.

Một khi bạn chắc chắn về quyết định của bạn và đã quyết định tham dự trường sau đại học, thách thức tiếp là xin vào. Vào lúc này, bạn phải chắc biết về chương trình bạn đang xin vào. ĐỪNG xin vào một khu vực bạn KHÔNG biết mấy về nó. Cho dù nó có thể có vẻ rất tốt trên giấy tờ. Đọc về nó, nghiên cứu về nó, lên internet và học tập thêm về nó, và nói chuyện với ai đó người đang làm việc trong lĩnh vực đó để biết nhiều hơn về nó. Phải chắc rằng chương trình mà bạn xin vào là điều bạn đam mê về nó và bạn có tri thức và kĩ năng để theo đuổi nó. Có ba nhân tố quan trọng xác định việc chấp nhận của bạn vào trường sau đại học: Điểm trong trường của bạn (GPA - Grade Point Average điểm trung bình), điểm thi vào bậc sau đại học (GRE - Graduate Record Examination) và thư giới thiệu (Phần lớn ba bức thư từ ai đó biết rõ bạn). Một số trường cũng yêu cầu bài viết giải thích tại sao bạn muốn tham dự chương trình sau đại học trong trường họ. Sinh viên có cam kết mạnh với lĩnh vực nghiên cứu, và chứng tỏ nhiệt tình với những thách thức hàn lâm của chương trình sau đại học bao giờ cũng nổi bật lên trong nhiều đương đơn khác.

Có những lí do khác cho việc học tập ở trường địa phương hay học tập ở hải ngoại. Đó là chọn lựa cá nhân và khả năng đảm đương về tài chính. Tuy nhiên, nếu bạn xin đi học nước ngoài, bạn đừng bao giờ xin học chỉ một trường với hi vọng được vào đó. Cạnh tranh là rất gắt gao cho nên lời khuyên của tôi là xin vào ít nhất năm trường hay nhiều hơn. Bạn được yêu cầu chứng tỏ kĩ năng ngoại ngữ bằng việc qua kì thi ngôn ngữ (chẳng hạn TOEFL cho tiếng Anh).

Có vấn đề khác mà bạn nên rất cẩn thận: Mọi nước đều có "trường rởm" hay trường bán bằng giả hay “KHÔNG được công nhận” và bạn nên tránh chúng. Nếu bạn tốt nghiệp từ trường "không được công nhận", bằng của bạn là vô giá trị và bạn KHÔNG thể kiếm được việc làm trong bất kì công ty nào, ở bất kì đâu. Phần lớn các công ty đều kiểm tra bằng cấp của bạn và trường bạn học, cho dù sau đó họ thuê bạn cho nên bạn phải tránh những trường đó. ĐỪNG để bất kì ai thuyết phục bạn. Có nhiều người bán hàng làm việc theo tiền hoa hồng cho từng đương đơn (họ nhận được một phần trăm nào đó theo số phí của bạn để đưa bạn vào "trường rởm") và họ làm rất tốt. Tôi đã nhận được nhiều email từ các sinh viên hỏi tôi về một số trường KHÔNG được công nhận nhưng đang sắp sửa đón nhận họ. Xin ĐỪNG tin vào loại thông tin đó. Điều họ muốn là tiền của bạn và có rất ít cơ hội những trường đó là hợp pháp. Cứ vài tháng, chính phủ phải đóng nhiều "trường rởm" như thế và có nhiều sinh viên bỗng nhiên không có chỗ đi học. Xin cẩn thận về loại “mưu đồ bất lương” này.

Tuỳ theo phẩm chất của bạn (các điểm GPA, GRE, thư giới thiệu tốt và điểm TOEFL) bạn có thể lựa trường hợp với bạn nhất. Nếu GPA, GRE hay TOEFL là trung bình, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để được chấp nhận vào trường trung bình hay trường của bang hơn là các trường hàng đầu. Bạn nên dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu và kiểm điểm trường bạn đang lên kế hoạch xin vào vì tương lai của bạn phụ thuộc vào nó.

Nếu bạn muốn vào trường ở Mĩ có vài nguồn bạn nên kiểm để tìm trường phù hợp nhất với bạn. Sau đây là một số websites mà bạn có thể bắt đầu:

http://www.usnews.com/sections/rankings

http://grad-schools.usnews.rankingsandreviews.com/best-graduate-schools/top-engineering-schools/electrical-engineering

http://grad-schools.usnews.rankingsandreviews.com/best-graduate-schools

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem