Việc học của học sinh

Hè năm ngoái khi dạy ở châu Á, Yue Kang, mọt sinh viên trong môn Kĩ nghệ phần mềm của tôi tới gặp tôi để xin lời khuyên. Điều làm tôi ngạc nhiên là sau cuộc đối thoại ngắn về lập kế hoạch nghề nghiệp phần mềm, chúng tôi dành hơn một giờ đồng hồ nói về nhiều thứ mà anh ấy đã học được và sau đây là điều anh ấy chia sẻ với tôi:

“Ở nước em ngày nay, người có giáo dục phải có giáo dục đại học và ít nhất cũng có bằng cử nhân. Với gia đình giầu có, họ phải có bằng từ các đại học hàng đầu vì các gia đình thường so sánh mức độ giáo dục của con cái họ. Vì có nhiều người có bằng cử nhân, bố em muốn em ít nhất cũng phải có bằng thạc sĩ hay tiến sĩ. Từ ngày em vào trường tiểu học cho tới giờ, mục đích giáo dục duy nhất của em là qua được các kì thi và có được bằng cấp. Không ai đã bao giờ nói cho em về kĩ năng mà em phải học hay cách lập kế hoạc nghề nghiệp cho tương lai của em mãi cho tới khi em học lớp của thầy.”

“Là sinh viên đại học, tất cả chúng em đều biết về hàng triệu người tốt nghiệp bị thất nghiệp nhưng bố em bao giờ cũng nói: “Đừng lo, cứ kiếm cái bằng đi, và mọi thứ sẽ chăm nom cho.” Vì bố em quen biết nhiều người quan trọng, em chưa bao giờ phải lo nghĩ về kiếm việc làm. Không ai đã bao giờ dạy cho em về em có thể làm gì cho đời em vì mọi thứ đều đã được lập kế hoạch cho em, kể cả việc làm của em, nghề nghiệp của em, và thậm chí vợ tương lai của em, mãi cho tới khi em học lớp của thầy nơi em biết về lập kế hoạch nghề nghiệp.”

“Điều thú vị về thu xếp này là bố em sẽ chăm nom mọi thứ. Như nhiều gia đình có quan hệ tốt ở Bắc Kinh, con cái họ chỉ cần có được bằng cấp, càng cao càng tốt, vì mọi thứ đều được lập kế hoạch cho tới khi em biết được từ môn học của thầy rằng em cần kĩ năng để thành công trong thế giới cạnh tranh này vì ngay cả kế hoạch tốt nhất cũng không có tác dụng vì mọi thứ thay đổi khi chúng ta đang sống trong thế giới bất định.”

“Em đồng ý với thầy về nhu cầu phát triển xã hội tri thức, nhưng điều em thấy ngày nay có thể không phải là điều thầy đã dạy cho chúng em về “xã hội tri thức” vì nước em có nhiều người tốt nghiệp với bằng cấp cao, nhưng tri thức của họ lại bị giới hạn. Không có kĩ năng thích hợp, họ sẽ trở thành những kẻ quan liêu hơn là người có năng lực. Nhiều người trong các bạn của em đã lớn lên với cái nhìn rằng để thành công, họ phải có bằng cấp cao, làm việc trong văn phòng, thế rồi là "người lãnh đạo". Thực ra, phần lớn mọi người đều tin rằng thăng tiến trong nghề nghiệp có nghĩa là đạt tới vị trí hàng đầu và quản lí nhiều người hơn với cái chức danh to như “Quản lí cấp cao” hay “Giám đốc điều hành.” Em nghĩ xã hội của chúng em cần thôi việc hội tụ vào có "bằng cấp" mà coi có giá trị là "kĩ năng và tri thức" vì nó thực tế hơn và hữu dụng hơn, điều dẫn tới năng suất thực. Chúng em cần thôi giả định rằng thành công có nghĩa là có kiểu việc làm hay chức danh nào đó mà phải là đáp ứng nhu cầu của xã hội. Chúng ta cần làm việc chăm chỉ dựa trên tài năng riêng của chúng ta để làm các việc một cách xuất sắc, bất kể kiểu việc nào chúng ta làm.”

“Em đồng ý với điều thầy đã nói trong bài giảng của thầy vài ngày trước rằng nếu các bạn có thể tìm ra một nghề nghiệp đem tới niềm vui và hạnh phúc, thì các bạn đang làm tốt. Cho dù các bạn làm việc như người lao động thủ công nhưng đóng góp cho xã hội, các bạn đang làm tốt cũng như người làm việc trong văn phòng. Không có việc tốt hay xấu nhưng có thái độ tốt và thái độ xấu về việc sống. Nếu các bạn đủ khôn ngoan để chọn điều các bạn có thể làm và không thể làm trong nghề nghiệp của các bạn, các bạn sẽ không bị thất vọng vì các bạn biết tới bản thân các bạn.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem