Quan hệ với bố mẹ
Tôi nhận được một email từ một sinh viên Kĩ nghệ phần mềm trong đó anh ta viết: “Tôi có vấn đề với bố mẹ tôi. Tôi không biết làm sao giải quyết được nó vì họ muốn tôi học kĩ sư phần mềm bởi vì nó có tương lai tốt. Tôi thấy nó khó với quá nhiều công việc. Bạn bè tôi học các lĩnh vực khác và họ có nhiều thời gian tận hưởng cho họ. Tôi là sinh viên giỏi, bao giờ cũng học giỏi ở trường và tôi yêu bố mẹ tôi nhưng đôi khi họ thúc ép tôi quá nhiều. Tôi biết điều này có thể không phải là cái gì đó thầy mong đợi từ sinh viên nhưng tôi KHÔNG phải là người duy nhất với vấn đề này; nhiều người trong số bạn lớp tôi cũng có cùng vấn đề.”
Tôi đã đọc email này vài lần trước khi trả lời. Tôi tin mọi người phải giải quyết các vấn đề cá nhân của mình bằng việc nhìn vào tâm trí riêng và trái tim riêng của mình. Câu trả lời bao giờ cũng có nếu họ nhìn đủ sâu. Về vấn đề với bố mẹ bạn, điều đầu tiên bạn sẽ biết là ở chỗ bạn hầu như sắp sửa sẽ giống bố mẹ bạn. Bạn bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ với bố mẹ bạn từ tuổi còn rất thơ ấu. Bạn bao giờ cũng lấy một số đặc trưng mà bố mẹ bạn có. Tất nhiên, bên cạnh gen từ bố mẹ bạn, bạn cũng nghĩ và cư xử rất tương tự như bố mẹ bạn mà bạn có thể không biết bây giờ, nhưng bạn có thế đấy. Bạn sẽ thấy hầu hết về bản thân mình trong cả đời mình. Đặc biệt khi bạn có gia đình riêng và con riêng, tôi nghĩ mọi xung đột với bố mẹ chủ yếu là về bản thân bạn và KHÔNG phải về bố mẹ bạn.
Điều đầu tiên bạn cần biết là bố mẹ bạn muốn cho bạn điều tốt nhất có thể được. Khi họ chọn lựa lĩnh vực học tập tốt nhất mà họ tin có tương lai tốt hơn cho bạn, họ có thể "thúc ép chút ít” nhưng đây là từ tình yêu của họ với bạn và bạn nên đánh giá cao điều đó. Như bạn đã nhắc tới rằng bạn là sinh viên giỏi, tôi nghĩ bạn sẽ học giỏi trong bất kì lĩnh vực học tập nào mà bạn chọn dù nó là kĩ nghệ phần mềm hay bất kì cái gì khác. Vấn đề của bạn là ở chỗ bạn so sánh lĩnh vực của bạn với điều bạn bè bạn đã chọn lựa và tin rằng họ có nhiều thời gian để tận hưởng khi bạn phải học tập vất vả. Bạn KHÔNG nên so sánh bản thân mình với người khác bởi vì điều đó sẽ làm cho bạn cay đắng hơn. Vấn đề thực ngày nay là ở chỗ mọi thứ trong xã hội đều thúc chúng ta nhìn ra ngoài, so sánh, chú ý tới người khác, nhưng giải pháp KHÔNG được tìm ra theo cách đó, mà đi vào trong cái ta bên trong của bạn và thực tế biết lấy bản thân mình.
Ngày nay bố mẹ và con cái gần như sống trong các thế giới khác nhau. Con cái cảm thấy chúng bị "kiểm soát" bởi bố mẹ và bố mẹ KHÔNG có thời gian thực sự hiểu con cái và thường không biết làm thế nào. Cho nên, có vấn đề trao đổi, con cái muốn được hiểu, được chấp nhận, nhưng đồng thời cũng muốn được độc lập và là con người riêng của chúng. Bố mẹ KHÔNG nghĩ con cái họ đủ "khôn ngoan" để tự mình ra quyết định bởi vì bạn bao nhiêu tuổi cũng KHÔNG thành vấn đề. Bạn vẫn là con họ. Người sáu mươi tuổi vẫn là "con" của bố mẹ già tám mươi tuổi. Khi bạn có gia đình riêng, bạn có lẽ sẽ thấy rằng mọi lỗi bạn hiện thấy trong bố mẹ bạn, bạn sẽ hành động đích xác giống hệt với con bạn. Thực sự dễ dàng nghĩ bạn sẽ hành động khác, nhưng khi bạn lo nghĩ về tương lai bạn sẽ hành động theo cùng cách bằng việc ra quyết định, quyết định tốt nhất có thể được, cho con bạn. Bạn sẽ “thúc ép chút ít” bởi vì mọi phản ứng của bạn với bố mẹ bạn đang xảy ra bên trong bạn.
Một khái niệm quan trọng trong văn hoá của chúng ta là đền đáp lại bố mẹ về những điều họ đã làm cho bạn. Họ sinh ra bạn, nuôi bạn, giáo dưỡng bạn và chăm nom bạn cho nên có cảm giác đền đáp lại bố mẹ bạn về điều họ đã cho bạn vào mọi lúc đó, và điều đó được gọi là "đạo làm con". Là một văn hoá truyền thống, điều đó gần như bị mất đi trong môi trường ngày nay bởi vì nhiều thanh niên gặp lúc khó khăn với điều đạo làm con ngụ ý khi bố mẹ họ bảo họ đi theo đường này còn họ nhìn trong cái ta riêng của mình họ cần đi theo hướng khác. Lí do đơn giản là cấu trúc của xã hội hiện đại đặt điều khác vào trong bạn mà trở thành cơ sở cho cá tính của bạn ở mức độ vô thức cho nên mọi người sẽ nhìn hầu hết hướng ra ngoài thay vì nhìn vào trong. Điều then chốt là ở chỗ hầu hết các vấn đề của bạn là cuộc vật lộn bên trong của bạn giữa ảnh hưởng của xã hội bên trong bạn và bạn là ai (đó là tâm trí và trái tim bạn đang giúp bạn ra quyết định đúng).
Với văn hoá phương tây, ảnh hưởng xã hội hay "cá nhân" là quan trọng vì mọi người bao giờ cũng nhìn ra ngoài tới điểm mà đạo làm con không còn nghĩa nào cả. Tuy nhiên, văn hoá phương đông của chúng ta đã không đi xa thế, ít nhất cũng chưa. Chúng ta vẫn còn có khả năng giữ cái gì đó có giá trị và đó là lí do tại sao một số trong các bạn có xung đột. Làm sao điều này có thể được giải quyết? Nó là KHÔNG dễ, nhưng với chút ít lắng nghe, chút ít kiên nhẫn, nhiều hiểu biết và không phán xét, thì tôi nghĩ nó có thể được giải quyết. Lời khuyên của tôi là “Bạn càng có thể gần gũi với bố mẹ bạn qua đời sống và bạn càng có thể giải quyết được các xung đột bạn có với bố mẹ bạn, thì mức độ chân thành trong bạn càng lớn hơn. Bởi vì tất cả những khía cạnh đó của bản thân bạn, mà bạn KHÔNG hoàn toàn thấy rõ ràng vào khoảnh khắc này, phần lớn đều bắt nguồn từ bố mẹ bạn và những thế hệ trước như họ đang gìn giữ trong hàng nghìn năm.
Ta hãy quay lại việc học kĩ nghệ phần mềm. Nó không yêu cầu nhiều công việc nhưng điều đó KHÔNG có nghĩa là bạn phải dành TẤT CẢ thời gian vào học hành. Bạn có thể nhìn vào thời gian bạn dùng hàng tuần và nhận diện bao nhiêu thời gian bạn thực sự dành cho học tập và bao nhiêu thời gian KHÔNg được dùng tốt (chẳng hạn trò chơi máy tính, duyệt web, phòng chat v.v.). Bạn có thể tổ chức lại thời gian của mình tốt hơn để cho bạn có thời gian chơi thể thao, đi xem phim, hay đi chơi với bạn bè. Giáo dục không phải tất cả đều là học và không chơi đùa mà là cân bằng thời gian cho cả tâm trí bạn và thân thể bạn. Quản lí thời gian có lẽ là điều khó khăn nhất cho sinh viên nhưng nếu bạn có thể quản lí được nó tốt, bạn có thể gần như làm bất được bất kì cái gì.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com