Sinh viên ngày nay

Điều thú vị nhất về sinh viên đại học ngày nay là nhiều người không có cảm giác thực về quá khứ. Họ biết công nghệ thạo thế và khó cho họ nghĩ ra ngoài điều đó. Họ bận rộn với nhiều thứ xâm chiếm tâm trí họ và khó thuyết phục được họ rằng có nhiều thứ tồn tại ngày nay nhưng không tồn tại trong quá khứ. Vì tôi dạy Kĩ nghệ phần mềm và phần lớn sinh viên hiện thời của tôi đều quen thuộc với PC, iPhone, iPads, họ không hiểu tại sao một số người vẫn viết thay vì gõ máy. Làm sao tôi giải thích được cho họ rằng không lâu trước đây mọi người phải viết bằng tay, gửi chúng qua bưu điện rồi đợi vài tuần để đáp lại. Khi tôi nhắc tới điều đó, một sinh viên hỏi: “Sao họ không gửi email? Họ có thể nhận lời đáp nhanh hơn.” Một sinh viên khác không đồng ý: “Gửi văn bản dùng iPhone tốt hơn nhiều dùng PC.” Nhiều người trong số họ không thể hình dung được thế giới mà không có máy tính và đó là cách Công nghệ thông tin (CNTT) đã làm thay đổi thế giới.

Khi tôi còn là sinh viên đại học vài thập kỉ trước, PC còn chưa tồn tại. Chúng tôi không có truy nhập trực tiếp vào máy tính, để viết chương trình chúng tôi phải dùng bìa đục lỗ (Rất khó giải thích bìa đục lỗ cho sinh viên hiện thời) và đưa cho thao tác viên máy tính để chạy chương trình trên máy tính lớn của trường. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy máy tính hay thậm chí chạm vào nó và mọi thứ tôi biết về máy tính chỉ là trong sách vở. Khi tôi nhắc tới điều đó, sinh viên ngạc nhiên: “Làm sao thầy có thể học được máy tính mà chẳng bao giờ chạm tới máy? Làm sao thầy có thể viết chương trình mà không có bàn phím và màn hình điều khiển?

Ngày nay phần lớn sinh viên không đọc sách in nữa, đặc biệt các sách dầy. Phần lớn đều rất quen thuộc với bất kì cái gì họ có thể tìm hay đọc trực tuyến. Ý tưởng tiến hành nghiên cứu trong thư viện bằng việc tìm thông tin từ sách là ngoại lai với nhiều người. Một sinh viên bảo tôi: “Sao chúng em phải đọc sách? Cứ “Gu gồ nó” và chúng em có mọi thứ chúng em cần.” Một sinh viên khác nhìn và giá đầy sách trong văn phòng của tôi và bình luận: “Thầy nên dùng e-books thay cho chúng đi.” Một người bạn giáo sư than: “Sách in chết rồi, không ai đọc chúng nữa.” Một thủ thư cũng bảo tôi rằng ngày nay ít sinh viên tới thư viện để đọc sách vì phần lớn sách ít khi được sinh viên chạm tới.” Tất nhiên, tôi đã đọc sách trên cơ sở đều đặn vì tôi thích đọc và dành phần lớn thời gian của tôi ở thư viện. Tôi hỏi cô ấy: “Vậy sinh viên ngày nay ưa thích CD, e-book hơn sách in à?" Cô ấy nói: “Chừng nào họ còn đọc thì điều đó sẽ là tốt nhưng tôi e là sinh viên ngày càng ít đọc hơn thì chúng tôi sẽ bị rắc rối.”

Ngày nay sinh viên thích tốc độ của công nghệ và họ học các thứ nhanh chóng. Nếu bạn không thể tăng tốc việc đào tạo của bạn và giữ cho nó được hiện thời thì sinh viên của bạn có thể không quan tâm tới điều bạn dạy. Tại CMU, chúng tôi cập nhật tài liệu đào tạo cứ hai năm một lần để bắt kịp theo xu hướng hiện thời. Bạn tôi ở đại học khác bảo tôi rằng không thể bắt kịp được vì công nghệ thay đổi nhanh quá. Mối quan tâm của tôi là làm sao chúng ta dạy được cho họ bằng việc dùng mối quan tâm của họ trong công nghệ? Nếu chúng ta dùng công nghệ mới nhất, họ có chú ý tới nội dung không hay chỉ muốn biết về công nghệ? Trong trường hợp đó, chúng ta đã không dạy cho họ cái gì cả. Làm sao chúng ta làm cho tâm trí họ rời khỏi công nghệ nếu bạn muốn họ học cái gì đó khác? Vài tháng trước, tôi đã nêu ra vài câu hỏi cho thảo luận trên lớp, trong vài giây nhiều sinh viên đã có câu trả lời đúng. Với ngạc nhiên của tôi, họ nói: “Sao phải nghĩ? Sao phải thảo luận? Chúng em chỉ “Gu gồ nó” và có câu trả lời đúng.” Vấn đề ngày nay là thông tin khoa học và công nghệ dễ dàng thế để có được phần lớn thông tin trực tuyến. Tuy nhiên việc học không phải là việc lấy sự kiện mà là việc nghĩ, phân tích và hiểu điều chúng ta cần nhấn mạnh. Không lâu trước đây, sinh viên phải ghi nhớ nhiều điều nhưng ngày nay họ không cần ghi nhớ gì vì mọi thứ đều có trên internet và với điện thoại thông minh, sinh viên có thể truy lục chúng trong vài giây. Đó là lí do tại sao công nghệ thông tin đã làm thay đổi thế giới.

Tôi đang dạy công nghệ và phần lớn là về công nghệ mới nhất nhưng tôi sợ rằng nếu chúng ta không chú ý tới cách chúng ta dạy hay đào tạo, chúng ta có thể phát triển một thế hệ sinh viên biết cách dùng công nghệ nhưng không thể suy nghĩ nghiêm chỉnh được. Là nhà giáo dục, tôi lo nghĩ rằng sinh viên dành quá nhiều thời gian vào máy tính, hay các thiết bị công nghệ khác như iPhone, iPads, họ có thể đọc nhiều điều, biết nhiều sự kiện nhưng không thể nghĩ sâu sắc hay hiểu cách mọi sự hoạt động và thực sự không học gì. Chúng ta cần phân biệt học công nghệ với dùng công nghệ.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem