Tìm việc làm/5

Trong mười năm qua, các trường doanh nghiệp và đặc biệt là Thạc sĩ về Quản trị doanh nghiệp (MBA) đã là lĩnh vực phổ biến nhất với số lớn sinh viên đăng kí học nhưng cuộc khủng hoảng tài chính đang toả chấn động tới tất cả các trường doanh nghiệp. Bên cạnh một số lớn các công nhân mất việc và không có việc cho sinh viên doanh nghiệp là cuộc tranh cãi về liệu các trường doanh nghiệp có phải chịu trách nhiệm nào đó cho cuộc khủng hoảng này không. Tất cả các báo chí, phòng chat trực tuyến và thảo luận trên truyền hình trên khắp thế giới, các nhà phê bình đều công khai buộc tội các trường doanh nghiệp dạy sinh viên hội tụ phần lớn vào cái lợi ngắn hạn, thao túng tài chính, và thu hồi vốn đầu tư cho cổ đông.

Tuần trước, một giáo sư nổi tiếng của trường doanh nghiệp, Ts. Joshua Parker thậm chí đã thừa nhận trên truyền hình rằng “Phần lớn các trường doanh nghiệp đang dạy những giáo trình tiện dụng, hạn hẹp, với động cơ lợi nhuận bởi vì đó là điều ngành công nghiệp tài chính và ngân hàng muốn.” Ông ấy kết luận rằng “Không có gì đáng ngạc nhiên là các trường doanh nghiệp động viên một thế hệ các nhà quản lí hành xử theo cách thức ngắn hạn, ích kỉ và vô đạo đức. Là các giáo sư, chúng tôi đã phá huỷ một thế hệ sinh viên theo cách mà sẽ phải mất nhiều năm mới chữa lành vấn đề này bởi vì hư hỏng đã bị gây ra cho thanh niên của chúng ta.” Sau cuộc tranh luận này trên truyền hình, nhiều người phê bình yêu cầu rằng từ giờ trở đi, trường doanh nghiệp phải dạy đạo đức như một yêu cầu, không phải thu lợi tài chính với bất kì giá nào. Những người phê bình còn cứng rắn tới mức nhiều trường doanh nghiệp phải tới đài truyền hình để giải thích rằng họ không thể bị trách mắng bởi sai lầm của vài người xấu, những người đã làm việc trong miền ngân hàng và tài chính.

Tuy nhiên, công chúng, người chịu thiệt hại nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính này, cũng như họ rất giận quản lí cấp cao nhất, những người vẫn đang nhận hàng triệu đô la vào túi, bây giờ bắt đầu giận các trường doanh nghiệp và việc đào tạo của họ. Một kịch bản đã được thảo luận nhiều lần trên truyền hình là tình huống ba sinh viên tới xin việc trong ngân hàng lớn ở Mĩ. Ngân hàng này cho họ một danh sách các con số thu nhập, chi phí và yêu cầu họ đưa ra câu trả lời lợi nhuận đúng. Sinh viên thứ nhất rất giỏi về toán học, tính toán rằng lợi nhuận bằng thu nhập trừ đi chi phí và đi tới một con số. Anh ta không được nhận làm việc. Sinh viên thứ hai, cẩn thận hơn sinh viên đầu, dùng máy tính tay và đi tới một con số và được bảo anh ta cũng không được nhận làm việc đó. Sinh viên thứ ba mỉm cười và nói với ngân hàng: “Thưa ngài, câu trả lời đúng là bất kì con số nào ngài muốn tôi điền vào trong cột lợi nhuận.” Anh ta lập tức được nhận làm việc. Đó là điều truyền hình chiếu về trạng thái thực tế tại trường doanh nghiệp hiện thời. Tất nhiên điều này là hư cấu thôi vì truyền hình và báo chí đã thổi phồng mọi sự để bán báo và hấp dẫn khán giả nhưng công chúng đã tin rằng trường doanh nghiệp đánh trách vì một số vấn đề hiện thời.

Cuộc tranh luận vẫn còn tiếp diễn và nó đưa nhiều trường doanh nghiệp tới việc đánh giá lại đào tạo của họ và cách họ dạy sinh viên. Điều này có lẽ cần nhiều năm để đào tạo thay đổi nhưng đồng thời, số sinh viên đăng kí học giảm đi nhanh chóng khi thị trường chứng khoán tiếp tục chìm xuống thấp và nhiều giáo sư doanh nghiệp thậm chí còn lo lắng về nghề của họ.

Năm học còn chưa hết nhưng sinh viên tới gặp tôi xin lời khuyên về việc làm còn nhiều hơn các năm trước. Cuộc khủng hoảng tài chính hiện thời đang tác động tới nhiều công ty với nhiều người bị buộc trở nên thất nghiệp cho nên rất khó cho sinh viên tốt nghiệp tìm được việc trong năm nay và có lẽ cả trong vài năm tới. Câu hỏi đầu tiên nhiều sinh viên thường hỏi là khi nào cuộc khủng hoảng này sẽ hết. Tất nhiên chẳng ai biết nhưng tôi tin rằng tình huống này là tạm thời cho sinh viên công nghệ thông tin nhưng sẽ khó khăn hơn cho các sinh viên trong các miền khác trong vài năm tới. Theo cuộc điều tra của ba tờ báo lớn nhất ở Mĩ, các miền ngân hàng, tài chính và doanh nghiệp đã sa thải gần bẩy trăm nghìn người trong sáu tháng qua. Giả sử rằng một nửa trong những người này sẽ tiếp tục tìm việc trong bốn năm tới, điều đó nghĩa là họ sẽ chiếm ba trăm năm mươi nghìn việc làm từ các sinh viên tốt nghiệp trong những lĩnh vực này. Đó là lí do tại sao theo những tờ báo đó, quá nửa sinh viên trong doanh nghiệp và ngân hàng đang đổi lĩnh vực của họ nhanh chóng và chuyển vào lĩnh vực công nghệ thông tin. Sinh viên Mĩ thực tế và nhạy cảm nhất với thị trường việc làm hơn bất kì nước nào trên thế giới và họ giám sát tin tức thị trường này rất thường xuyên để đảm bảo rằng họ sẽ kiếm được việc tốt khi tốt nghiệp. Các đại học Mĩ cũng là những trường linh hoạt nhất cho phép sinh viên đổi lĩnh vực nghiên cứu của họ trong hai năm đầu tương đối dễ dàng mà không có vấn đề gì nhưng các nạn nhân của cuộc khủng hoảng này phần lớn là sinh viên năm thứ ba và năm thứ tư.

Trong vài tuần qua, tôi đã thấy nhiều sinh viên từ các trường doanh nghiệp tới hỏi lời khuyên liên quan tới đổi lĩnh vực nghiên cứu, bao nhiêu tín chỉ họ có thể chuyển vào công nghệ thông tin và bao nhiêu môn họ sẽ cần học trong miền này. Tôi đã khuyên một số sinh viên doanh nghiệp năm thứ ba chuyển sang lĩnh vực quản lí công nghệ thông tin vì họ đã hiểu nhiều khái niệm nền tảng của doanh nghiệp và nhu cầu dùng công nghệ thông tin để tạo khả năng cho doanh nghiệp cạnh tranh toàn cầu. Trong trường hợp này, họ có thể phải học thêm môn phụ mà có thể mất thêm một năm nữa trước khi họ có thể tốt nghiệp. Tôi cũng khuyên các sinh viên doanh nghiệp năm thứ tư hoàn thành bằng cấp của họ rồi xin bằng tốt nghiệp về Quản lí Hệ thông tin (MS).

Khi các sinh viên hỏi tôi về tìm việc, tôi thấy rằng một điều hầu hết các sinh viên đều có chung là ở chỗ họ tất cả đều dùng Web để tìm việc. Nhưng vì quá nhiều người đang tìm việc và cạnh tranh lại cao, điều quan trọng là họ biết cách tách mình ra khỏi mọi người khác. Tôi bảo họ rằng họ phải học cách phân biệt bản thân mình với mọi người khác trong cạnh tranh. Đầu tiên họ phải làm việc thực sự cần mẫn và phải sẵn lòng nỗ lực trên cơ sở hàng ngày bởi vì tìm việc bản thân nó thực sự là một việc. Thứ hai, họ phải vươn tới mọi người họ biết và được tham dự nhiều nhất có thể được. Nếu họ cho phép cơ hội trôi qua, khi thời gian tiếp tục qua đi, họ sẽ phải cạnh tranh với ngày một nhiều người hơn bởi vì trong vài tháng tới, nhiều công ty sẽ thải thêm nhiều người. Những lời khuyên quan trọng khác là khi họ thấy một mô tả việc, họ phải chắc rằng họ ít nhất khớp đúng tới 75-phần trăm chất lượng được liệt kê bằng không họ chỉ phí thời gian của mình. Trong thị trường cạnh tranh cao độ này, các công ty rất lựa chọn và họ thường bỏ đi những người họ cảm thấy không đủ chất lượng hay không sánh đúng với điều họ đang cố lấp vào chỗ trống. Ngày nay, nhiều sinh viên có thể phải chấp nhận lương ít hơn điều họ đã đoán trước và một số người có thể phải đi tới các chỗ khác để kiếm việc chứ không phải chỗ họ sống.

Sau đây là một số lời khuyên:

  • Chắc chắn bạn cần chuyên biệt hoá bản lí lịch của mình để khớp với mô tả việc.
  • Làm nhiều cuộc phỏng vấn cá nhân nhất có thể được. Phỏng vấn là thực hành tốt để cho bạn tự tin hơn trong cuộc phỏng vấn tiếp.
  • Gặp gỡ các sinh viên khác đang tìm việc để chia sẻ thông tin và lời khuyên.
  • Đáp ứng rất nhanh chóng với bất kì việc nào mở ra từ những nhà tuyển dụng tiền năng, đừng chờ đợi.
  • Tình nguyện làm việc ở các công ty để thu được kinh nghiệm, cho dù với lương tối thiểu. Chút ít lương vẫn còn tốt hơn là không có gì.
  • Học cách cải tiến năng lực của bạn để sánh đúng với cơ hội việc làm mong muốn.
  • Thám hiểm công việc hợp đồng và tình nguyện làm việc chỉ để thu được kinh nghiệm.
  • Vẫn còn cởi mở với các chiến lược tìm việc mới và khác.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem