Tiền
Một sinh viên viết cho tôi: “Em là một nhà doanh nghiệp có đam mê về tiền, thầy có cho rằng điều đó là đủ động cơ để bắt đầu công ty riêng của em không?"
Đáp: Không. Bạn cần đam mê về công nghệ, cơ hội thị trường, hay về xây dựng sản phẩm tốt hơn là về làm tiền. Nếu bạn có đam mê về tiền, bạn có thể làm việc cho ngân hàng, nơi bạn có thể đếm nhiều tiền. Nếu bạn có đam mê về tiền, bạn có thể đi làm việc ở thị trường chứng khoán, nơi bạn có thể thấy đủ mọi loại giao tác tiền. Nếu bạn có đam mê về tiền, bạn có thể đi làm việc cho các doanh nghiệp xuất/nhập khẩu lớn nơi có nhiều tiền trong kế toán và tài chính.
Là nhà doanh nghiệp là về việc có đam mê tạo ra ý tưởng mới, sản phẩm mới để làm cho mọi thứ tốt hơn. Chẳng hạn, Steve Jobs làm máy tính tốt hơn, làm điện thoại tốt hơn, làm e-books tốt hơn. Ông ấy đã làm nhiều thứ tốt hơn và dễ dùng hơn. Tất nhiên, ông ấy cũng có nhiều tiền nhưng tiền tới sau ý tưởng và sản phẩm khi chúng trở thành những thứ mọi người muốn mua.
Nếu bạn nghĩ quá nhiều về tiền điều đó sẽ xác định bạn phải có bao nhiêu về nó. Thái độ của bạn hướng tới tiền ảnh hưởng tới tình cảm của bạn và động cơ của bạn. Tiền động viên mọi người khi họ cảm thấy rằng họ không có đủ. Trên mức nào đó, nó không còn là động cơ nữa. Steve Jobs, Bill Gates, Sergey Brin, Marc Zuckerberg tất cả đều lấy lương $1 đô la một năm. Họ làm mọi sự vì họ yêu nó, không vì họ làm ra bao nhiêu tiền. Nói cách khác, khi bạn có đủ tiền, bạn không nghĩ về nó nhưng khi bạn không có nó nhiều, bạn nghĩ về nó mọi lúc. Nó KHÔNG phải là đam mê mà là ám ảnh.”
Ảnh hưởng của tiền lên cuộc sống của bạn phụ thuộc vào thái độ của bạn hướng tới nó. Nếu bạn cảm thấy rằng bạn có quá ít, tiền có thể trở thành ám ảnh cho bạn. Nó có thể chi phối suy nghĩ, tình cảm và hành động của bạn. Thỉnh thoảng mọi người sẽ làm bất kì cái gì, kể cả tham gia vào những điều vô đạo đức hay tội phạm chỉ để kiếm tiền. Vấn đề với tiền là lí do chính cho nhiều thất bại doanh nghiệp, hôn nhân tan vỡ, tình bạn suy tàn, và ốm bệnh căng thẳng đủ mọi loại.
Là sinh viên, bạn phải học cách ứng xử với cuộc sống như nó vậy, không phải như bạn ước nó có thể vậy. Phần lớn mọi người sống trong thế giới của tự dối mình liên quan tới tiền. Họ ước ao, họ hi vọng, và họ cầu nguyện về việc có nhiều tiền và họ tin tưởng nó là đam mê của họ nhưng sâu trong trái tim họ, họ biết nó sẽ không bao giờ xảy ra. Bạn cần tiền để mua các thứ, laptop, điện thoại di động, xe máy, quần áo, thức ăn và phần lớn các thứ trong cuộc sống. Trong trường hợp đó bạn dùng tiền, bạn sở hữu tiền nhưng không để tiền sở hữu bạn. Tiền có năng lượng của riêng nó và nó được hấp dẫn chính tới những người đối xử tốt với nó. Tiền có xu hướng chảy tới những người có thể dùng nó theo cách năng suất nhất để tạo ra hàng hoá và dịch vụ có giá trị, và ai có thể đầu tư nó để tạo ra việc làm và cơ hội làm lợi cho người khác. Đồng thời, tiền bao giờ cũng chảy đi khỏi những người dùng kém nó, người ích kỉ, hay người tiêu nó theo cách không năng suất.
Nếu bạn muốn là nhà doanh nghiệp, bạn phải có đam mê để tạo ra ý tưởng tốt, xây dựng sản phẩm lớn, và phát triển công ty lớn sẽ kéo dài thời gian lâu. Nếu bạn chỉ nghĩ về làm tiền cho bản thân bạn thì bạn nên là người làm tài chính, người cho vay tiền, hay người môi giới chứng khoán. Đất nước cần nhiều công ty tốt, không phải là nhiều chủ ngân hàng hay người môi giới chứng khoán. Tôi không biết bao nhiêu người học được về cuộc khủng hoảng tài chính? Bao nhiêu người học được gì về cuộc khủng hoảng nhà cửa? Tiền chỉ là kết quả của một công ty tốt, nhưng nó không phải là mục đích duy nhất cho công ty. Xây dựng ra sản phẩm tốt, công ty tốt và xem điều gì xảy ra hơn thì tốt hơn là làm cái gì đó chỉ vì tiền.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com