Tìm việc làm trong thời kinh tế kém

Tìm việc làm trong thời kinh tế kém

Cuộc khủng hoảng tài chính đang tạo ra thời kì gay go cho mọi quốc gia và mọi công ty. Thị trường việc làm trong nhiều khu vực đang phản ánh cuộc khủng hoảng này với một số khu vực bị ảnh hưởng nhiều hơn các khu vực khác – kinh doanh, tài chính, thương mại toàn cầu, đầu tư, và ngân hàng dứt khoát bị động chạm gay gắt hơn khi các công ty đang đóng cửa kinh doanh. Tuy nhiên, thiếu hụt toàn cầu về công nhân công nghệ thông tin nghĩa là tình huống cho sinh viên trong lĩnh vực này không tệ như nhiều người tưởng. Suy thoái kinh tế cuối cùng sẽ chấm dứt nhưng không ai biết khi nào, cho nên khó mà dự đoán được tương lai, có kiên nhẫn và tạo ra kế hoạch cho nghề của bạn sẽ giúp bạn vẫn còn đi đầu trong thời không chắc chắn này.

Đã làm việc trong ngành công nghiệp phần mềm trong nhiều năm, tôi khá lạc quan về thị trường nghề phần mềm. Bộ Lao động Mĩ ước lượng rằng sẽ có thiếu hụt vài triệu người CNTT đến năm 2010, cho dù ước lượng này đã được đưa ra từ năm 2007, trước cuộc khủng hoảng hiện thời, tôi nghĩ con số ước lượng này có thể còn ít nhưng việc thiếu hụt công nhân có kĩ năng vẫn hợp thức. Mặc cho cuộc khủng hoảng này, cả Trung Quốc và Ấn Độ vẫn đang lập kế hoạch phát triển thêm công nhân CNTT để đáp ứng nhu cầu toàn cầu bằng việc đầu từ số tiền khá lớn vào hệ thống giáo dục của họ. Nhiều sinh viên Mĩ và châu Âu đăng kí học trong các lĩnh vực khác đang chuyển vào lĩnh vực CNTT theo số lớn và nhiều đại học đã công bố rằng họ không có đủ lớp dành cho sinh viên và bắt đầu giới hạn việc đăng kí tuyển sinh. Dựa trên những thông tin này, sau đây là một số suy nghĩ của tôi về chủ đề tìm việc trong thời kinh tế xấu:

Nếu bạn đã làm việc trong công nghiệp CNTT và có việc tốt, không có lí do gì để hoảng hốt cả. Rất có thể là công ty của bạn có thể vượt qua được tình huống gay go hôm nay vì kinh doanh sẽ đi lên còn sớm hơn bạn nghĩ. Nếu bạn hài lòng với công việc của mình và muốn còn ở đó, điều có thể có ích cho bạn là bạn theo học các khoá đào tạo thêm để làm mạnh các kĩ năng của mình và đưa giá trị mới vào công ty của bạn. Nếu bạn không hài lòng, đây không phải là lúc để làm thay đổi, bạn có thể muốn ở lại cho tới khi sự không chắc chắn đã qua đi. Với người chuyên môn có kĩ năng và kinh nghiệm tốt, bao giờ cũng có nhiều cơ hội và không có lí do phải lo nghĩ.

Nếu bạn là sinh viên trong lĩnh vực CNTT, bạn đã làm việc chọn lựa đúng và nghề đúng rồi. Điều quan trọng bây giờ là kiểm điểm lại kĩ năng của bạn để xác định lỗ hổng khi bạn giám sát thị trường việc tương lai. Gần như mọi việc trong miền CNTT đều đòi hỏi kĩ năng lập trình, đặc biệt trong Java và C++ nhưng bạn cũng cần có tri thức về khái niệm hệ điều hành, hệ thống viễn thông cũng như chất lượng, qui trình và công cụ phần mềm. Cho dù bạn còn chưa tốt nghiệp, bạn có thể muốn kiếm việc đang được đăng tải để tìm xem các công ty đang kiếm loại kĩ năng nào và xác định môn học nào bạn sẽ cần học để cho bạn sẽ có những kĩ năng đó khi tốt nghiệp. Bên cạnh một số môn được yêu cầu, có các môn tuỳ chọn mà bạn có thể muốn xem xét nếu chúng có thể giúp cho việc tương lai của bạn. Quả vậy, một số kĩ năng được đánh giá cao và lúc tôi gián sát nhiều quảng cáo việc làm gửi tới văn phòng của tôi, tôi thấy dường như có vài cơ hội cho những người phát triển có kĩ năng trong.NET, Java, CRM, ERP dùng SAP và các ứng dụng PeopleSoft. Có vài quảng cáo việc về an ninh hệ thống, kiến trúc công ti, quản trị cơ sở dữ liệu, và quản lí dự án phần mềm.

Nếu đây là năm cuối của các bạn trong trường khi bạn sẽ mau chóng tốt nghiệp và thị trường việc vẫn còn chưa được cải thiện, đừng hoảng hốt. Vẫn có các cơ hội ở đó, nhưng còn tuỳ thuộc vào kĩ năng đặc biệt của bạn mà bạn có thể kiếm được đề nghị việc hay bạn có thể phải đợi một chút vì nhiều công ty đang thận trọng về bất kì việc thuê người nào trong thời khủng khoảng tài chính này. Trong thời gian chuyển tiếp lúc ra trường và tìm việc, bạn có thể muốn cải tiến kĩ năng của mình bằng việc đăng kí học đào tạo thêm nào đó, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ như tiếng Anh và các khoá đào tạo kĩ thuật ngắn hạn để giữ cho kĩ năng của mình được hiện hành với nhu cầu của công nghiệp. Điều quan trọng là vẫn còn lạc quan trong tìm kiếm của bạn về việc mới bởi vì một khi phục hồi xảy ra; nhiều công ty đã từng bảo thủ trong thuê người sẽ phải thuê nhiều người để đáp ứng nhu cầu việc làm dâng lên.

Một điều nữa mà tôi coi là quan trọng khi xin việc là viết sơ yếu lí lịch và điền đơn xin việc. Đây là kĩ năng mấu chốt mà đại học không dạy cho nên tôi muốn cho các bạn đôi lời khuyên bởi vì các sinh viên hỏi tôi mọi lúc. Bản sơ yếu lí lịch của bạn đại diện cho bạn trước công ty có cơ hội đáp ứng bạn. Bạn cần dành thời gian viết nó cẩn thận vì nó phải cho công ty biết bạn là ai và bạn có thể làm được gì cho họ. Bạn không nên dùng cùng bản sơ yếu cho mọi việc mà bạn xin làm mà bạn phải viết cẩn thận bản sơ yếu cho từng việc. Tôi biết nhiều sinh viên chỉ làm hàng trăm bản sao và gửi tới hàng trăm công ty với hi vọng rằng ai đó sẽ gọi họ tới phỏng vấn. Cách làm này chẳng bao giờ có tác dụng vì bản sơ yếu của bạn có thể không khớp với mô tả việc. Bạn cần hiểu rằng người phụ trách nhân sự của công ty không có thời gian đọc đơn và sơ yếu của bạn thật cẩn thận đâu. Nếu bạn không có điều họ đang tìm kiếm thì họ sẽ quăng nó vào thùng rác và bạn sẽ chẳng bao giờ có cơ hội thứ hai.

Khi viết sơ yếu, bạn phải nghĩ cẩn thận về việc chọn từ của mình. Nếu bạn đang xin việc được quảng cáo trên báo, trên các bảng việc trực tuyến thì hãy nhìn cẩn thận vào các từ được dùng trong quảng cáo và dùng cùng những từ đó trong bản sơ yếu của bạn. Tôi không gợi ý rằng bạn nhắc tới kĩ năng và kinh nghiệm mà bạn không có nhưng điều quả có nghĩa là dùng cùng những từ đó nếu có thể được. Khi liệt kê các kĩ năng CNTT của mình bạn cũng nên cố gắng dùng đúng từng từ mà bộ phận nhân sự của công ty quen thuộc. Chẳng hạn nếu việc yêu cầu “Java Micro Edition” và bạn liệt kê kĩ năng Java ME thì nó có thể không khớp đúng bởi vì người phụ trách nhân sự công ti, có thể là một thư kí, người xem đơn của bạn, lại không phải là người kĩ thuật và không thể phân biệt được yêu cầu về "Java Micro Edition" và Java ME. Đó là lí do tại sao tôi bao giờ cũng nhấn mạnh rằng khi tìm việc, bạn phải dành thời gian để điền các đơn xin bởi vì đây là lúc bạn đầu tư cho tương lai của mình. Nhớ rằng đơn xin việc và bản sơ yếu đều để trên bàn của người phụ trách nhân sự của công ty cùng với hàng nghìn đơn của người khác. Bất kì sai lầm nào cũng đều có thể làm mất cơ hội.

Dùng tiêu đề việc đúng cũng là nhân tố quan trọng khác. Nhiều công ty dùng tiêu đề việc có liên quan tới hoàn cảnh doanh nghiệp của họ. Nếu bản sơ yếu của bạn nói rằng bạn đã là "Người quản lí phần mềm " mà thực tế bạn đang tìm vị trí "Kiểm thử phần mềm" hay "Phát triển phần mềm" thì bạn có thể quá mức yêu cầu, cho nên hãy kiểm tra lại vị trí được quảng cáo trước khi nộp đơn để chắc chắn rằng nó khớp đúng với việc tìm việc của bạn. Phần lớn các công ty đều ưa thích người có kinh nghiệm, cho dù bạn có thể không có kinh nghiệm vì bạn để phần lớn thời gian trong trường, bạn vẫn có thể liệt kê một số kinh nghiệm như “Thiết kế website cho bạn bè", “Giúp cha mẹ tôi vận hành doanh nghiệp nhỏ”, “Giúp thầy tôi làm nghiên cứu …” (Liệt kê cái gì đó có liên quan tới việc này). Người quản lí nhân sự của công ty hiểu rằng là sinh viên toàn thời, bạn có thể không có điều họ đang tìm kiếm về kinh nghiệm nhưng ít nhất bạn có cái gì đó còn hơn không có gì. Tôi thực sự khuyên rằng sinh viên nên dành thời gian mùa hè để làm việc cho công ty phần mềm địa phương, cho dù không lương, để thu được kinh nghiệm. Ở Mĩ trên 70% sinh viên làm việc trong mùa hè và nhiều người với lương tối thiểu, chỉ để thu được kinh nghiệm. Tôi coi đây là đầu tư tốt cho nghề của bạn.

Tôi tin một khi cuộc khủng hoảng này qua đi, những cơ hội lớn hơn sẽ nổi lên trong mọi doanh nghiệp và sẽ có những thay đổi có ý nghĩa khi các công ty sẽ tranh đấu để chi phối và chiếm thị phần. Những công ty có chiến lược được thiết kế tốt sẽ chiếm ưu thế hơn các công ty chỉ “chờ đợi cho tới khi thời tốt hơn tới” hay không chuẩn bị cho điều có thể xảy ra. Hôm nay, khó mà nói đích xác khi nào thời đó sẽ tới, nhưng vì niềm tin thị trường phát triển như vậy nên sẽ là tuỳ chọn cho các công ty có chiến lược đúng và người đúng để thực hiện chúng. Hơn bao giờ hết, tôi tin công nghệ thông tin sẽ nổi lên như lĩnh vực mong muốn nhất và được tìm kiếm nhất. Với toàn cầu hoá, mọi công ty sẽ cần người có kĩ năng phần mềm.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem