Tìm việc làm/2
Một sinh viên viết: “Em sẽ tốt nghiệp tháng sau trong quản lí kinh doanh nhưng em vẫn chưa thể tìm được việc làm. Em đã xin vào nhiều công ty và có vài cuộc phỏng vấn nhưng không có được đề nghị việc làm. Em lo lắng và em không biết phải làm gì? Em có phải quay lại trường và học Quản lí hệ thông tin không?”
Đáp: Nếu bạn đã dành nhiều nỗ lực để tìm việc nhưng vẫn chưa tìm được gì, có thể bạn cần nhìn vào cách bạn xin việc làm. Nhiều người tốt nghiệp hiếm khi gửi lí lịch có vẻ tốt để xin việc mặc dù họ không đủ phẩm chất. ĐỪNG phí thời gian bằng việc làm điều này. Tập trung việc tìm của bạn vào việc bạn có thể làm được dựa trên lĩnh vực học tập của bạn. Điều này bao gồm đánh giá nghiêm chỉnh nào đó để xác định kiểu công việc nào bạn đủ phẩm chất. ĐỪNG gửi một lí lịch cho mọi chỗ có việc làm. Tuỳ theo việc làm bạn xin, bạn cần sửa đổi bản lí lịch của mình để hội tụ vào những yêu cầu nào đó. Chẳng hạn, nếu việc làm yêu cầu tiếp thị, bạn phải có cái gì đó liên quan tới tiếp thị trong lí lịch của bạn kiểu như “Đã học hai môn tiếp thị trong trường” hay “Hỗ trợ chiến dịch tiếp thị cho một công ty trong mùa hè.” Bản lí lịch của bạn nên liệt kê thông tin liên quan gắn với yêu cầu việc làm. Nếu bạn không có gì sánh được với yêu cầu thì công ty nghĩ bạn không đủ phẩm chất. Vì bạn là người mới tốt nghiệp, công ty không mong đợi rằng bạn có nhiều kinh nghiệm như bạn có tri thức nào đó về điều họ cần, bạn có cơ hội tốt. Như tôi đã viết trước đây trong blog của tôi, việc làm tốt nhất không phải là việc làm được quảng cáo mà dựa trên mối liên hệ. Cho nên bạn có thể cần sự giúp đỡ từ ai đó bạn biết, đừng ngần ngại hỏi xin giúp đỡ. Có thể gia đình bạn biết những người có thể hỗ trợ bạn trong tìm việc của bạn. Có thể là ai đó trong gia đình hay người thân. Làm ra một danh sách những người bạn tin có thể có khả năng giúp được cho bạn trong tìm việc của bạn, và liên hệ với họ một cách cá nhân. Một số người có thể thực tế giới thiệu bạn cho một công ty trong khi những người khác có thể cung cấp lời khuyên hữu dụng.
Nếu bạn có các cuộc phỏng vấn mà không có đề nghị việc làm, bạn có thể kiểm điểm lại hiệu năng của bạn để xem tại sao họ không thuê bạn? Nhớ rằng ấn tượng của bạn là quan trọng. Nếu bạn trông bồn chồn, họ có thể nghĩ bạn không tự tin. Nếu bạn không có vẻ thoải mái, họ có thể nghĩ bạn là người khó làm việc với. Xin hiểu cho rằng công ty chỉ có mười lăm phút hay nửa giờ để đánh giá bạn cho nên bạn phải được chuẩn bị. Theo một số nghiên cứu, khi bạn có cuộc phỏng vấn, bạn đã được 50% khả năng được thuê cho nên hiệu năng của bạn trong phỏng vấn là quan trọng. Bạn có thể cần thực hành một số kĩ thuật phỏng vấn để chuẩn bị cho bản thân mình. Phỏng vấn là cuộc gặp kinh doanh. Bạn phải cư xử và trao đổi theo cách lịch sự và chuyên nghiệp. Giữ cuộc hội thoại được tập trung vào việc làm và nghề nghiệp của bạn, cũng như phẩm chất của bạn. Đây không phải là lúc thảo luận chuyện cá nhân (phim ảnh, âm nhạc, v.v) hay hỏi về lương hay quyền lợi (nghỉ hè, chăm sóc y tế v.v.). Bạn phải có vẻ tự tin là bạn có thể làm được việc làm đó và nhiệt tình với công ty. Bạn phải làm nghiên cứu nào đó để học về công ty để cho bạn có thể nói cái gì đó về lí do tại sao bạn muốn làm việc với họ. Đó KHÔNG phải là về việc có việc làm mà là về xây dựng nghề nghiệp cùng công ty. Đây là một điểm quan trọng mà nhiều sinh viên không hiểu. Bạn muốn ở lại và làm việc ở đó và thăng tiến nghề nghiệp của bạn ở trong công ty đó. Đây cũng không phải là chỗ nói về các công ty khác để bày tỏ sự không hài lòng về bất kì cái gì. Giữ cho cuộc gặp mặt được tích cực và trả lời những câu hỏi của người phỏng vấn một cách chính xác và thực sự. Vì bạn mới tốt nghiệp, bạn nên đưa mọi nỗ lực vào tìm việc trong lĩnh vực học tập của bạn. ĐỪNG nghĩ về chuyển sang khu vực khác vào lúc này, bạn vẫn còn có thời gian làm điều đó về sau.
Tìm việc làm có lẽ và việc gian nan nhất bạn đã từng gặp. Sẽ cần nhiều nỗ lực, nhiều cố gắng, nhiều hi vọng, và nhiều thất vọng. Vài tuần trước, có một báo cáo Nhật Bản rằng người tốt nghiệp ở châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia v.v.) dành quãng 10 phút hay ít hơn mỗi ngày để tìm việc làm. Tôi ngạc nhiên về thái độ này. Các sinh viên đó đang mơ sao? Họ tưởng ai đó sẽ cho họ việc làm sao? Trong nền kinh tế ngày nay, cạnh tranh là dữ dội và nếu người tốt nghiệp nào đó nghĩ phép màu sẽ xảy ra chỉ bởi vì họ tốt nghiệp thì họ phải đang mơ. Báo cáo này còn đi xa hơn để giải thích rằng nhiều sinh viên tin rằng khó tìm được việc làm trong nền kinh tế kém cho nên họ muốn đợi cho sự việc tốt hơn. Vì phần lớn trong họ vẫn còn sống với bố mẹ họ, họ không thấy khẩn thiết gì để tìm việc làm bởi vì bố mẹ họ chăm nom cho họ. Câu hỏi là khi nào nền kinh tế sẽ tốt hơn? Ba tháng, một năm hay ba năm? Không ai biết cả, ngay cả nhà kinh tế học giỏi nhất thậm chí cũng không thể dự đoán được. Vậy sao có thái độ như vậy? Họ có biết rằng bố mẹ họ cũng phải làm việc vất vả để nuôi nấng họ và bố mẹ họ mong đợi rằng với việc tốt nghiệp đại học, họ có thể tự chăm lo cho bản thân họ không? Họ có biết rằng tìm việc là việc làm toàn thời, điều có nghĩa là bạn phải dành ít nhất 6 tới 8 giờ mỗi ngày? Báo cáo này thấy rằng người tốt nghiệp ở Mĩ và châu Âu nhận biết về tình trạng kinh tế nhiều hơn sinh viên châu Á và họ thường làm việc chăm chỉ hơn và quyết tâm hơn để tìm việc làm. Khi họ không thể tìm được việc làm, đa số đi làm một phần thời gian trong nhà hàng, hiệu sách, kinh doanh bán lẻ còn hơn là chờ đợi cho kinh tế được tốt hơn.
Phần lớn chúng ta sẽ dành một phần ba hay hơn của đời mình cho công việc. Chúng ta dành quãng 40 tới 50 năm làm việc cho nên điều quan trọng là đầu tư thời gian cần thiết để có được việc làm đúng. Chúng ta nên đặt mọi nỗ lực để làm điều đó bởi vì kĩ năng tìm việc sẽ phát triển những điểm mạnh của bạn, quyết tâm của bạn, tính cách của bạn và bạn phải làm điều đó một cách nghiêm ngặt cho tới khi bạn kiếm được việc làm tốt. Nó là tương lai của bạn và nghề nghiệp của bạn. Ở nhà và chờ đợi KHÔNG phải là thái độ đúng.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com