Tiến bộ nghề nghiệp

Một người tốt nghiệp viết cho tôi: “Em vừa tốt nghiệp từ Quản lí hệ thông tin và có được việc làm tại một công ty tài chính lớn. Mặc dầu đây là việc làm đầu tiên của em, em muốn thành công và xây dựng nghề nghiệp trong lĩnh vực này; tuy nhiên em vẫn lo nghĩ về tương lai của em. Xin thầy lời khuyên.”

Đáp: Chúc mừng việc tốt nghiệp và có việc làm của bạn. Xin đừng lo lắng quá nhiều; tôi nghĩ công ty sẽ không mong đợi nhiều từ người mới tốt nghiệp vì bạn vẫn đang học. Điều bạn cần bây giờ là hội tụ vào việc học về kinh doanh của công ty. Bằng việc hiểu kinh doanh và mục đích của công ti, bạn có thể giúp công ty đạt tới mục đích của nó. Tôi rất hài lòng rằng bạn nhắc tới là bạn muốn xây dựng nghề nghiệp. Phần lớn những người tốt nghiệp đều quan tâm tới việc kiếm việc làm nhưng ít người chú ý tới lập kế hoạch nghề nghiệp cho tương lai. Lập kế hoạch nghề nghiệp không chỉ là CÓ việc làm mà còn là GIỮ việc làm rồi TĂNG TRƯỞNG nghề nghiệp. Tôi thường dạy cho sinh viên của tôi công thức đơn giản: “CÓ, GIỮ, và TĂNG TRƯỞNG” cho bản lộ trình nghề nghiệp của họ.

Có những người nhìn mọi thứ từ khía cạnh chi tiết. Là sinh viên, họ tổ chức việc học tập của họ một cách cẩn thận và muốn biết chi tiết cách mọi sự hoạt động, cách mọi sự tương tác, cách mọi sự được thiết kế, và cách từng qui trình vận hành. Khi họ đi làm việc họ có xu hướng là các nhà chuyên môn kĩ thuật. Có những người nhìn mọi thứ từ khía cạnh rộng hơn và không bị bận tâm bởi các chi tiết. Là sinh viên, họ đọc nhiều để mở rộng tri thức của họ. Mặc dầu họ nghiên cứu các lĩnh vực kĩ thuật, họ cũng đọc các bài báo doanh nghiệp, báo chí, sách và blogs để tìm tri thức mới. Họ biết về công nghiệp và thị trường và các vấn đề đang là gì, việc cạnh tranh, và những thách thức. Khi họ đi làm việc, họ thường tiến bộ nhanh chóng vào các vị trí lãnh đạo do tri thức sâu của họ.

Cho nên bạn nghĩ bạn khớp với kiểu nào? Với phần lớn những người tốt nghiệp, họ có xu hướng thuộc kiểu thứ nhất nơi họ tập trung vào tri thức và kĩ năng chi tiết. Để CÓ việc làm, bạn cần những kĩ năng này nhưng SAU KHI có việc làm rồi, bạn cần GIỮ nó và cách tốt nhất để GIỮ việc làm là thành "nhân viên có giá trị" cho công ty. Để làm điều đó bạn cần phát triển cách nghĩ học cả đời. Giáo dục đại học là tốt nhưng KHÔNG phải là tri thức duy nhất bạn sẽ cần để giữ việc làm của bạn trong 30 hay 40 năm tới. Vì công nghệ thay đổi, doanh nghiệp thay đổi, công nghiệp thay đổi, và kinh tế thay đổi, bạn phải thay đổi cùng chúng. Đó là lí do tại sao bạn phải thường xuyên học để giữ kĩ năng kĩ thuật của bạn cập nhật để đáp ứng cho nhu cầu của công ty. Tôi thường khuyên các sinh viên làm đam mê của họ thành nghề nghiệp của họ vì chừng nào bạn còn yêu cái gì thì làm việc không còn là "làm" mà nó trở thành đam mê của họ. Cùng điều này cũng áp dụng cho việc học, nếu bạn đam mê về học điều mới, bạn sẽ làm nỗ lực cần thiết để học và giỏi với nó. Đó là lí do tại sao bạn là nhà chuyên môn thực sự.

Tuy nhiên sau nhiều năm làm các công việc kĩ thuật, bạn cần thăng tiến nghề nghiệp của bạn vào trong quản lí. Để TĂNG TRƯỞNG trong nghề nghiệp bạn cần chiến lược để đạt tới nó. Bạn không thể chỉ chờ đợi được cấp cho "việc làm hoàn hảo" mà bạn cần thu được nó cho bản thân bạn. Điều này có nghĩa là bạn phải hiểu kinh doanh của công ty bạn và vai trò của bạn trong việc đó. Bạn không thể ngồi ở bàn làm việc và chờ đợi cơ hội tới với bạn. Mọi sự xảy ra khi bạn đi ra ngoài "khu vực kĩ thuật" của bạn và đi tới biết người khác và hiểu điều họ làm. Mặc dầu bạn là nhà chuyên môn kĩ thuật giỏi, bạn phải đổi cách nhìn của bạn vào cảnh quan rộng hơn vì người quản lí thường là người nhìn xa trông rộng. Bạn phải biết mọi người ở các phòng ban khác của công ty. Bạn phải làm bạn với những người chế tạo sản phẩm hay những người làm việc trong tài chính, tiếp thị, người thực hiện những công việc khác. Bạn phải hỏi họ những câu hỏi về công việc của họ cho tới khi bạn hiểu các qui trình và vấn đề của họ. Vì bạn là người chi tiết, điều này sẽ dễ dàng vì bạn có tri thức về công ty của bạn như một toàn thể. Có một nhóm người mà bạn nói chuyện với và nhận thông tin từ họ sẽ nâng cao tri thức của bạn về công ty của bạn và mở rộng cơ hội của bạn.

Lời khuyên của tôi là bạn nên dành thời gian cùng với người dùng trong nhóm của họ, quan sát cách họ làm việc trước hết và cách họ dùng công nghệ. Là công nhân hệ thông tin, bạn cần phát triển quan hệ tốt với người dùng bằng việc lắng nghe mối quan tâm của họ trước hết để hiểu nhu cầu của họ. ĐỪNG làm điều bạn nghĩ người dùng muốn, mà lắng nghe vấn đề của họ khi bạn hỗ trợ cho họ. Nếu bạn tìm ra cách tốt hơn để làm cái gì đó, nói chuyện với người dùng trước hết rồi trình bày giải pháp của bạn để cho họ đồng ý với bạn. Ưu tiên của bạn là đáp ứng các yêu cầu của họ và chắc chắn hệ thống thông tin làm việc tốt. Trong khi không dễ nói chuyện với những người có thể không hiểu các qui trình hay ứng dụng kĩ thuật, bạn cần kiên nhẫn và giải thích mọi thứ trong ngôn ngữ đơn giản. Bạn có thể thành công với người dùng nếu bạn có thể làm cái gì đó có giá trị giải quyết cho vấn đề của họ và đây là cách tốt nhất để TĂNG TRƯỞNG nghề nghiệp của bạn và là người có giá trị trong công ty.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem