Thái độ xấu
Tháng trước khi tôi ở Ấn Độ, một người quản lí phần mềm phàn nàn: "Ngày nay nhiều người lập trình đi làm với thái độ xấu bởi vì họ biết rằng họ có thể dễ dàng kiếm được việc làm với các công ty khác vì có thiếu hụt công nhân phần mềm. Với toàn cầu hoá, thị trường việc làm được mở rộng với nhiều cơ hội hơn cho mọi người nhưng nó cũng thay đổi hành vi của nhiều người phần mềm khác.” Tôi hỏi ông ấy: “Điều gì đã xảy ra và người phần mềm đã làm gì?” Ông ta lắc đầu và nói: “Nhiều người lập trình trở nên kiêu ngạo vì họ đang làm ra nhiều tiền hơn, một số người từ chối không theo các chuẩn dự án và muốn làm mọi thứ theo cách riêng của họ. Sau khi nhận được lệnh từ người quản lí, một người lập trình viết mã theo chuẩn nhưng thay đổi tên biến, tên hàm cho nên không ai biết chúng là gì. Người lập trình khác nhấn mạnh rằng công việc của anh ta đã được hoàn thành; trong khi đó anh ta dành thời gian thám hiểm internet để học “Thủ thuật mới”. Khi đến lúc tích hợp mã của anh ta với phần còn lại của tổ, không phần việc nào của anh ta được thực hiện. Anh ta chỉ tạo ra các chức năng mức cao mà không kiểm thử chút nào. Người phát triển phần mềm khác đã thêm số các "lối tắt" mà anh ta sao từ “phòng chat” rõ ràng ai đó đã viết chúng cho anh ta. Dường như là những người lập trình đang học nhiều thói quen xấu từ những người lập trình khác trên internet hay bắt nguồn từ các đại học đào tạo kém.”
Tôi rất ngạc nhiên về thái độ này ở một nước có nền văn hoá hài hoà và chân thực cho nên tôi hỏi: “Các ông đã làm gì khi những điều này xảy ra?” Ông ta nói với tôi: “Tất nhiên, tôi phải đuổi họ nhưng có nhiều điều nữa. Bên cạnh thói quen xấu, có những kĩ năng có nghĩa khác nhau giữa những người lập trình, người có kinh nghiệm nữa. Khó tìm ra người lập trình tốt, phần lớn những người tôi thuê chỉ đơn thuần biết lập trình tương ứng, và họ học nhiều "thủ thuật" chỉ để làm cho chương trình làm việc nhưng KHÔNG đủ tốt để duy trì chúng. Nhiều người phạm nhiều sai lầm hay có tỉ lệ lỗi cao nhưng không biết cách sửa chúng. Dường như là các đại học đã không làm việc tốt chút nào trong đào tạo họ. Bản thân cá nhân tôi đã đào tạo lại nhiều người trong số họ về các kĩ năng lập trình cơ sở. Nhiều người không có khả năng hay không sẵn lòng tuân theo các qui ước viết mã hay các chuẩn thiết kế. Họ không biết cách loại lỏ lỗi hay tạo ra các kế hoạch kiểm thử. Nhiều người chỉ viết mã và hi vọng chương trình của họ làm việc. Họ không thể ước lượng được công việc của mình một cách tin cậy bởi vì họ không biết khi nào họ thậm chí sẽ kết thúc. Tất nhiên, với dự án phần mềm, KHÔNG không phải là một tuỳ chọn. Với người lập trình đã không kết thúc theo lịch thì chúng ta phải cho họ nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc của họ hay ai đó khác sẽ phải hoàn thành công việc của họ cho họ.”
Trong tuần du hành từ Bangalore tới Chennai, tôi nghe nói nhiều về các phàn nàn về những người đã được đào tạo kém. Nhiều người quản lí nói với tôi về các trường hợp tương tự về thái độ xấu và thiếu kĩ năng. Một người nói: “Nếu họ có kĩ năng hàng đầu và hành động ngạo mạn thì tôi có thể hiểu được nhưng nhiều người thậm chí không có kĩ năng trung bình nhưng dầu vậy vẫn hành động như họ là "ai đó″ và yêu cầu nhiều tiền hơn bằng không họ sẽ tìm việc với công ty khác.” Điều xấu nhất là nhiều người quản lí không sẵn lòng giải quyết các vấn đề hiệu năng kém vì họ quá bận rộn kiếm tiền. Khi nhiều doanh nghiệp nước ngoài đổ tiền vào, những người quản lí bận rộn thương thảo các thoả thuận mua bán và không sẵn lòng giải quyết trực tiếp và hiệu quả với vấn đề nội bộ. Một người nói với tôi về một người lập trình tới làm việc muộn, đi ăn trưa sớm và nghỉ trưa rõ dài, rồi sau vài giờ làm việc, người đó về nhà sớm. Tổ phàn nàn với người quản lí dự án và anh ta yêu cầu người lập trình này phải đúng giờ, người lập trình này phàn nàn về thiếu tinh thần làm việc tổ, đối xử không công bằng rồi đe doạ bỏ đi. Một kĩ sư nói: "Vài năm trước đây, chúng tôi may mắn tìm ra việc làm tốt với lương tốt nhưng ngày nay có nhiều việc làm, nhiều người đổi việc thường xuyên để được lương tốt hơn. Bởi vì thị trường việc làm đang bùng nổ trên khắp Ấn Độ, nhiều người phần mềm không quan tâm tới chất lượng hay đạo đức công việc thêm nữa vì mọi thứ bị dẫn đi bởi tiền. Càng nhiều nước phát triển khoán ngoài cho Ấn Độ, họ càng tạo ra nhiều việc làm phần mềm và càng nhiều người hăm hở làm tiền theo cách nhanh chóng. Đó là một thế giới điên khùng với nhiều tiền được làm ra và mọi người thay đổi hành vi của họ một cách nhanh chóng.”
Khi thanh niên có nhiều tiền, họ chi tiêu vào những thứ mà vài năm trước không sẵn có. Trong mọi thành phố lớn, bạn có thể thấy quán rượu, hộp đêm, nhà hàng, karaoke, xoa bóp và nhiều thứ nữa. Trò chơi video bạo hành rất phổ biến và các phim phương tây đang thay thế dần phim Ấn Độ với nhiều bạo lực và dục. Những thanh niên không may đó không biết sự khác biệt giữa điều xảy ra trong phim và thực tại cho nên họ hấp thu nhiều thái độ xấu và họ phản ánh vào trong xã hội. Tỉ lệ li dị và đau tim tăng lên trong giới trẻ nhưng những điều này có thể được thấy khi nhiều người đang bị stress nhưng điều ngạc nhiên nhất với tôi là làm sao văn hoá có thể thay đổi từ tốt sang xấu nhanh thế.
Một người quản lí nói với tôi: “Có nhiều việc phần mềm sẵn có hơn các kĩ sư phần mềm cho nên nhiều người đi vào lĩnh vực phần mềm, kể cả những người không đủ chất lượng nhưng trường vẫn cho họ tốt nghiệp và công ty đằng nào cũng thuê họ. Trong mọi công ti, có những người không có kĩ năng và những người có thái độ xấu. Họ che đậy dốt nát của họ bằng việc ở trong một việc làm trong một thời gian ngắn rồi đổi việc trước khi người quản lí thấy rằng họ không thể làm được công việc. Họ không muốn học và tích cực chống đối việc để các thành viên khác trong tổ kiểm điểm lại thiết kế hay mã của họ. Họ rất hung hăng và ngạo mạn với thái độ như "Không ai có thể chạm vào mã của tôi vì tôi quá bận bây giờ, nhưng tôi sẽ làm chúng tuần tới." Họ ngăn cản các thành viên tổ không cho kiểm điểm công việc của họ và phàn nàn về các quyết định của tổ. Một số trong họ bạo hành và sẵn sàng gây chuyện đánh lộn cho nên ngày nay nhiều công ty phần mềm phải thuê cảnh vệ để giữ mọi thứ có trật tự."
Khó mà tưởng tượng được mọi thứ có thể còn tồi tệ hơn như điều đó trong một nền văn hoá truyền thống như Ấn Độ. Tôi không biết nó bắt đầu ở đâu hay làm sao nó có thể đi theo cách đó cho nên trong cuộc họp với Hiệp hội quản lí phần mềm, tôi cố vấn: “Thái độ là khó thay đổi. Nếu vấn đề là do thiếu kĩ năng, quí vị có thể bổ sung thêm nhiều đào tạo nhưng nếu mọi người có thái độ xấu việc sửa nó còn khó hơn. Quí vị càng giữ người phá phách, người đó sẽ càng tạo ra nhiều vấn đề cho nhóm. Nhiều việc hơn sẽ bị ảnh hưởng, nhiều mã hơn mà người đó chịu trách nhiệm sẽ tạo ra nhiều lỗi hơn cho toàn tổ. Điều quan trọng là sàng lọc mọi người khi họ xin việc, quí vị cần dành nhiều thời gian hơn vào lúc bắt đầu thì quí vị sẽ không hối tiếc về sau. Cách tốt nhất để phát hiện người lập trình xấu là dành ra nhiều buổi kiểm điểm thiết kế và mã. Nếu họ không đáp ứng chuẩn của quí vị, xử lí với họ ngay lập tức. Không khó nhận diện thành viên tổ không muốn chia sẻ công việc của họ hay không chấp nhận gợi ý của người quản lí. Vì người quản lí bận rộn thương thảo việc kinh doanh và làm ra nhiều tiền hơn, điều quan trọng là hiểu rằng đây là tư duy ngắn hạn. Phẩm chất và cam kết là rất mấu chốt trong bất kì kinh doanh nào. Ngày nay Ấn Độ thành công bởi vì dịch vụ tuyệt hảo trong quá khứ nhưng nếu các công ty Ấn Độ không duy trì hội tụ vào hôm nay, ngày mai sẽ không như vậy đâu. Với nhiều nước thế đang vào kinh doanh có lời này, cạnh tranh là cao và nếu quí vị không sửa vấn đề này ngày hôm nay thì trong vài năm nữa, Ấn Độ có thể không còn là điểm đến ưa chuộng cho kinh doanh phần phần mềm nữa. Dung thứ thái độ xấu có thể gây tai hại cho năng suất của người tốt khác và tương lai của công ty của quí vị.”
Tôi chưa bao giờ viết về những điều tiêu cực. Tuy nhiên tôi rất ngạc nhiên về vấn đề xã hội này trong xã hội luân lí truyền thống như vậy. Về toàn thể, tôi tin cấp quản lí chịu trách nhiệm về việc cho phép hành vi không thể chấp nhận được xảy ra tại chỗ làm việc vì họ quá bận làm tiền, nhưng thực tế gốc rễ của nó bắt nguồn từ hệ thống giáo dục vì nó đã không GIÁO DỤC sinh viên về đạo đức, luân lí, kính trọng, trung thành, nhân từ và nhân đạo. Bằng việc sản xuất ra số lượng lớn nhiều người phần mềm chỉ để đáp ứng nhu cầu cao nhưng KHÔNG quan tâm tới chất lượng và kĩ năng thì không chỉ là sai mà còn không thể nào chấp nhận được.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com