Sinh viên năm thứ nhất/3

Sinh viên năm thứ nhất/3

Mọi học sinh vào đại học với mong đợi nào đó. Nếu điều xảy ra trong trường sánh đúng với mong đợi của họ thì kinh nghiệm đại học có thể là kinh nghiệm tích cực. Nếu không nó có thể là vấn đề. Chẳng hạn, nếu học sinh vào đại học, mong đợi ở tuần đầu tiên để gặp bạn nào đó và thấy bản thân mình có chỗ ăn ở ấm áp và thân thiện, thì họ có thể tận hưởng ở đó. Tuy nhiên, nếu họ không tìm được ai đó thân thiện mà đối diện với thù địch hay dửng dưng thì những tuần đầu của họ ở đại học có thể trở thành kinh nghiệm xấu và điều đó có thể tác động lên việc học tập của họ.

Năm thứ nhất đại học là thời gian mấu chốt cho sinh viên phát triển kĩ năng học tập, gặp gỡ bạn mới, và xây dựng nhân cách riêng của họ. Nếu được hướng dẫn và hỗ trợ đúng, học sinh có thể đạt tới nhiều. Nhưng nếu bị bỏ qua, nó có thể là bãi mìn mà nhiều học sinh sẽ vật lộn với tương lai bất định.

Đa số sinh viên đại học năm thứ nhất đều ở lứa tuổi 17–19. Vài người đủ trưởng thành để có trách nhiệm cho riêng họ. Nhiều người vẫn còn học và phát triển nhân cách riêng của họ và có thể chưa đủ trưởng thành để nhận đầy đủ trách nhiệm về hành động của họ. Thay đổi lớn từ trung học lên đại học là việc chuyển với nhiều căng thẳng. Nhiều người không biết mong đợi gì dưới dạng đăng tuyển, học tập, tìm lớp, làm bạn và là một phần của nhóm sinh viên đại học. Cho dù đại học có các cán bộ hỗ trợ và các cố vấn nhưng những người này có thể không phân biệt được sinh viên mới với các sinh viên cũ mặc dầu sinh viên mới cần giúp đỡ đặc biệt và nhiều hỗ trợ hơn.

Nhiều sinh viên năm thứ nhất nói với tôi về cảm giác của họ bị cô lập ở đại học và đặc biệt bên trong nhóm sinh viên của họ. Một sinh viên nói: “Em cảm thấy rất một mình và bận tâm rằng em sẽ không có bạn nào cả. Mọi người khác dường như đã biết ai đó và có nhóm riêng của họ. Em không biết người nào và em sợ. Hi vọng mọi sự sẽ tốt hơn trong vài tuần tới.” Bất kì ai cũng đều cảm thấy không thoải mái ở chỗ mới, đặc biệt khi họ không biết người bạn nào. Tất nhiên, với nhiều sinh viên, những cảm giác này sẽ phai mờ đi trong vài tuần khi họ quen thuộc hơn với trường và có bạn mới. Tuy nhiên, vài người có thể vẫn có khó khăn trong điều chỉnh. Họ bị lẫn lộn và không biết cái gì được mong đợi từ họ. Đây là chỗ các giáo sư và cố vấn cần chú ý bởi vì cảm giác tiêu cực do lệch mong đợi có thể là nguyên nhân cho hiệu năng kém và sinh viên bỏ học. Tất nhiên, một số sinh viên có mong đợi không hiện thực hay đôi khi, mọi sự thực tế đi sai nhưng laptop hay điện thoại di động của họ bị mất cắp rồi đột nhiên họ cảm thấy rất tiêu cực về trường.

Sinh viên năm thứ nhất thường trải qua khó khăn học tập do mức độ công việc được đòi hỏi từ họ. Thách thức chính của công việc đại học là khối lượng lớn việc đọc, thời gian học ít hơn, và nhiều việc ghi chép, viết và bài tập ở nhà. Không có chuẩn bị, sinh viên có thể cảm thấy bị tràn ngập bởi vì họ không quen với phương pháp dạy và học ở đại học. Nhiều người quen với cách tiếp cận không chuẩn bị trước ở trường trung học nơi lớp là nhỏ và giáo viên để cho họ biết rõ ràng cái gì phải làm. Họ bị lẫn lộn về mức độ trách nhiệm mà họ được mong đợi nhận lấy cho việc học tập riêng của họ ở đại học. Không có lời khuyên và hỗ trợ, điều này có thể dẫn sinh viên trở nên bị xa lạ với môi trường mới của họ điều có thể tạo ra mất niềm tin, mất tự trọng, và có thể bỏ trường.

Vào đại học là thách thức lớn. Nhiều sinh viên năm thứ nhất chưa có chiều hướng rõ ràng về nghề nghiệp của họ. Nhiều người thường chọn một lĩnh vực học tập đặc thù dựa trên học tập trước của họ ở trung học thay vì biết họ muốn làm gì cho nghề nghiệp tương lai của mình. Hầu hết các giáo sư đại học không coi lời khuyên nghề nghiệp là việc của họ. Nhiều cố vấn nghề nghiệp cung cấp hỗ trợ chỉ khi sinh viên tới họ. Điều này làm cho nhiều sinh viên lấy cách tiếp cận “thử và sai” nơi họ sẽ học vài lớp để xem họ thích cái gì và bỏ cái họ không thích. Một số sinh viên lựa chọn các lớp dễ bất kể tương lai về sau. Sẽ là tốt hơn cho nhà trường có việc đánh giá mức độ kĩ năng của sinh viên và cung cấp phản hồi sớm để hướng dẫn họ tới cái gì là tốt nhất cho họ và xây dựng tự tin và tự trọng của họ. Mặc dầu mọi trường đều có các buổi học định hướng cho sinh viên mới nhưng nó thường quá chung chung và không đủ xác định để giải quyết các vấn đề mà nhiều sinh viên năm thứ nhất gặp phải.

Phần lớn sinh viên năm thứ nhất đều bận tâm tới kĩ năng học tập của họ và khối lượng công việc mà họ cảm thấy cần cho họ thành công trong đại học. Họ thường nói cho tôi rằng mọi thứ đi quá nhanh để cho họ có thể bao quát được. Có nhiều công việc chờm lấp trong các lớp đến nỗi họ không có đủ thời gian. Phần lớn không nhận ra rằng với mỗi giờ trên lớp, họ phải dành ra ít nhất hai giờ học tập cá nhân. Họ không biết cách quản lí thời gian của mình tương ứng. Vì phần lớn các lớp năm thứ nhất bao giờ cũng đông, các giáo sư rất bận rộn và thường không thể chú ‎ tới sinh viên được. Nhịp độ nhanh của các môn đại học thường thêm nhiều lẫn lộn và cảm giác thất vọng cho sinh viên mới.

Sinh viên năm thứ nhất năng nổ hơn để học về điều được mong đợi của họ. Không có chiều hướng rõ ràng và hướng dẫn đúng trong vài ngày đầu hay tuần đầu, một số người sẽ phạm sai lầm và điều đó có thể là mấu chốt cho kinh nghiệm đại học của họ. Sinh viên thiếu chuẩn bị, có thói quen học tập xấu, không quản lí thời gian của mình sẽ gặp thời kì rất khó khăn và có lẽ không học tốt trong năm đầu. Không có nền tảng hàn lâm mạnh và cải tiến kĩ năng học, ít người hoàn thành được đại học. Đó là lí do tại sao con số sinh viên đại học bỏ học đã tăng lên trong vài năm qua. Đặc biệt ở châu Á nơi “đấu loại” hay “chọn người giỏi nhất” vẫn còn được coi là nguyên lí chính của giáo dục.

Mọi sinh viên năm thứ nhất mà tôi gặp đều cực kì lạc quan về quyết định học tập của họ ở đại học nhưng lo âu về khả năng của họ để đối phó với đòi hỏi của việc học đại học. Nhiều người có mức độ quan tâm cao về quản lí thời gian, đạt tới mức thích hợp trong học tập của họ, và bắc cầu qua lỗ hổng giữa học tập trước đây của họ ở trường phổ thông và kinh nghiệm đại học. Có nhu cầu khẩn thiết cung cấp hỗ trợ phụ và hướng dẫn để giúp cho họ phát triển sớm lòng tự tin hàn lâm của họ ở đại học. Trong khi nhiều giáo sư coi việc của họ là truyền thụ tri thức chứ không chịu trách nhiệm về phát triển hay điều chỉnh cho sinh viên, nhưng tôi tin là nhà giáo dục, chúng ta phải làm điều này. Bằng việc dành nhiều thời gian ở vài tuần đầu để giúp họ chuyển sang môi trường mới; bằng việc giải thích rõ ràng cho họ điều chúng ta mong đợi; bằng việc lắng nghe mối quan tâm của họ và sẵn lòng gặp họ, hoặc như cá nhân hoặc trong nhóm, chúng ta có thể cung cấp một số lời khuyên có nghĩa để đảm bảo rằng, điều họ kinh nghiệm đáp ứng cho mong đợi của họ về giáo dục bậc cao hơn là gì.

'Quản lí mong đợi' là không dễ, vì từng sinh viên sẽ có mong đợi khác nhau. Tuy nhiên, các mong đợi, và việc quản lí những điều này, là rất quan trọng cho thành đạt của sinh viên. Không có gì là phần thưởng nhiều hơn cho chúng ta, những nhà giáo dục, khi thấy rằng tất cả họ đều thành công trong học tập đại học của họ. Không có gì tốt hơn là thấy thế hệ học giả mới, những người có giáo dục cao, người có thể đóng góp tích cực cho xã hội của chúng ta, đất nước chúng ta. Chỉ thế thì chúng ta mới biết rằng chúng ta cũng hoàn thành sứ mệnh của chúng ta về giáo dục sinh viên.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem