Trao đổi bằng tiếng Anh
Một sinh viên viết cho tôi: “Tại sao người phát triển phần mềm cần ngoại ngữ như tiếng Anh hay tiếng Nhật Bản nếu chúng tôi chỉ làm việc cho công ty địa phương? Đào tạo ngôn ngữ tốn thêm thời gian ở trường, thay vì 4 năm, nó kéo thành 5 năm và làm thêm tiền cho trường. Điều đó có là thoả đáng cho sinh viên và gia đình của họ không?"
Câu trả lời của tôi: Điều quan trọng cho người phát triển phần mềm là có năng lực tiếng Anh bất kể bạn làm việc cho công ty địa phương hay công ty nước ngoài. Ngày nay, nhiều dự án phát triển phần mềm là phát triển toàn cầu với các thành viên tổ sống và làm việc ở các địa điểm khác nhau. Dù thích hay không thích, bạn có thể phải gặp gỡ khách hàng, thảo luận với các thành viên tổ có ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ của bạn, cho nên điều quan trọng với bạn là biết ngôn ngữ kinh doanh chính thức, chính là tiếng Anh. Tất nhiên, có các ngôn ngữ khác như tiếng Nhật Bản, Trung Quốc hay Tây Ban Nha nhưng theo báo cáo hiện thời, trên 90% các công ty toàn cầu yêu cầu tiếng Anh là ngôn ngữ chính.
Bạn có lẽ đã đọc cuốn sách “Thế giới phẳng” của Thomas Friedman. Thuật ngữ “Thế giới phẳng” được xác định như việc giảm các chướng ngại hay ma sát trong luồng thông tin, vốn, sản phẩm, dịch vụ và tài nguyên giữa các quốc gia. Trong những thứ này, thông tin có ma sát ít nhất vì nó có thể tuôn chảy đồng thời quanh thế giới với tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Không có tiếng Anh, luồng thông tin có thể bị hạn chế và toàn cầu hoá có thể không mở rộng nhanh như điều chúng ta thấy ngày nay. Tính phẳng đang tăng lên này với ít chướng ngại thường được gắn với việc dâng lên của các quốc gia đang phát triển. Theo Goldman Sachs, một hãng đầu tư Phố Wall, giá trị thị trường của các nước đang phát triển sẽ nổi lên hơn năm lần tới $80 nghìn tỉ đô la trong thập kỉ sau, vượt qua các nước đã phát triển. Điều đó nghĩa là tương lai của mọi kinh doanh sẽ nở hoa ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, cơ hội này chỉ có thể được đạt tới ở các nước mà mọi người có thể làm kinh doanh dùng tiếng Anh. Với toàn cầu hoá, làm việc qua biên giới quốc gia là bản chất trong kinh doanh ngày nay, không nước nào có thể vẫn còn trong chỗ cách lí cho nên nhu cầu khẩn thiết là có những người phát triển có kĩ năng có thể nói được tiếng Anh. Ngày nay, có lỗ hổng lớn giữa nhu cầu về những người phát triển có kĩ năng trong tiếng Anh và mức độ kĩ năng thực tại của hầu hết những người phát triển. Ở châu Á, ngoại trừ Ấn Độ và Philippines, chỉ 9% người phát triển có kĩ năng tiếng Anh đủ để làm việc của họ. Điều đó có thể giải thích tại sao Ấn Độ chiếm tới 52% thị trường làm khoán ngoài CNTT trong khi Trung Quốc chỉ có 12%.
Ngày nay, các công ty trên khắp thế giới đang cố tuyển mộ những người phát triển trẻ hơn để thay thế cho hàng triệu người phát triển già hơn, người sẽ về hưu trong vài năm tới. Bởi vì chỉ vài sinh viên đại học từ các nước đang phát triển có thể trao đổi được trong tiếng Anh, họ bỏ lỡ cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp của họ. Đó là lí do tại sao tôi nghĩ tiếng Anh nên là môn được yêu cầu trong đào tạo của mọi đại học. Tôi hiểu mối quan tâm của bạn về khả năng một năm học thêm về tiếng Anh nhưng xin nghĩ tới nghề nghiệp dài hạn, không phải là cái lợi ngắn hạn. Thời gian thêm để học ngoại ngữ như tiếng Anh là đầu tư tốt bởi vì ngày nay nhiều sản phẩm phần mềm được xây dựng bởi các tổ toàn cầu với các thành viên sống ở các nước khác nhau. Điều bản chất là ở chỗ người phát triển phần mềm phải thành thạo tiếng Anh. Phần lớn các chính phủ đều hiểu vấn đề này và yêu cầu các trường của họ dạy kĩ năng tiếng Anh. Theo báo cáo của chính phủ Trung Quốc, trong vòng 15 năm nữa nhiều người Trung Quốc sẽ nói tiếng Anh hơn số người nói tiếng Anh bản ngữ trên toàn thế giới.
Trao đổi hiệu quả trong tiếng Anh là mấu chốt cho mọi người, không chỉ cho người phát triển phần mềm. Vì thế giới đang thay đổi với nhiều kinh doanh hơn được tiến hành qua mọi biên giới quốc gia, kĩ năng tiếng Anh có thể tiết kiệm thời gian hoàn thành các nhiệm vụ và là hiệu quả hơn trong việc làm cho toàn bộ việc làm được thực hiện. Tạp chí Harvard Business Review đã lưu ý: "Các tổ chức đầu tư nhiều vào kĩ năng trao đổi làm tốt hơn nhiều trong việc cạnh tranh của họ để kiếm tiền, lợi nhuận cao, và vốn hoá thị trường." Trong một môi trường nơi kinh doanh đang tăng tính toàn cầu và các tổ làm việc, khách hàng và nhà cung cấp được rải rác trên khắp thế giới, không có đầu tư nào quan trọng hơn kĩ năng tạo ra khả năng cho mọi người trao đổi và cộng tác. Tôi hi vọng rằng bạn nhận ra rằng bên cạnh kĩ năng kĩ thuật, bạn cũng đầu tư vào phát triển kĩ năng trao đổi của mình điều cho phép bạn linh hoạt hơn và có chọn lựa nghề nghiệp tốt hơn người khác.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com