Việc nóng, việc lạnh

Việc nóng, việc lạnh

Tôi đã nhận được nhiều email về cách kiếm việc trong thời buổi khó khăn này, đặc biệt từ các sinh viên mới tốt nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu khó tìm việc. Một số người hỏi tôi về cách kiếm việc trong khu vực "NÓNG" như kĩ nghệ phần mềm, Công nghệ thông tin, Chăm sóc sức khoẻ và một số thậm chí còn hỏi cách kiếm việc với các công ty toàn cầu.

Là một giáo sư, tôi bao giờ cũng hỏi sinh viên năm thứ nhất khi họ vào đại học "Các bạn định làm gì với lĩnh vực nghiên cứu của mình?" Sự kiện là nhiều người trong số họ KHÔNG biết. Một số bảo tôi rằng họ đã lựa lĩnh vực này bởi vì họ học giỏi về lĩnh vực đó ở trường trung học. Số khác bảo tôi rằng họ chọn nó bởi vì bạn bè họ đã chọn nó hay đôi khi cha mẹ họ muốn họ nghiên cứu về nó. Chỉ vài sinh viên mới biết đích xác điều họ muốn làm với lĩnh vực nghiên cứu của họ. Việc lựa chọn một "lĩnh vực nghiên cứu" thích hợp sẽ giúp cho bạn chuẩn bị nghề nghiệp trong một khu vực đặc biệt và làm cực đại việc đầu tư giáo dục của bạn. Tất nhiên bạn KHÔNG nên lựa lĩnh vực nghiên cứu mà bạn KHÔNG thích hay lựa một lĩnh vực bởi vì ai đó muốn bạn nghiên cứu nó hay bởi vì bạn bè bạn lựa chọn chúng. Bạn phải quyết định dựa trên MỐI QUAN TÂM RIÊNG của bạn sau khi đánh giá cẩn thận ưu điểm và nhược điểm của lĩnh vực đó. Tuy nhiên, bạn cũng nên xem xét tới "Nhân tố thực hành" vì nó có tác động có ý nghĩa lên bạn và tương lai của bạn.

Có thể là bạn có thể đổi ý sau vài tháng ở đại học như nhiều sinh viên vẫn làm. Tuy nhiên bạn không nên đổi ý thường xuyên vì "thời gian và chi phí" là gay cấn trong đầu tư của bạn bởi vì giáo dục là đầu tư nghiêm chỉnh nhất mà bạn làm trong đời mình. Không khó đổi lĩnh vực nghiên cứu trong năm thứ nhất hay năm thứ hai nhưng đến lúc bạn lên năm thứ ba, điều đó có thể quá chậm rồi. Tuy nhiên, có thể lấy các môn học phụ để có nhiều tri thức hơn cho việc theo đuổi lĩnh vực nghiên cứu mới. Một sinh viên tốt nghiệp về lịch sử có thể làm việc cho chính phủ, báo chí với đào tạo tối thiểu, nhưng sẽ cần đào tạo thêm để làm việc trong các lĩnh vực kinh doanh, khoa học hay phần mềm. Trước khi bạn nghĩ về điều mình sẽ làm với lĩnh vực nghiên cứu của mình, bạn cần biết bạn có thể làm gì với lĩnh vực nghiên cứu của mình.

Với các sinh viên ở lĩnh vực Kinh doanh, cách tốt nhất để kiếm việc trong công nghiệp phần mềm là lấy các lớp học thêm về Quản lí hệ thông tin bởi vì lĩnh vực này là cây cầu giữa kĩ nghệ phần mềm và kinh doanh. Lĩnh vực này không hội tụ quá nhiều vào khía cạnh kĩ thuật như kĩ nghệ phần mềm mà nó cho đủ đào tạo về cách quản lí công nghệ thông tin trong môi trường kinh doanh. Người tốt nghiệp trong lĩnh vực này sẽ làm việc như người quản lí hệ thông tin và đây là một trong những việc làm NÓNG hàng đầu với nhu cầu cao ngày nay.

Với sinh viên về khu vực Sinh học hay Khoa học Sự sống, cách tốt nhất để có việc tốt là hội tụ vào các khu vực điều dưỡng, công nghệ y học, và quản trị y tế. Bằng dưới đại học của bạn có thể chuẩn bị cho bạn một nghề trong công nghiệp chăm sóc sức khoẻ đang phát triển nhanh chóng, nó cũng cho bạn đủ tư cách để làm việc như người trợ lí phòng thí nghiệm, nhân viên kĩ thuậy Y học, nhà công nghệ khoa học sự sống hay người trợ lí nghiên cứu.

Với sinh viên trong khu vực ngoại ngữ: Việc làm tốt là phiên dịch viên cho các công ty nước ngoài cần người có kĩ năng đa ngôn ngữ; làm việc ở bảo tàng, lữ hành và công nghiệp du lịch, dạy ngoại ngữ cũng là chọn lựa phổ biến cho người tốt nghiệp ngoại ngữ.

Dù lĩnh vực nghiên cứu của bạn là bất kì cái gì, hãy để các tuỳ chọn của bạn vẫn còn mở bằng việc học thêm các môn phụ trong các khu vực khác để mở rộng tri thức và kĩ năng của bạn, làm công việc bán thời trong khu vực mình quan tâm và giữ cho mình theo sát thông tin mới nhất về xu hướng công nghiệp. Tự mình tham gia vào các biến cố công nghiệp và làm quen với các nhà chuyên môn khác, người có thể cho bạn lời khuyên và tham khảo. Và khi ai đó hỏi bạn về điều bạn định làm với lĩnh vực nghiên cứu, đừng trả lời rằng bạn sẽ ở lại trong khu vực đó mà thay vì vậy, bảo họ có đa dạng tuỳ chọn để theo đuổi, và bạn không muốn làm hẹp lại họ. Giữ chọn lựa được linh hoạt và tiếp tục thám hiểu các tuỳ chọn khác.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem