Sinh viên năm thứ nhất/2

Sinh viên năm thứ nhất/2

Nhiều sinh viên vào đại học nhưng không có ý tưởng về học gì hay theo đuổi nghề gì. Có niềm tin chung trong những sinh viên năm thứ nhất rằng họ không phải chọn lựa lĩnh vực học tập mãi cho tới khi họ thấy họ thích gì. Điều gì sẽ xảy ra khi họ không tìm ra điều họ thích mãi cho tới năm thứ hai hay năm thứ ba? Trong trường hợp đó họ có thể mất thời gian lâu hơn để tốt nghiệp và phí thời gian và tiền bạc hay có thể bỏ lỡ cơ hội tốt. Tôi gợi ý rằng sinh viên đại học bắt đầu thăm dò các khu vực học tập khác nhau sớm nhất có thể được.

Nếu bạn không biết học cái gì, bạn phải làm ra danh sách các chủ đề ở trường phổ thông mà bạn quan tâm nhất. Bạn có thể bắt đầu từ đỉnh danh sách với các chủ đề bạn học tốt rồi đi xuống bất kì chủ đề nào có thể nào mà bạn thích. Từ danh sách này, bạn có thể cố gắng sánh từng chủ đề với lĩnh vực học tập được cung cấp trong đại học của bạn. Chẳng hạn, nếu văn học là thứ nhất trong danh sách của bạn, kiểm xem những đề nghị của khoa văn của đại học của bạn rồi tự hỏi bản thân bạn về cái gì bạn có thể làm với bằng trong văn học. Nói chuyện với các cố vấn nhà trường về triển vọng nghề nghiệp của các khu vực tương tự như viết tài liệu kĩ thuật, trao đổi khoa học, hay ngôn ngữ. Bạn có thể thấy một lĩnh vực học tập mà bạn thích.

Nếu bạn không chắc về chủ đề nào bạn quan tâm, bạn có thể lấy thông tin về từng lĩnh vực học tập mà đại học của bạn cung cấp. Trường thường liệt kê mọi lớp được yêu cầu cho từng lĩnh vực. Nghiên cứu những lớp này để xem bao nhiêu trong chúng là đáng quan tâm với bạn. Nếu bạn nghĩ bạn đã tìm ra lĩnh vực học tập tiềm năng thì đi nói chuyện với các cố vấn nhà trường cũng như các sinh viên người đang học trong lĩnh vực đó để thu được ý kiến phản hồi hay lời khuyên nào đó. Thông tin tốt nhất là từ sinh viên đang ở năm thứ ba hay thứ tư vì họ có thể cung cấp một số cái nhìn sâu có giá trị nào đó cho bạn.

Trước khi ra bất kì quyết định nào, phải chắc rằng bạn nói với bố mẹ bạn về ý kiến của họ. Bạn cũng nên làm nghiên cứu nào đó về các môn được yêu cầu mà bạn muốn học và nhìn cẩn thận vào các khu vực đó mà bạn quan tâm. Bạn có thể quyết định về lĩnh vực sau khi cân nhắc cẩn thận mọi yếu tố mà bạn thấy. Nhớ rằng điều chấp nhận được là đổi ý bạn về sau. Một khi bạn đã chọn một lĩnh vực học tập điều đó không có nghĩa là bạn phải ở lại cùng nó. Nếu bạn thấy rằng về sau lĩnh vực bạn chọn không dành cho bạn, quay trở lại bước đầu tiên để tìm cái gì đó khác. Một khi bạn đã quyết định về lĩnh vực học tập mới, nói chuyện với bố mẹ bạn và các sinh viên khác để có lời khuyên rồi gặp các cố vấn nhà trường để cho họ có thể giúp bạn làm thay đổi.

Bất kì bạn chọn lĩnh vực nào, có hai điều bạn sẽ cần cải tiến nghề nghiệp của bạn: ngoại ngữ và tri thức về công nghệ thông tin. Theo một khảo cứu đại học mới, 86% việc làm trong mười năm tiếp sẽ yêu cầu hai kĩ năng này. Toàn cầu hoá yêu cầu công nhân trao đổi tốt bất kể bạn làm việc ở đâu và thời đại thông tin yêu cầu công nhân tương lai phải có kĩ năng máy tính khi vào lực lượng lao động. Hơn 50 phần trăm việc làm ngày nay đang tìm công nhân có thể nói được ngoại ngữ và có kĩ năng công nghệ nào đó nhưng đến năm 2020, điều được dự đoán là 80% việc làm sẽ yêu cầu những kĩ năng này. Khảo cứu này nói rằng sinh viên có những kĩ năng này chắc có cơ hội tốt hơn trong tìm được việc vì nhiều công ti ngày nay muốn các nhân viên có cơ sở tri thức rộng mà có thể được áp dụng toàn doanh nghiệp, nhưng cũng có hiểu sâu về lĩnh vực chuyên môn của họ. Nhu cầu như vậy yêu cầu các đại học cung cấp môn học ngôn ngữ và máy tính cho mọi sinh viên, bất kể lĩnh vực học tập của họ. Học ngoại ngữ và công nghệ là cách tiếp cận đúng; nó giúp cho sinh viên hiểu cách công nghệ được áp dụng cho đa dạng doanh nghiệp.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem