Theo đuổi bằng Thạc sĩ
Một người phát triển phần mềm viết cho tôi với một câu hỏi: “Em có bằng cử nhân về khoa học máy tính và đã làm việc như người phát triển phần mềm được sáu năm. Em muốn quay lại trường để nâng cao kĩ năng của em. EM có phải học thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) hay thạc sĩ trong khoa học máy tính? Xin thầy lời khuyên.”
Đáp: Điều đó tuỳ vào điều bạn muốn làm với nghề nghiệp của bạn. Bạn phải quyết định chiều hướng nghề nghiệp của bạn về điều bạn muốn làm trước rồi mới quyết định bằng thạc sĩ nào có thể giúp cho bạn đạt tới mục đích nghề nghiệp. Chẳng hạn, nếu bạn muốn có được vị trí quản lí, bằng MBA là chọn lựa tốt hơn vì nó dạy cho bạn về kinh doanh, tài chính, ngân sách, kế toán và các kĩ năng quản lí khác. Nếu bạn muốn tiếp tục về nghề nghiệp kĩ thuật, bạn nên tìm chương trình bằng thạc sĩ mà mở rộng tri thức kĩ thuật của bạn trong khu vực chuyên môn hoá mà bạn thích. Chẳng hạn: an ninh máy tính, thiết kế cơ sở dữ liệu, kiến trúc hệ thống, robotics,hay bất kì khu vực kĩ thuật nào. Vì bạn đã có bằng trong khoa học máy tính, bạn phải tìm trường có chương trình thạc sĩ chuyên kĩ thuật chứ không phải là thạc sĩ chung trong khoa học máy tính vì nó không được thiết kế dành cho ai đó như bạn.
Điều quan trọng với người kĩ thuật là hiểu rằng nếu bạn chọn con đường nghề nghiệp kĩ thuật, bạn phải chuyên môn hoá trong khu vực kĩ thuật. Trở thành chuyên viên kĩ thuật trong công nghệ có nhu cầu cao có thể cho bạn ưu thế lớn trong thị trường việc làm và đòi được trả lương cao hơn nhiều vì kĩ năng chuyên môn của bạn. Ngày nay chuyên viên kĩ thuật trong khu vực có nhu cầu cao, như quản trị cơ sở dữ liệu, kiến trúc hệ thống doanh nghiệp, và an ninh máy tính có thể tìm việc dễ hơn nhiều so với người có bằng thạc sĩ tổng quát. Lời khuyên của tôi là tìm trường có bằng thạc sĩ chuyên môn hoá chứ không phải bằng thạc sĩ tổng quát.
Nếu bạn muốn được bằng MBA, vì bằng cử nhân của bạn không có trong kinh doanh, bạn sẽ là người quản lí doanh nghiệp với tri thức rộng về nhiều điều. Trong trường hợp đó, MBA có thể không nhất thiết có ích cho bạn nhiều. Tất nhiên nó cho bạn ưu thế nào đó trong việc vào cấp quản lí trong công ty riêng của bạn. Vì bạn là người kĩ thuật có kinh nghiệm và bây giờ bạn có MBA, bạn có thể bắt đầu một nghề nghiệp mới như người quản lí kĩ thuật. Tuy nhiên, nếu bạn tìm việc làm mới, bạn sẽ phải cạnh tranh với nhiều người có kinh nghiệm quản lí mà đã bị sa thải trong cuộc khủng hoảng tài chính. Bạn cần hiểu rằng bạn không tự động được việc làm quản lí chỉ bởi vì bạn có bằng MBA.
Bất kể chiều hướng và mục đích nào mà bạn đặt cho bản thân mình, bạn chịu trách nhiệm cho nghề nghiệp riêng của bạn. Nhớ rằng bằng cấp chỉ là chìa khoá để mở cánh cửa cơ hội nhưng bạn phải đi vào nó bằng việc liên tục cải tiến kĩ năng của bạn. Bạn càng nhận nhiều trách nhiệm, bạn càng có thể tiến bộ nhiều. Một số người hay đổ lỗi cho ai đó về vấn đề của họ, nếu họ không có được điều họ muốn, đấy bao giờ cũng là lỗi của ai đó. Nếu bạn không nhận trách nhiệm đầy đủ cho nghề nghiệp của bạn thì bạn phải đợi cho ai đó làm cái gì đó cho bạn; điều có nghĩa là bạn đã từ bỏ việc kiểm soát cuộc đời riêng của bạn cho lực bên ngoài nào đó và trong trường hợp này bạn sẽ là người chờ đợi và chờ đợi mãi mãi.
Lời khuyên của tôi: Thứ nhất, nhận trách nhiệm cá nhân về thành công nghề nghiệp của bạn bởi vì chỉ bạn mới có thể làm cho nó xảy ra bằng việc sẵn lòng làm mọi thứ cần thiết để thành công. Thứ hai, đặt mục đích nghề nghiệp và rồi làm bất kì cái gì nó lấy để đạt tới chúng. Thứ ba, nhiều điều sẽ xảy ra khi bạn đi qua cuộc sống, bạn sẽ đương đầu với nhiều vấn đề và chướng ngại. Bạn cần phản ứng tích cực với những điều tiêu cực và tiến tới mục đích của bạn và thành công nghề nghiệp. Mọi thứ sẽ tới và đi nhưng chính quyết tâm của bạn và trách nhiệm của bạn sẽ ở lại với bạn trong cả đời bạn.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com