Viện Công nghệ Ấn Độ

Mọi học kì, tôi mời các nhà chuyên môn công nghiệp tới và cho bài giảng cho sinh viên của tôi để cho họ biết cái gì đang xảy ra trong công nghiệp. Hôm qua Ts. Chakra Vishnu, một giáo sư từ Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) là diễn giả mời trong lớp của tôi. Sau đây là điều ông ấy chia sẻ với sinh viên của tôi:

“Đến năm 2020 Mĩ sẽ cần thêm 1.4 triệu việc làm công nghệ thông tin (CNTT) mới, nhưng chỉ có thể rót vào một phần ba số đó cho nên họ sẽ phải thuê nhiều công nhân CNTT có kĩ năng từ các nước khác để đáp ứng cho nhu cầu này và có lẽ phần lớn số này sẽ tới từ Ấn Độ. Tôi chắc là các bạn có thể hỏi tại sao Ấn Độ? Cho nên để tôi chia sẻ với các bạn về hệ thống giáo dục trong một trong những đại học hàng đầu của Ấn Độ và tại sao sinh viên của họ đang được tuyển mộ trên khắp thế giới.”

“Ấn Độ có trên 1.3 tỉ người và dân số vẫn đang tăng lên cho nên cuộc sống là vất vả và cạnh tranh là dữ dội trong gần như mọi thứ. Từ tuổi trẻ, trẻ em Ấn Độ đã được dạy rằng cách duy nhất để thoát khỏi nghèo nàn là giáo dục cho nên cạnh tranh để có được giáo dục tốt là dữ dội. Có vài trường tiểu học hàng đầu trong các trường tiểu học, vài trường trung học hàng đầu trong các trường trung học, và tất nhiên, có vài trường đại học hàng đầu. Tất cả các trường hàng đầu này đều có những chủ đề chung: Họ tất cả đều hội tụ vào khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM) cho nên người tốt nghiệp của họ rất giỏi trong các khu vực này, khi so sánh với học sinh của các trường khác. Bạn có thể hình dung sức ép và cạnh tranh để vào được các trường này. Không thể nào vào được các trường trung học hàng đầu nếu bạn không xuất thân từ các trường tiểu học hàng đầu, và rất khó vào các đại học hàng đầu nếu bạn không tốt nghiệp từ các trường trung học hàng đầu. Trong số các đại học hàng đầu của Ấn Độ có Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT), một hệ thống gồm 16 đại học độc lập ở các thành phố khác nhau ở Ấn Độ.”

“Mơ ước của mọi học sinh trung học là được nhận vào Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) vì người tốt nghiệp từ viện này được tuyển mộ nhiều từ các công ty trên khắp thế giới. Mỗi năm quãng một triệu sinh viên Ấn Độ lấy kì thi vào IIT nhưng chỉ 10,000 được nhận. Ngay cả họ vào rồi, cạnh tranh vẫn dữ dội giữa các sinh viên để qua các kì thi, câu hỏi và được điểm tốt. Phần lớn các sinh viên dành trung bình 14 giờ học tập một ngày, bẩy ngày một tuần trong toàn bộ năm học vì có các bài kiểm tra hàng tuần và nhiều thách thức mà sinh viên phải vượt qua để là người giỏi nhất của Ấn Độ. Với một đất nước có 1.3 tỉ người, người giỏi nhất thực sự là rất giỏi.”

“IIT được xếp hạng là hệ thống đại học tốt nhất với các chương trình đào tạo tốt nhất. Bên cạnh đào tạo kĩ thuật, sinh viên phải đọc nhiều tin tức và bài báo công nghệ để tham gia vào trong tranh luận để mở rộng tri thức của họ cho nên họ bao giờ cũng được thông tin về điều đang xảy ra trên khắp thế giới. Trong thời gian cuối tuần, có các tranh luận theo tổ trên khắp các trường về các chủ đề khác nhau dưới sự giám sát của các giáo sư. Các tổ thắng thu được nhiều chú ý hơn cho nên sinh viên học các kĩ năng mềm như kĩ năng trình bày, kĩ năng trao đổi, kĩ năng nói chỗ công cộng và kĩ năng lãnh đạo v.v. Là một giáo sư, tôi cho các tổ này các chủ đề và họ phải nghiên cứu để học rồi trình bày cho toàn trường trong các cuộc tranh luận. Vì có nhiều tổ cạnh tranh, sinh viên phải học kĩ về chủ đề nếu không họ sẽ thua các tổ khác vì cạnh tranh cũng là dữ dội. Phần lớn các chủ đề là về công nghệ mới, xu hướng mới và bằng việc tham gia vào trong tranh luận, sinh viên học nhiều về cách hiểu của họ và điều đó khuyến khích thái độ học liên tục. Chẳng hạn, chủ đề có thể là: “Phân tích dữ liệu lớn và trinh sát doanh nghiệp truyền thống” nơi họ phải thảo luận về khác biệt giữa hai điều này cũng như ưu điểm và nhược điểm của từng điều này; “Toàn cầu hoá và xã hội tri thức”, nơi họ học rút ra các kết luận về các xu hướng hiện thời; “Di động và phát kiến tiếp” v.v. Tranh luận là cách khác để khuyến khích việc học cả đời từ năm đầu cho nên sinh viên được điều chỉnh tốt với các xu hướng trong công nghiệp. Đó là lí do tại sao sinh viên của chúng tôi phát triển cả tri thức chiều rộng và chiều sâu về nhiều chủ đề. Đó là lí do tại sao họ được các công ty công nghệ hàng đầu tìm kiếm và phần lớn người tốt nghiệp của chúng tôi hiện đang làm việc ở các vị trí hàng đầu trong những công ty này.”

“Trong nhiều năm, IIT bị phê bình là chỗ hỗ trợ cho hiện tượng “chảy não.” Vì nhiều người tốt nghiệp IIT liên tục theo đuổi bằng cấp cao hơn ở Mĩ hay châu Âu rồi sau khi tốt nghiệp, phần lớn ở lại và làm việc trong các nước đó, cho nên chúng tôi mất nhiều người tài giỏi nhất. Khi danh tiếng của IIT lan rộng do các chương trình đào tạo xuất sắc, Ấn Độ đã trải qua việc di dân qui mô lớn của những người tốt nghiệp IIT sang Mĩ, đặc biệt là tới thung lũng Silicon nơi một phần ba các công ty công nghệ cao bây giờ được làm chủ và quản lí bởi người Ấn Độ. Tất nhiên, chính phủ Ấn Độ phàn nàn rằng Mĩ được lợi từ giáo dục tốt nhất được trả bằng tiền thuế của người đóng thuế Ấn Độ. Mĩ biện minh rằng tiền được gửi về nhà của người Ấn Độ hải ngoại đã là nguồn chính đóng góp cho sự thịnh vượng kinh tế của Ấn Độ. Bất kể tới vấn đề chính trị, có một xu hướng mới rằng nhiều người tốt nghiệp IIT người thành công ở Mĩ đã trở về Ấn Độ và phát triển công nghiệp công nghệ thành công ở Bangalore và Hyderabad và nó bắt đầu lan rộng sang các thành phố khác. Tình huống này đã xảy ra trong những năm 1990 khi chính phủ Ấn Độ đã thay đổi một số luật để mở cho kinh tế Ấn Độ bằng việc khuyến khích nhiều công ty tư vận hành từ các thị trường đóng trước đây. Những sáng kiến này khuyến khích sinh viên IIT đi vào làm doanh nghiệp bằng việc tạo ra công ty riêng của họ và khuyến khích nhiều người nước ngoài đầu tư vào những công ty này. Việc làm khoán ngoài các việc kĩ thuật từ Mĩ và Tây Âu cũng đã tạo ra các cơ hội cho người tốt nghiệp IIT ở Ấn Độ đi vào kinh doanh này và với lực lượng lao động có kĩ năng đã sẵn có, “phép màu kinh tế” xảy ra và liên tục tới ngày nay, việc làm khoán ngoài CNTT đem về nhà quãng $100 tỉ đô là một năm và hỗ trợ cho năm triệu người có việc làm được trả lương cao cho nền kinh tế của Ấn Độ.”

“Với việc bổ nhiệm Satya Nadella làm giám đốc điều hành của Microsoft, nhiều người bây giờ nhận ra rằng nhiều công ty lớn đang được quản lí bởi những người quản lí gốc Ấn Độ. Danh sách này bao gồm những công ty khổng lồ như Pepsi Cola, Deutsche Bank, MasterCard, Adobe Systems, Diageo, Food giant Reckitt Benckiser và Global Foundries. Nếu bạn nhìn kĩ hơn vào trong những người quản lí hàng đầu Ấn Độ thành công này, bạn sẽ thấy rằng phần lớn trong họ vẫn trong độ tuổi 40 trẻ hơn nhiều khi so sánh với những người quản lí Mĩ hàng đầu đang ở độ tuổi cuối 50. Hầu hết tất cả họ đều tốt nghiệp từ các đại học hàng đầu của Mĩ và Anh bên cạnh các trường Ấn Độ của họ. Gần như tất cả họ đều bắt đầu là người kĩ thuật rồi leo lên các vị trí quản lí. Phần lớn trong họ trưởng thành với công nghệ và chính tri thức chuyên gia về công nghệ cho họ chiếc thang để đi lên. Về căn bản, họ tất cả đều có được vị trí đúng vào thời điểm đúng vì đây là thời đại Thông tin nơi tri thức và kĩ năng kĩ thuật là yếu tố then chốt cho thành công. Như Steve Jobs đã nói “kết nối mọi chấm để thấy tương lai” nếu bạn nhìn kĩ vào trong những người quản lí hàng đầu này, cũng như điều bạn thấy ngày nay và nơi bạn muốn đi, thì bạn sẽ thấy rằng chính tri thức và kĩ năng của bạn đưa bạn đi xa trong nghề nghiệp hơn những người khác.”

“Tôi tin lí do những người này có được vị trí hàng đầu vì tri thức và kĩ năng của họ vì họ liên tục học suốt cuộc đời của họ. Họ phạm sai lầm nhưng học từ nó và tại IIT, chúng ta dạy sinh viên kiên nhẫn và học từ sai lầm. Bạn có thể thấy rằng những quan chức điều hành Ấn Độ hàng đầu đã vươn lên qua xếp hạng tại công ty của họ; họ liên tục học qua thời gian. Chẳng hạn, Nooyi gia nhập Pepsi năm 1994, Jain nhận việc đầu tiên tại Deutsche Bank năm 1995, Menezes đã ở cùng Diageo từ 1997, Narayen được thuê bởi Adobe năm 1998, và Nadella dành 22-năm với Microsoft. Tất cả họ đều đi lên qua nỗ lực riêng của họ. Không có gì đặc biệt về họ bên cạnh tri thức và kĩ năng của họ mà tất cả họ đều nhận được từ viện giáo dục tốt nhất như IIT. Tất nhiên, họ không chỉ học kĩ năng kĩ thuật mà họ cũng kế thừa từ văn hoá phong phú của chúng tôi, điều dạy cho họ khiêm tốn, bền bỉ, kiên nhẫn, và làm việc chăm chỉ. Tôi nghĩ trong thời đại thông tin này, sẽ có nhiều người từ châu Á sẽ sớm nổi lên để lãnh đạo xã hội tri thức và tôi sẽ không ngạc nhiên nếu nhiều người sẽ tới từ Ấn Độ.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem