Ra quyết định
Ngày nay công nghệ đang làm thay đổi nền kinh tế toàn cầu nghiêng về công nhân có kĩ năng. Yêu cầu kĩ năng lớn hơn nghĩa là nhiều giáo dục được cần tới hơn để có được việc làm trả lương tốt. Theo Tổ chức văn hoá, khoa học, giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), năm mươi năm trước đây, 45% việc làm được trả lương tốt không yêu cầu giáo dục đại học. Ngày nay 75% việc làm được trả lương tốt yêu cầu ít nhất là bằng đại học và 8% thậm chí yêu cầu bằng chuyên sâu. Sự kiện này chỉ ra rằng bằng đại học KHÔNG CÒN là thứ xa xỉ mà là yêu cầu cho việc làm tốt trong thế giới được toàn cầu hoá này.
Phần lớn các công ty đều coi những người có bằng đại học là có khả năng nhất trong thích ứng với nền kinh tế toàn cầu mới và sẵn lòng trả lương cao hơn để thuê họ. Theo nghiên cứu thị trường việc làm năm 2010, những người có bằng đại học kiếm được 70% hơn người chỉ có bằng tốt nghiệp phổ thông. Bên cạnh đó, những người có bằng đại học ít có khả năng bị thất nghiêp, và có nhiều khả năng kiếm được việc mới nhanh hơn khi thị trường thay đổi. Nghiên cứu này cũng thấy rằng trên khắp thế giới, tỉ lệ sinh viên tới đại học đã tăng gấp đôi trong mười năm qua. Điều đó nghĩa là ở mọi nước, số sinh viên đại học đang tăng lên nhanh hơn được mong đợi và cạnh tranh việc làm sẽ dữ dội trong tương lai gần. Do đó, giáo dục đại học là điều cần thiết và nếu có thể, bạn nên vào đại học để được giáo dục và xây dựng nghề nghiệp sẽ giúp cho bạn trong thế giới cạnh tranh này.
Với sinh viên đại học, chọn nghề trong thời thay đổi này là KHÔNG dễ dàng, đặc biệt khi công nghệ và thị trường thay đổi nhanh chóng. Có nhiều lĩnh vực học tập, nhiều chọn lựa và nhiều khu vực mới tới mức họ phải biết. Đó là lí do tại sao sinh viên phải thường xuyên kiểm tra, kiểm điểm và giữ cho các tuỳ chọn học tập của họ được mở với nhu cầu thị trường. Với internet, sinh viên có thể lấy thông tin nhanh hơn, dễ dàng hơn nếu họ tích cực hội tụ vào nghề của họ. Tuy nhiên, các câu hỏi là: Bao nhiêu sinh viên kiểm các cơ hội thị trường để nhận diện công nghiệp cần gì? Bao nhiêu sinh viên lựa chọn nghề sẽ làm cho họ cảm thấy thoải mái khi tốt nghiệp? Bao nhiêu sinh viên biết họ muốn đạt tới cái gì trong cuộc sống? Bao nhiêu sinh viên chọn nghề khớp với khả năng của họ? Trong thế giới toàn cầu này, bạn không thể thụ động và hi vọng điều tốt nhất mà phải TÍCH CỰC trong xác định tương lai riêng của bạn. Tất nhiên, có những sinh viên để cho bố mẹ họ ra quyết định cho họ. Không may là một số bố mẹ không biết cách nghiên cứu thông tin thị trường hiện thời, nhiều người chủ yếu dựa trên điều đã xảy ra trong thời của họ khi họ còn ở trường, mà có thể không còn là hiện thời nữa. Một số sinh viên theo lời khuyên của bạn bè họ, NHƯNG không phải mọi lời khuyên đều là tốt. Một số sinh viên chỉ chọn các lĩnh vực dễ dàng để đảm bảo rằng họ có thể qua được kì kiểm tra và có được bằng cấp, bất kể liệu có nhu cầu về kĩ năng đó hay không.
Là sinh viên đại học, BẠN chịu trách nhiệm cho tương lai CỦA BẠN. Chỉ BẠN mới có thể quyết định liệu một nghề đặc thù có là đúng cho bạn hay không. Một khi bạn quyết định về nghề tiềm năng, thử hình dung bản thân bạn trong việc làm đó. Bạn có thể hình dung bản thân mình làm tốt trong môi trường thị trường việc làm đó không? Có vấn đề tiêu cực nào trong việc làm đó cho bạn không? Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ hạnh phúc trong việc làm đó không? Bạn sẽ có khả năng làm điều đó trong nhiều năm không? Bạn có hạnh phúc khi làm kiểu việc đó không? Xin nhớ rằng bạn có thể không biết điều bạn thích hay không thích về việc làm này chừng nào bạn còn chưa thực tế được tham gia vào trong nó. Bạn bao giờ cũng có thể đổi ý lần nữa, nhưng ít nhất bạn đã thử hết sức mình trong việc ra quyết định về tương lai của bạn.
Với các sinh viên còn chưa quyết định, ĐỪNG chỉ chọn bất kì lĩnh vực học tập nào một cách ngẫu nhiên MÀ nghiên cứu bằng cách hỏi: Lĩnh vực này có dẫn tới chọn lựa nghề nghiệp tốt hơn không? Có nhu cầu thị trường cho lĩnh vực đó không? Có dễ kiếm việc với bằng cấp đó không? Lương trung bình cho việc làm đó là gì? Nhu cầu của tôi có được đáp ứng nếu tôi kiếm lương đó không? Các tuỳ chọn khác là gì? Có dễ dàng chuyển việc làm trong khu vực đó không? Không thành vấn để bạn có được bao nhiêu thông tin, bạn sẽ KHÔNG có "cảm giác" thực cho khu vực mà bạn tìm kiếm chừng nào bạn còn chưa nói chuyện trực tiếp với ai đó đang làm việc trong lĩnh vực đó. Bạn phải hỏi gia đình bạn, bạn bè bạn những người có thể biết về ai đó làm việc trong khu vực mà bạn quan tâm, liên hệ với họ và hỏi các câu hỏi.
Ý tưởng quan trọng nhất ở đây là: Chính BẠN ra quyết định về tương lai của BẠN. Không người nào có thể nói cho bạn phải làm gì và bạn phù hợp nhất với cái gì. Bố mẹ bạn, gia đình bạn, các giáo sư của bạn, các nhà tư vấn của bạn, bạn bè bạn CHỈ có thể giúp bạn. Chính BẠN phải chọn lĩnh vực học tập của bạn và chọn lựa nghề nghiệp theo khả năng CỦA BẠN và kế hoạch tương lai. Xin nhớ điều này: Chỉ BẠN mới thực sự quyết định được tương lai của bạn. Bạn phải TỰ MÌNH làm thẩm định riêng của mình, biết điều bạn muốn biết, điều bạn có khả năng, biết điều bạn sẽ hạnh phúc với. Nếu cần, để thời gian tiến hành nghiên cứu riêng của bạn để tìm kiểu việc làm và nghề nghiệp sẵn có hôm nay và trong tương lai. Bắt đầu nghiên cứu của bạn bằng việc đọc về các kiểu công việc đa dạng và từng cơ hội cung cấp cái gì. Tất nhiên, điều này là khó vì không ai có thể cho bạn câu trả lời nhanh chóng. Hôm nay, có nhiều thông tin có sẵn, trong sách vở, trong báo chí, trên internet, từ thư viện trường, từ các websites v.v. Bạn phải tìm chúng, xem xét chúng, nghiên cứu chúng và ra quyết định cho tương lai của bạn.
Là sinh viên đại học, bạn không còn là đứa trẻ mà là người lớn. Bạn phải nắm lấy trách nhiệm riêng của bạn cho tương lai riêng của bạn. Bạn phải nghiên cứu các kiểu công việc khác nhau, các lĩnh vực học tập khác nhau, các nghề nghiệp khác nhau về cái gì đó sánh với điều bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn tìm thấy điều bạn quan tâm, đưa nó vào danh sách của bạn. Chẳng hạn, nếu nghề dạy học làm bạn quan tâm, bạn có thể đưa nó vào như một nghề trong giáo dục mà có thể dẫn tới việc làm như thày giáo trường phổ thông. Nếu bạn thích đi ra nước ngoài hơn thì bạn phải tìm cái gì đó cho phép bạn đạt tới điều đó. Chẳng hạn, lĩnh vực học tiếng nước ngoài có thể dẫn tới việc làm như người thông dịch ngôn ngữ, hay việc làm trong doanh nghiệp xuất/nhập khẩu v.v. ĐỪNG chọn chỉ một lĩnh vực mà chọn vài khu vực bạn quan tâm và đưa chúng vào danh sách của bạn. Một khi bạn có một danh sách nhiều chọn lựa, bạn phải cẩn thận xem xét chúng vài lần để nhận diện liệu có cái gì thực sự làm bạn quan tâm không. Tất nhiên, mọi lần bạn nhìn vào danh sách của mình, bạn có thể để ý cái gì đó khác, cái là bình thường nhưng lấy ra một trong những nghề bạn quan tâm nhất. Đi và tìm nhiều thông tin về nó, bất kì cái gì bạn tìm ra, viết nó ra. Tự hỏi mình việc làm này đòi hỏi cái gì và kĩ năng nào bạn cần. Nói chuyện với những người làm việc trong lĩnh vực đó và xem liệu họ có cho bạn thông tin thêm không. Cố gắng hình dung bản thân bạn trong việc đó, việc thường lệ hàng ngày của bạn là gì? Một số thách thức là gì? Bạn nghĩ gì về việc làm mà bạn sẽ thích? Bạn có thích đi lại được bao hàm hay bạn ưa thích việc làm không có đi lại? Bạn thích "cảm giác" về việc đó trong tâm trí bạn không? Bạn có thể thấy bản thân mình đang làm việc đó cho phần còn lại của đời bạn không? Điều này sẽ giúp cho bạn khử bỏ một số nghề nghiệp trong danh sách của bạn để cho bạn có thể tập trung vào các nghề khác. Cuối cùng, bạn sẽ thấy cái gì đó phù hợp với bạn nhất và bạn ra QUYẾT ĐỊNH RIÊNG của bạn.
Tôi tin việc chọn lĩnh vực học tập trong đại học có lẽ là quyết định quan trọng đầu tiên mà bạn phải làm cho bản thân mình. Bạn đang nắm giữ tương lai của bạn trong tay bạn, bước tiếp sẽ là đặt mục đích cho học tập của bạn và đạt tới những mục đích này nhưng điều đó sẽ là chủ để cho một blog khác.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com