Việc làm đầu tiên

Việc làm đầu tiên

Một người mới tốt nghiệp khoa học máy tính viết cho tôi: “Em mới bắt đầu việc làm mới tại một công ty phần mềm. Em đã không làm việc ở đâu trước đây cho nên em rất lo lắng vì em là nữ duy nhất trong nhóm những người phát triển nam này. Em không biết hoạt động thế nào. Làm sao em tạo ra aasn tượng tích cực và em nên ăn mặc kiểu gì? Xin thầy giúp đỡ.”

Đáp: Đừng bị lo lắng thế. Công ti đang thuê bạn làm việc vì kĩ năng của bạn chứ không vì dáng vẻ của bạn. Vài ngày đầu tiên hay vài tuần đầu tiên với bất kì nhân viên mới nào bao giờ cũng căng thẳng vì bạn đang cố điều chỉnh với môi trường mới. Qua thời gian bạn sẽ quen với nó và thấy thoải mái hơn. Không ai phán xét bạn cho nên đừng vội vàng để chứng minh vấn đề.

Vì đó là việc làm đầu tiên của bạn, bạn cần đúng giờ ở chỗ làm và vẫn còn đi đầu trong hiểu cách tổ của bạn làm việc. Tập trung vào việc làm quen bản thân bạn với công việc bằng việc hỏi các câu hỏi về cái gì đó bạn không hiểu. Không ai mong đợi bạn biết mọi khía cạnh của doanh nghiệp. Hãy nhiệt tình học và lắng nghe kĩ. Vài tháng đầu bao giờ cũng là thách thức vì bạn đang học về công việc cho nên hỏi nhiều câu hỏi và ghi chép lại. Là nhân viên mới, công ty của bạn mong đợi bạn hỏi câu hỏi để học. Tôi chắc những người trả lời câu hỏi của bạn có lẽ đã hỏi cùng câu hỏi đó vài năm trước khi họ bắt đầu.

Mọi công ty đều có qui tắc ăn mặc, nhìn người khác về cách họ ăn mặc trước khi ra quyết định. Quần áo có tạo ra tác động vì chúng hình thành nên phần tích hợp của ấn tượng đầu tiên của bạn. Bạn phải ăn mặc thích hợp cho "kinh doanh" KHÔNG "thời thượng." Là người phát triển phần mềm, bạn có thể mặc thường phục, trừ phi bạn phải gặp khách hàng hay tham dự cuộc họp kinh doanh. Đừng quá bận tâm về mặc cái gì. Xem như một qui tắc, là phụ nữ trong chỗ làm việc bị chi phối bởi đàn ông, bạn bao giờ cũng muốn mặc một mức độ trên người khác nhưng đừng nhiều hơn. Nếu họ mặc quần gin, bạn có thể mặc bộ ka ki; nếu bạn chú ý quá nhiều tới dáng vẻ và ăn mặc nhiều mức trên các thành viên tổ khác, bạn có thể gây ấn tượng sai mà có thể là rào chắn cho nghề nghiệp của bạn về sau.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem