Tìm việc làm/3
Mọi năm quãng thời gian tháng giêng, sinh viên năm thứ tư bắt đầu tìm việc làm vì họ sẽ tốt nghiệp sớm. Nhiều sinh viên bảo tôi: “Em thích làm việc cho Microsoft” hay “Em sẽ rất hạnh phúc nếu Facebook thuê em” hay “Mơ ước của em là làm việc cho Google hay Apple…”
Tất nhiên, làm việc cho những công ty đó là tốt, với danh tiếng và lương bổng của họ nhưng tôi thường khuyên sinh viên tránh tập trung chỉ vào một chỗ làm việc. Tốt hơn và hiệu quả hơn là mở rộng nỗ lực tìm việc của bạn sang nhiều công ti, cả lớn và nhỏ. Lí do đơn giản: Cơ hội kiếm được “việc làm mơ ước” là nhỏ vì mọi sinh viên hàng đầu trên thế giới cũng làm điều đó, và cạnh tranh là dữ dội. Mọi sinh viên phần mềm mà tôi biết đều muốn làm việc cho Facebook hay Google hay Microsoft. Một người quản lí trong Google bảo tôi rằng họ nhận được vài nghìn đơn xin việc hàng tháng từ khắp nơi trên thế giới và phải mất hàng trăm người để sắp xếp chúng ra. Đồng thời, một người chủ của một công ty phần mềm nhỏ nói rằng anh ta phải quảng cáo ở nhiều chỗ chỉ để có đủ người xin việc. Công ti của anh ấy không nổi tiếng như Google hay Facebook, nhưng anh ấy đã làm ra vài trăm triệu đô la một năm và có vài nghìn kĩ sư phần mềm làm việc cho anh ấy. Anh ấy nói: “Đề nghị của tôi là tương tự như Google hay Microsoft nhưng tôi có ít người xin làm hơn.” Anh ta không một mình, nhiều người chủ kể cho tôi những câu chuyện tương tự vì công ty của họ không nổi tiếng, điều đó không có nghĩa là họ kém giá trị hay không phải là chỗ tốt để làm việc.
Tất nhiên, tôi chắc chắn khuyên rằng bạn làm mọi thứ bạn có thể làm để kiếm được một trong những công ty hàng đầu. Tuy nhiên, đừng để mọi tình cảm, nỗ lực và mơ ước của bạn vào một chỗ. Lạc quan nhưng kiểm lại mong đợi của bạn một cách hiện thực. Thỉnh thoảng, thực tại của làm việc tại những “công ty mơ ước” này có thể không sánh được với hi vọng và mơ ước của bạn mà nhiều người trong các bạn đã hình dung. Tôi có nhiều sinh viên làm việc tại những công ty đó. Một số người bảo tôi rằng kinh nghiệm của họ không phải tuyệt diệu như họ nghĩ. Cạnh tranh dữ dội tại những công ty này đã tạo ra bầu không khí mà một số người sẽ thấy bị căng thẳng. Một sinh viên giải thích: “Em được trả lương rất tốt nhưng em cũng phải làm việc như nô lệ. Mọi người làm tới 80 giờ một tuần, nếu bạn làm ít hơn; họ coi rằng bạn lười. Nếu bạn không theo kịp mọi người ở đó, bạn sẽ bị loại bỏ. Nhiều người làm việc cả thứ bẩy và chủ nhật nữa. Về căn bản, họ sống ở đó và không có cuộc sống của riêng họ. Bên cạnh danh tiếng bạn đang làm việc cho một công ty nổi tiếng, nó chỉ là việc làm, giống như bất kì việc làm nào khác. Nếu bạn muốn giầu có, bắt đầu công ty riêng của bạn đi bằng không việc “làm giầu” bằng làm việc cho công ty lớn là ảo tưởng thôi. Cho dù bạn có được lương tốt nhưng những người giầu có đều là người chủ, không phải là bạn.”
Tôi biết rằng một số người tốt nghiệp chỉ làm hẹp việc tìm việc của họ vào vài công ty đơn giản bởi vì họ không biết các công ty khác. Nhiều người không làm nghiên cứu đủ để tìm các công ty tương tự trong khu vực địa phương của họ. Sinh viên thường nghe nói về cái gì đó lớn lao, các công ty nổi tiếng nhưng hiếm khi biết về một số công ty nhỏ hơn đang phát triển vững chắc trong khu vực của họ. Bởi vì thiếu hụt công nhân có kĩ năng, cơ hội việc làm không còn định vị vào một chỗ, một thành phố hay một quốc gia mà ở nhiều chỗ. Khi nhiều công ty công nghệ toàn cầu đang mở rộng việc tìm công nhân có kĩ năng ở mọi nơi, đừng bỏ qua cơ hội này. Nếu bạn có kĩ năng ngoại ngữ tốt thêm vào với kĩ năng kĩ thuật của bạn, có cơ hội tốt là bạn có thể tìm ra việc làm với những công ty đó.
Chừng nào bạn còn chưa quyết tâm làm việc cho công ty hàng đầu, có thể có nhiều nghĩa hơn là đi theo một số công ty nhỏ hơn và kém nổi tiếng hơn mà các sinh viên khác bỏ qua. Hỏi tư vấn nhà trường để giúp cho bạn tìm ra những công ty nhỏ này. Một số trường có mối quan hệ tốt với các công ty địa phương và họ vui mừng chấp nhận bạn thay vì sinh viên từ các trường không tên tuổi. Điều thực sự ở trong tay bạn là lập kế hoạch cho nghề nghiệp tương lai của bạn. Bạn có thể muốn hội tụ nỗ lực của bạn toàn bộ vào một hay hai công ty hàng đầu hay danh sách nhiều công ti, lớn và nhỏ, địa phương và quốc tế. Đó là quyết định của bạn nhưng đừng bao giờ quên rằng tìm việc làm là việc toàn thời. Bạn phải đưa nỗ lực của bạn vào và tìm kiếm một cách năng nổ vì vài tháng tiếp sẽ xác định nghề nghiệp tương lai của bạn. Xin đừng chờ đợi cho tới khi bạn tốt nghiệp rồi mới đi tìm việc làm, sẽ quá trễ. Bạn phải sẵn sàng tìm việc từ BÂY GIỜ.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com