Quan hệ gia đình

Như tôi thường yêu cầu sinh viên đã tốt nghiệp đang làm việc trong công nghiệp chia sẻ kinh nghiệm với sinh viên hiện thời. Hôm qua, tôi nhận được một email từ một sinh viên đã tốt nghiệp vài năm trước. Kinh nghiệm của anh ấy là khác với hầu hết mọi người và tôi muốn chia sẻ với các bạn.

Thưa giáo sư,

Em đã nhận được email của thầy nhắc em chia sẻ kinh nghiệm cho nên em muốn kể chút ít về bản thân em với hi vọng rằng nó có thể giúp cho các sinh viên vẫn đang hội tụ vào thành công mà không có tính cách đạo đức tốt. Cho nên thay vì vậy em nghĩ em sẽ chia sẻ câu chuyện của em về quan hệ gia đình.

Ngày nay tất cả chúng ta đều đang bị kéo vào cơn xoáy lốc của công nghệ. Tất cả chúng ta đều có laptops, điện thoại di động, internet và nhiều thiết bị thế. Tất cả chúng ta đều bận rộn với nhiều thứ thế cần sự chú ý của chúng ta. Chúng ta bận rộn thế với các biến cố hàng ngày và thường quên mất chúng ta là ai và chúng ta giả định là cái gì. Như nhiều thanh niên, tôi rời khỏi gia đình ở Maine để tới Carnegie Mellon rồi sau khi tốt nghiệp tôi tìm được việc làm ở California. Tôi làm việc rất chăm chỉ và cuối cùng đã được đề bạt vào vị trí trên đỉnh với lương cao và tuỳ chọn cổ phần. Vì tôi đã rời khỏi gia đình để vào đại học, tôi chưa hề quay về và trong nhiều năm làm việc trong công nghiệp, tôi chưa hề về nhà thăm gia đình tôi. Tôi bao giờ cũng bận rộn. Dẫn lái thành công là quan trọng đối với tôi hơn quan hệ gia đình của tôi.

Đã có hai cái chết trong gia đình tôi kể từ khi tôi trở thành phó chủ tịch của công ty. Bà tôi qua đời khi tôi đang bận chuyện kinh doanh ở Tokyo. Bà đã phải ở bệnh viện trong nhiều năm, sức khoẻ của bà suy đồi theo cách tự nhiên do tuổi già. Tôi quyết định ở lại Nhật Bản để kết thúc việc kinh doanh và không dự được đám tang của bà. Suy nghĩ của tôi vào lúc đó là ở chỗ hoàn thành chuyện kinh doanh là quan trọng hơn cá nhân ở nhà. Sau rốt, công ty tôi cần kinh doanh và anh tôi ở nhà rồi, chăm sóc cho bố mẹ tôi. Vì anh tôi bao giờ cũng ở gần bố mẹ tôi hơn tôi. Tôi nghĩ điều tốt hơn cả cho anh ấy là hỗ trợ họ trong biến cố này. Nếu họ cần cái gì đó như tiền, anh ấy bao giờ cũng có thể gọi tôi và tôi có thể gửi séc cho anh ấy. Đây là cách điển hình cho tôi nghĩ về gia đình tôi trong hầu hết cuộc sống người lớn của tôi.

Là phó chủ tịch của một công ty toàn cầu lớn, tôi đã nói chuyện với mọi người trên khắp thế giới nhưng tôi chưa bao giờ gọi điện nói chuyện với bố mẹ tôi. Tôi có thể nói với khách hàng về mọi thứ, từ phần mềm, phần cứng tới tính toán mây nhưng tôi chẳng có gì để nói với bố mẹ tôi. Tôi có thể nói gì với mẹ tôi? “Chào mẹ, con khoẻ, mọi thứ đều tốt!” Nó là vậy thôi. Tôi thà tập trung vào chuyện kinh doanh hay tính năng phần mềm mới cho công ty hơn. Với tôi thành công là mọi thứ, vì là người thành công, tôi muốn giữ nó theo cách đó. Tôi đã không muốn bị bận tâm với những điều tầm thường như những cuộc nói chuyện điện thoại chán ngắt với bố mẹ tôi. Có nhiều điều để làm và tôi đã không có thời gian.

Trong nhiều năm, mẹ tôi bao giờ cũng gọi điện cho tôi. Phần lớn các cuộc điện thoại của chúng tôi đều rất một phía. Mẹ tôi theo "cách người mẹ″ điển hình toàn hỏi về mọi thứ đang xảy ra trong đời tôi. Mẹ tôi quan tâm về tôi ăn thứ gì? Tôi cân nặng bao nhiêu? Tôi có giữ sức khoẻ cho bản thân mình không? Thỉnh thoảng mẹ tôi hỏi liệu tôi đã gặp người phụ nữ mà tôi muốn coi là vợ tôi không. Mẹ tôi muốn rằng tôi sẽ lấy vợ và mẹ tôi có thể có cháu một ngày nào đó. Tôi trả lời câu hỏi của mẹ tôi một cách lễ phép vì đó là cách dễ nhất để nói chuyện với mẹ tôi. Sau điện thoại của mẹ tôi, tôi không hề gọi lại cho mẹ. Và thông thường chúng tôi sẽ không nói chuyện chừng nào mẹ tôi còn chưa gọi lại cho tôi. Trong tâm trí tôi, tôi bao giờ cũng có ý tưởng rằng điều này nghĩa là tôi không thực sự là đứa con tốt. Tuy nhiên, tôi thấy nhiều sự chú ý của mẹ tôi gây phiền phức. Giống như đứa trẻ không muốn gì khác ngoài việc ra khỏi nhà và được tự do. Cho dù tôi đã được độc lập với gia đình trong nhiều năm, tôi không thực sự buông bỏ được thái độ này về việc tự do khỏi gia đình tôi.

Một điều đã làm thay đổi tôi là sau khi bà tôi qua đời tôi đã gọi điện thoại cho mẹ tôi. Trong phiên làm kinh doanh ở Tokyo, sau khi nghe tin từ anh tôi rằng bà tôi đã qua đời, tôi đã gọi điện cho mẹ tôi để xem mẹ tôi làm thế nào, để xem mẹ tôi có muốn nói về cái gì không. Tôi nghĩ cú điện thoại này là điểm rẽ chính trong mối quan hệ của tôi với mẹ tôi. Có lẽ đó là lần đầu tiên trong đời tôi mà tôi đã gọi điện cho mẹ tôi để nghe điều mẹ tôi phải nói.

Quãng một tháng sau, bố tôi, người đã bị ung thư trong năm trước, được bác sĩ bảo là ung thư đã lan rộng trong thân thể bố tôi và bố tôi chắc chắn chết. Sức khoẻ bố tôi suy đồi nhanh chóng. Mẹ tôi quyết định dừng làm việc để ở nhà chăm sóc bố tôi. Tôi bắt đầu gọi điện nói chuyện với mẹ tôi thường xuyên hơn. Về căn bản, tôi chỉ lắng nghe điều mẹ tôi phải nói. Tôi càng gọi nhiều, tôi càng bắt đầu đánh giá cao là tôi đã phát triển loại quan hệ mới với mẹ tôi. Tôi hỗ trợ nhiều hơn cho mẹ tôi, nhưng tôi cũng được lợi từ điều đó theo cách mới. Khi tôi gọi điện thoại, tôi chỉ hỏi mẹ tôi về mọi sự thế nào với mẹ tôi và bố tôi ra làm sao. Tôi hỏi liệu mẹ tôi có nhận được hỗ trợ mà mẹ tôi cần không. Tôi cũng để ý rằng tôi đã tận hưởng những cuộc nói chuyện này với mẹ tôi nhiều hơn là tôi đã bao giờ có với phong cách cũ của tôi về nói chuyện một chiều.

Bố tôi qua đời và tôi về nhà lần này. Đã hơn mười năm tôi mới về nhà từ khi tôi lớn lên. Tôi ở nhà hai tuần với mẹ tôi. Chúng tôi đi dạo mọi ngày, và đi chợ mua thức ăn cùng nhau. Chúng tôi ăn tối lúc mẹ tôi kể những câu chuyện về vài tháng trước đã thế nào, và nghĩ về điều mẹ tôi muốn làm trong tương lai. Mối quan hệ của chúng tôi liên tục thay đổi tốt hơn, và theo cách mới toàn bộ. Trước khi lên giường, mẹ tôi và tôi đều nói "Con yêu mẹ″ hay "Mẹ yêu con với nhau. Tôi nhớ khi tôi còn trẻ; mẹ tôi bao giờ cũng nói điều đó trước khi chúng tôi lên giường, mà bằng cách nào đó tôi đã quên mất trong thời niên thiếu.

Bây giờ tôi trở lại California, tôi thường gọi điện cho mẹ tôi vào buổi trưa chỉ để thông báo. Tôi cảm thấy như tôi là người hỗ trợ quan trọng cho mẹ tôi. Chúng tôi gần gũi hơn là chúng tôi đã là vậy từ thời tôi còn rất trẻ. Tôi đã trở nên biết lắng nghe mẹ tôi nhiều hơn, và tôi thấy nhiều thoải mái khi nói chuyện với mẹ. Thỉnh thoảng khi tôi cảm thấy căng thẳng tôi đều gọi mẹ tôi chỉ để nghe mẹ nói, và tôi thấy rằng việc nói chuyện với mẹ tôi giúp cho tôi cảm thấy hạnh phúc hơn. Điều ngạc nhiên là bao nhiêu điều đã thay đổi giữa chúng tôi qua vài tháng này.

Tôi nghĩ nhiều thanh niên ngày nay đang trải qua cùng tình huống như của tôi. Chúng ta bận rộn thế; chúng ta bị lái đi bởi nhiều thế tới mức làm sao lãng chúng ta khỏi điều quí giá trong cuộc sống. Tôi đã dành nhiều năm ở xa gia đình tôi vì tôi tưởng thành công là mọi thứ. Bây giờ tôi nhận ra rằng tôi gần như đánh mất điều quí giá trong đời tôi: Quan hệ của tôi với gia đình tôi. Với tôi, ở nhà trong hai tuần cho phép tôi có nhiều thời gian hơn để suy tư, không bị quá bận tâm tới doanh nghiệp riêng của tôi, và có nhiều thời gian nghe và chú ý. Đồng thời, nó cho phép tôi bắt đầu nghĩ về đời tôi và cách tôi có thể đã có khả năng đối xử với mẹ tôi theo cách khác. Bây giờ tôi hiểu điều mẹ tôi nói: “Con cái không bao giờ hiểu được bố mẹ chúng chừng nào chúng chưa trở thành bố mẹ.” Bạn chưa bao giờ đánh giá cao tình yêu của bố mẹ bạn chừng nào bạn chưa mất nó. Và tôi đã gần đánh mất nó nhưng may mắn tôi đã tìm thấy nó trước khi quá trễ.

Tôi nghĩ một trong những bài học quan trọng nhất tôi đã học từ đây, chính là cái gì đó tôi không bao giờ có thể học được từ sách vở là ở chỗ khi một người có sự hỗ trợ của gia đình chăm lo, điều đó hỗ trợ cho người đó trong việc chăm nom tốt hơn cho gia đình riêng của họ, cái gì đó đem tới ích lợi cho mọi người. Khi bạn được yêu, bạn biết về tình yêu, và chỉ thế bạn mới có thể thực sự yêu ai đó. Nó là gốc rễ mà bằng cách nào đó trong thời đại công nghệ cao này, nhiều người trong chúng ta quên mất rằng chúng ta có gốc rễ. Đạo làm con với bố mẹ của người ta là nuôi dưỡng gốc rễ riêng của người ta để là một con người. Đây là nguyên lí nền tảng. Đây là nghĩa vụ con người quan trọng nhất của chúng ta. Nếu người ta đối xử với bố mẹ mình tệ bạc, người ta quên mất gốc rễ của mình và quên luôn nguồn gốc của mình.

Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta học ở trường tiểu học đạo làm con với bố mẹ chúng ta và kính trọng người già và thầy giáo. Nhưng chúng ta thường quên điều đó khi chúng ta lớn lên. Chúng ta phải khám phá lại gốc rễ riêng của chúng ta trước khi điều đó quá muộn. Đó là lí do tại sao tôi viết bức thư này như cái gì đó để chia sẻ với các bạn sinh viên hiện thời: Đừng bao giờ quên bạn xuất thân từ đâu; đừng bao giờ quên gốc rễ riêng của bạn và mối quan hệ gia đình là điều quí giá nhất mà bạn có trong cuộc đời này.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem