Vào đại học/3

Vào đại học phần 3

Giáo dục đại học cho sinh viên phẩm chất để kiếm được việc làm tốt và sống tốt như một nhà chuyên nghiệp. Nhưng nó cũng là đầu tư chính dưới dạng thời gian, tiền bạc và nỗ lực. Do đó sinh viên phải hành động có trách nhiệm cho đầu tư này. Họ phải biết rằng đó là thời gian và nỗ lực của họ và tiền bạc của bố mẹ họ đưa họ vào đại học.

Tuy nhiên, có những sinh viên vào đại học mà không nghĩ về giáo dục đại học là gì. Họ không chăm lo về hi sinh của gia đình họ và vào đại học mà không rõ ràng về họ đang theo đuổi nghề nào. Họ không biết họ muốn nhận giáo dục nào, và làm sao họ sẽ áp dụng nó để thăng tiến con đường nghề nghiệp của họ. Họ thậm chí không nghĩ về câu hỏi quan trọng này: Làm sao giáo dục này làm cho họ có việc làm? Làm sao giáo dục này sẽ làm cho họ thành người đóng góp có giá trị cho xã hội? Thay vì họ vào đại học để tìm người chia sẻ mối quan tâm của họ như trò chơi video, âm nhạc, khiêu vũ, v.v. nhiều người vào đại học để khám phá tuỳ chọn cá nhân của họ. Con đường của họ bao gồm việc vào đại học mà không có chọn lựa nghiêm chỉnh bất kì lĩnh vực học tập nào cho tới kho họ quyết định về họ muốn làm gì với cuộc sống của họ. Thực ra có một khảo cứu rằng đa số các sinh viên không quyết định này thường thất bại trong hai năm đầu. Thay vì học kĩ năng nào đó, họ đã học những thói quen xấu. Tất nhiên, họ biết rằng đi dự tiệc mọi tuần, hay chơi trò chơi video cả đêm, sẽ không làm cho họ kiếm được việc làm nhưng chừng nào ai đó còn chăm lo cho họ, họ không chăm lo. Vài năm có thể trôi qua nhanh chóng, khi họ nhận ra rằng sinh viên vào đại học cùng lúc với họ bây giờ tốt nghiệp và bắt đầu xây dựng nghề nghiệp của họ và họ đáng phải nghiêm chỉnh về học tập thì thường là quá trễ rồi. Một số người theo "cách truyền thống" đổ lỗi cho trường thay vì bản thân họ rồi ở nhà và để bố mẹ họ tiếp tục chăm lo cho họ. Một số sẽ cố tìm việc làm giữ cho họ được làm việc cho tới khi họ hình dung ra điều họ muốn làm với phần còn lại của cuộc đời họ. Vấn đề chung trong các sinh viên này là không có kĩ năng, họ sẽ không kéo dài được lâu trong thị trường cạnh tranh. Nhiều người sẽ kết thúc là kiểu công nhân này, người sẽ chuyển từ việc làm này sang việc làm khác mỗi tháng vì họ không thể làm được cái gì nghiêm chỉnh. Một số cuối cùng chấm dứt với việc tham gia vào tội lỗi, hay nghiện ngập ma tuý bất hợp pháp.

Tôi đã thấy các sinh viên tiêu tiền của bố mẹ họ mà không biết họ đang tiêu về cái gì và nó sẽ có ích lợi gì cho họ trong tương lai. Khó mà biện minh được cho số tiền và thời gian họ phí hoài ở trường. Không có con đường nghề nghiệp rõ ràng, không có chiều hướng rõ ràng, khó mà biết được rằng họ có giá trị nào để cung cấp. Hành vi của họ phản ánh việc vô trách nhiệm tài chính, điều được thấy ở nhiều nước ngày nay. Nhưng việc phí hoài tiền bạc thậm chí không phải là mối quan tâm chính. Điều đáng quan tâm nhất là ở chỗ sinh viên đang chi tiền mà không có quan niệm rõ ràng về tầm quan trọng của nó. Vào đại học khi lĩnh vực học tập hay chiều hướng không rõ ràng là chọn lựa thiếu suy nghĩ làm hại cho cả nền kinh tế quốc gia lẫn bản thân sinh viên.

Tôi gợi ‎ rằng sinh viên nên làm nghiên cứu nhiều hơn và chuẩn bị cho con đường nghề nghiệp của họ khi vào đại học với chiều hướng rõ ràng và trách nhiệm tài chính. Tôi cũng gợi ý rằng các trường hỗ trợ cho sinh viên để lựa chọn các lĩnh vực học tập của họ một cách cẩn thận dựa trên đánh giá kĩ lưỡng về năng lực của họ mà có thể giúp cho họ thành công trong tương lai để cho họ có thể đóng góp cho tương lai của xã hội.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem