Tại sao vào đại học

Một sinh viên hỏi tôi: “Tại sao tôi cần vào đại học? Tại sao tôi phải học nhiều lớp trong bốn năm để làm việc trong công nghiệp phần mềm khi tôi có thể học lớp lập trình trong vài tháng và vẫn có khả năng tìm được việc của người lập trình?”

Câu trả lời của tôi: “Đại học KHÔNG dành cho mọi người. Mọi người có thể làm việc tốt mà KHÔNG CÓ giáo dục đại học nếu tất cả mọi điều người ta muốn là "VIỆC LÀM". Có đào tạo hướng nghề mà bạn có thể học kĩ năng đặc thù trong vài tháng và đi tìm "việc làm". Một số người có thể dạy cho bạn cách viết mã trong vài tháng rồi bạn có thể làm việc như người kiểm thử hay người lập trình.

Có nhiều lí do SAI để vào đại học: Bạn vào đại học vì bố mẹ bạn muốn bạn vào. Bạn vào đại học vì bạn bè bạn vào đại học. Bạn vào đại học vì bạn KHÔNG biết làm gì sau phổ thông và tôi chắc chắn có nhiều lí do nữa. Đại học yêu cầu bạn đầu tư nỗ lực và tiền bạc của mình trong vài năm. Nếu bạn vào đại học vì các lí do sai thì bạn làm phí thời gian, công sức, tiền bạc của mình và có thể KHÔNG thu được cái gì.

Có nhiều lí do ĐÚNG để vào đại học: Bạn vào đại học bởi vì bạn muốn được giáo dục. Bạn muốn thu nhận tri thức chuyên môn để chuẩn bị cho bạn giải quyết với các biến cố trong cuộc sống. Là người được giáo dục, bạn có thể tìm được việc làm tốt hơn và có cuộc sống sung túc. Trung bình, những người có bằng đại học sẽ làm ra nhiều tiền hơn, có việc làm tốt hơn những người không có bằng. Tốt nghiệp trong các khu vực như kĩ nghệ phần mềm, khoa học máy tính sẽ giúp bạn thăng tiến xa hơn trong nghề nghiệp của mình. Bạn có thể bắt đầu như người lập trình hay kiểm thử rồi đi lên lãnh đạo kĩ thuật, người quản lí dự án, kiến trúc sư hệ thống, người phân tích nghiệp vụ, người thiết kế hệ thống, chuyên viên an ninh, người quản trị dữ liệu, người quản lí chương trình, người quản lí sản phẩm, người quản lí dịch vụ và thậm chí còn tiến xa hơn khi bạn thu được nhiều kinh nghiệm. Người với tri thức hạn chế, người dành vài tháng trong đào tạo hướng nghề sẽ KHÔNG có khả năng làm điều đó. Có khác biệt giữa việc làm và nghề nghiệp. Nghề nghiệp là tiến bộ của cuộc sống làm việc của bạn từ mức nhập việc tới mức cao hơn và bạn có thể đi xa nhất có thể được trong khi việc làm là hoạt động bạn làm cái gì đó và được trả tiền. Điều quan trọng là bạn xem xét nghiêm túc động cơ của mình khi vào đại học. Nếu bạn vào đại học mà KHÔNG có mục đích, bạn sẽ KHÔNG thu được gì ngoài việc phí thời gian và tiền bạc của mình.

Khi vào đại học, bạn cần biết rằng có nhiều lĩnh vực học tập và bạn có CHỌN LỰA để chọn chúng nhưng bạn phải làm điều đó một cách cẩn thận. Bạn phải đặt mục đích trong điều bạn muốn học cũng như kế hoạch nghề nghiệp của mình. Bạn phải xác định cách hoàn thành chúng và cái gì là chướng ngại bạn phải vượt qua. Nếu lĩnh vực học tập của bạn KHÔNG giúp cho bạn đạt tới mục đích nghề nghiệp thì bạn phải hỏi “Mình có nên chọn lĩnh vực học tập này không, khi biết rằng mình sẽ KHÔNG có khả năng đạt tới mục đích của mình hay mình nên chọn cái gì đó khác tốt hơn và thực tế hơn?" Bạn KHÔNG nên chọn cái gì đó bởi vì bố mẹ bạn muốn bạn chọn. Bạn KHÔNG nên chọn cái gì đó bởi vì bạn bè bạn chọn nó. Bạn KHÔNG nên chọn cái gì đó bởi vì bạn KHÔNG biết cái gì cần học. Nếu bạn KHÔNG thích cái gì đó, bạn sẽ KHÔNG đi được rất xa.

Đại học là nơi để học và để TRƯỞNG THÀNH. Với một số sinh viên, đây là lần đầu tiên bạn CÓ THỂ ra quyết định cho bản thân mình bằng việc lựa chọn cái gì đó mà bạn thích và có đam mê về nó. Tất nhiên, bạn phải biết khả năng của mình. Bạn phải biết điểm mạnh và điểm yếu của mình. Bạn phải có động cơ mạnh để học tập và sẵn lòng đưa nỗ lực vào học. Về căn bản, bạn phải BIẾT BẢN THÂN MÌNH. Đôi khi, bạn có thể cảm thấy nản lòng hay chán nản nhưng những điều này là tạm thời. Chúng tới và chúng sẽ đi. Khi mà bạn còn để mắt mình vào mục đích của mình, khi mà bạn còn biết chiều hướng của mình, khi mà bạn còn đưa nỗ lực của bạn vào, bạn SẼ đạt tới điều bạn muốn.

Đại học cũng là nơi gặp gỡ những người khác nhau, những người bạn mới và có kinh nghiệm mới. Tất nhiên, bạn sẽ phạm sai lầm nhưng bạn cũng sẽ học được từ chúng. Học từ sai lầm quá khứ sẽ làm cho bạn khôn ngoan hơn và trưởng thành hơn. ĐỪNG để cái gì làm sao lãng bạn khỏi mục đích học tập của mình. ĐỪNG để bất kì ai khuyên nhủ bạn làm cái gì đó khác hơn điều bạn đã đặt ra cho bản thân mình. Không ai biết bạn nhiều hơn bạn. Cứ duy trì trong tiến trình bạn đã đặt ra cho bản thân mình, kiên nhẫn rồi bạn SẼ đạt tới điều bạn muốn.

Đại học là cuộc hành trình dài hướng tới đích. Trong cuộc hành trình này bạn sẽ đối diện với thách thức, chướng ngại và sao lãng. Nếu bạn có thể vượt qua được chúng và vẫn giữ mối quan tâm về nghề nghiệp của mình, bạn sẽ đi xa. Có thể xa hơn nhiều điều bạn nghĩ. Đại học cũng là mơ, mơ có tri thức tốt, để làm cho gia đình bạn tự hào. Mơ có nghề nghiệp tốt và đạt tới địa vị nào đó trong lĩnh vực bạn đã chọn. Mơ về làm khác biệt trong thế giới này và giúp đỡ người khác. Mơ về gặp gỡ ai đó sẽ chia sẻ mơ này với bạn. Dù mơ của bạn là bất kì cái gì, chính BẠN là người sẽ làm nó thành SỰ THỰC.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem