Sau khi có việc làm

Nhiều người tốt nghiệp đại học coi có được việc làm là mục đích tối hậu nhưng ít người hiểu rằng có việc làm chỉ mới là bắt đầu. Sau khi họ có được việc làm, họ phải học cách giữ việc làm của họ và thăng tiến nghề nghiệp của họ bằng việc được đề bạt sang mức tiếp. Tất nhiên mọi người đều biết, bằng việc đi làm đúng giờ, làm việc chăm chỉ, và tìm kiếm cơ hội thăng tiến là điều then chốt cho thành công. Nhưng bên ngoài nhưng điều hiển nhiên này, có những điều khác bạn phải chú ý tới trong thị trường cạnh tranh này:

Ít người hiểu rằng nhân cách là quan trọng ở chỗ làm việc, nếu bạn khiêm tốn, thân thiện, và có tính giúp đỡ thì bạn sẽ được đề bạt nhanh hơn người khác. Nếu công việc của bạn là tuyệt hảo nhưng bạn kiêu ngạo thì bạn có thể không được đề bạt bởi vì không ai muốn làm việc với bạn. Nhiều sinh viên hàng đầu thường phạm sai lầm này. Bởi vì họ thông minh, họ hành động như "anh hùng". Vấn đề là ở chỗ làm việc, không ai làm việc một mình mà bao giờ cũng trong tổ. Vì họ muốn chứng minh họ giỏi, họ thường không chia sẻ thông tin, họ ưa thích tự họ làm việc vì họ "biết mọi thứ". Nhưng họ KHÔNG biết tại sao họ đã không được đề bạt như họ nghĩ họ đáng phải được. Làm việc tổ là then chốt cho thành công trong mọi công ty và sinh viên phải học kĩ năng này sớm nhất có thể được.

Ít người hiểu rằng cách cư xử cũng quan trọng ở chỗ làm việc. Nhiều công nhân, đặc biệt là công nhân công nghệ thông tin thường đi làm trong trang phục thường như quần gin, áo sơ mi tuỳ tiện, và không chải đầu. Họ dùng điện thoại di động để gửi tin nhắn cho bạn bè đang làm việc và thỉnh thoảng thậm chí còn chơi videogames khi không ai để ý. Từ cách nhìn của quản lí, những công nhân này đang tạo ra "hình ảnh không chuyên nghiệp" cho bản thân họ. Bởi vì họ là những công nhân kĩ thuật, thường làm việc bên trong công ti, hiếm khi gặp người nào, cho nên họ được dung thứ nhưng phẩn lớn sẽ không bao giờ được đề bạt sang mức tiếp. Vài năm trước, đã có cuộc điều tra về "Trang phục cho thành công" của một tạp chí Phố Wall nơi những người tốt nghiệp kinh doanh được bỏ phiếu về "mặc tốt nhất" và người tốt nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) đã được bỏ phiếu về "mặc tồi nhất". Sinh viên CNTT phản đối vì những anh hùng của họ, Steve Jobs, Bill Gates vẫn thường được thấy mặc quần gin và áo sơ mi đen. Một quan chức điều hành Phố Wall trả lời: “Nhưng các anh KHÔNG phải là Gates hay Jobs, các anh là công nhân và hình ảnh của các anh ngụ ý các anh KHÔNG kính trọng người khác cho nên các anh KHÔNG xứng dáng được đề bạt. Nhiều người trong các anh sẽ ở trong góc của các anh, ở trước máy tính trong thời gian dài.” Để thành công, bạn không phải mặc quần áo thời thượng nhưng phải lịch sự với quần áo sạch sẽ, điều sẽ làm cho bạn nổi bật lên từ cả nhóm và nhận được sự chú ý của cấp quản lí. Một người quản lí khuyên: “Nếu bạn muốn được đề bạt vào vị trí khác, phải mặc như bạn đã ở vị trí đó và đó là công thức mặc cho thành công."

Ít người hiểu được rằng kĩ năng viết là rất quan trọng tại chỗ làm việc. Mặc dầu kĩ năng kĩ thuật được cần nhưng cấp quản lí cũng tìm các công nhân có năng lực viết tốt bất kể kiểu công việc họ làm. Vì nhiều người kĩ thuật thường gửi "tin nhắn" cho bạn bè họ, họ chấp nhận "phong cách tin nhắn" vào việc viết công việc hàng ngày của họ. Đó là sai lầm khác thường làm cho họ mất cơ hội được đề bạt. Người quản lí thường nhìn vào tài liệu và trao đổi email, không chỉ là đúng văn phạm và cấu trúc câu, mà còn cả về từ vựng và toàn thể quá trình tư duy. Nếu công nhân không thể viết tốt, thường dùng viết tắt, họ không thể làm việc như người quản lí hay ở vị trí cần tương tác với khách hàng.

Ít người hiểu rằng tri thức rộng hơn là then chốt để có được vị trí cao hơn ở chỗ làm việc. Không thành vấn đề bằng cấp của bạn là gì hay kiểu việc nào bạn làm, bạn phải đọc nhiều về xu hướng công nghiệp và thị trường mọi ngày để bắt kịp với điều đang xảy ra. Có tri thức rộng bên ngoài tri thức chuyên gia kĩ thuật của bạn sẽ làm cho bạn được cấp quản lí chú ý. Đọc nhiều tin tức mọi ngày sẽ không chỉ làm cho bạn thêm hiểu biết, mà nó cũng sẽ cung cấp cơ hội để đối thoại tốt hơn với những người quản lí. Nhiều năm trước đây khi tôi còn là một kĩ sư phần mềm, đã có một thành viên tổ tên là Steve, người đọc nhiều, đặc biệt anh ta bao giờ cũng đọc tin tức doanh nghiệp trong Wall Street Journal và tạp chí Forbes. Tôi để ý rằng anh ta thường được người quản lí gọi tới các cuộc họp cho tới một hôm tôi nghe thấy người chủ công ty bảo người quản lí của tôi: “Phải chắc bảo Steve tới cuộc họp của tôi, anh ta biết rõ xu hướng thị trường.” Trong một thời gian ngắn, Steve được đề bạt làm trợ lí cho người chủ công ty.

Ít người hiểu rằng “Danh tiếng của đại học” cũng là quan trọng tại chỗ làm việc. Ý kiến chung là "các trường hàng đầu" không đáng với tiền và nỗ lực phụ thêm. Khi các công ty nhìn vào người xin việc, họ thường kiểm rằng những người này có bằng cấp và kinh nghiệm không. Sự kiện ít người biết là trường cấp bằng là một tiêu chí quan trọng trong việc thuê người và những đề bạt nào đó cũng phụ thuộc vào bằng cấp của đại học đó. Một người quản lí thuê người giải thích: “Các trường hàng đầu bao giờ cũng có chương trình giảng dạy cập nhật nhất và các thầy khoa giỏi nhất. Càng nhiều lựa chọn trong việc nhận sinh viên, những người tốt nghiệp càng giỏi hơn và chúng tôi ưa thích những người tốt nghiệp từ các trường hàng đầu hơn là các trường nhà nước.” Nếu bạn nhìn vào tất cả những quan chức điều hành hàng đầu của các công ty lớn ở Mĩ, hầu hết trong họ đều có bằng cấp từ các trường hàng đầu như Harvard, Yale, Chicago, MIT hay Stanford v.v. Hơn nữa khi bạn được vào các vị trí điều hành cao hơn, bằng cấp và liên kết của bạn trong những người điều hành này là rất quan trọng như bạn biết ai và bạn được liên kết với ai.”

Tôi biết rằng nhiều người trong các bạn có mong đợi cao về nghề nghiệp của bạn. Bạn là người nhiệt tình và sẵn sàng nhảy lên nhưng sự kiện là cần nhiều bước nhỏ để lên tới mức tiếp. Về căn bản bạn phải chuẩn bị vì có ước muốn là KHÔNG đủ, bạn phải lập kế hoạch chi tiết. Nó không phải là làm việc chăm chỉ mà còn làm việc thông minh. Mọi công nhân kĩ thuật đều biết cách làm việc của họ nhưng có khả năng giải quyết vấn đề, thu được chú ý của người quản lí và đặt ưu tiên của bạn sẽ giúp cho bạn đi xa hơn. Biết điều bạn muốn và cách đặt kế hoạch nghề nghiệp là rất quan trong. Trước hết, bạn phải biết điểm mạnh VÀ điểm yếu của bạn thay vì chỉ biểu lộ nhiệt tình của bạn. Bằng việc liên tục học nhiều hơn, bằng việc cải tiến kĩ năng của bạn, bằng việc giúp cho người khác, bằng việc khiêm tốn sẽ giúp cho bạn phân biệt bản thân bạn trong số những người khác. Vị trí của người quản lí hay ngay cả người điều hành không phải là cái gì đó không thể được với bạn nhưng bạn phải kiếm được chúng. Bạn đã bao giờ tự tỏi tại sao ai đó sau vài năm, được đề bạt lên vị trí cao hơn với lương tốt hơn trong khi những người khác vẫn làm cùng việc khi họ tốt nghiệp? Khác biệt là người có bản kế hoạch nghề nghiệp và người chỉ muốn có việc làm.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem