Phát triển nghề nghiệp

Mọi năm, tôi đều nhận được nhiều emails từ các sinh viên đã tốt nghiệp hỏi lời khuyên về nghề nghiệp của họ. Thiếu thông tin nào đó về phát triển nghề nghiệp và điều này cần được xua tan đi, cho nên tôi tóm tắt lại đôi điều để chia sẻ với các bạn:

Hỏi: Tôi đã từng được bảo rằng cứ làm việc cho tốt đi, làm việc chăm chỉ vào và công ty sẽ "chăm lo cho tôi", điều đó đúng hay không đúng?

Đáp: Điều này KHÔNG đúng. Thực tế không ai sẽ chăm lo cho bạn cả ngoại trừ khi bạn còn trẻ và cha mẹ bạn chăm lo cho bạn. Bây giờ là người lớn, bạn phải chăm lo cho bản thân mình. Hãy làm việc xuất sắc, tốt hơn bất kì ai khác. Học kĩ năng mới tốt hơn bất kì ai khác thì bạn KHÔNG phải lo nghĩ về bất kì cái gì. Bạn phải tự tin rằng bạn có thể đi tới bất kì chỗ nào; làm bất kì cái gì bởi vì bạn có tri thức và kĩ năng. Câu chuyện về các công ty cung cấp hỗ trợ cho nhân viên chỉ xảy ra trong "Sách kinh doanh" do những người hàn lâm viết ra, người chưa bao giờ làm việc trong công nghiệp.

Hỏi: Mọi người khuyên tôi hoà nhập xã hội nhiều hơn với những người quan trọng bởi vì "vấn đề không phải là điều bạn biết, mà vấn đề là bạn biết ai sẽ giúp cho bạn đạt tới thành công."

Đáp: Điều này KHÔNG đúng. Điều bạn biết là mọi thứ bởi vì nó là điều bạn có và không ai có thể lấy được nó khỏi bạn. Tri thức của bạn và kĩ năng của bạn là tài sản của bạn và mọi người kính trọng bạn dựa trên điều bạn biết. Bạn biết ai và họ biết gì về bạn chỉ là sự giúp đỡ. Theo ý kiến tôi, điều bạn có thể làm và điều bạn có thể hoàn thành là chìa khoá cho thành công của bạn.

Hỏi: Người quản lí của tôi nói với tôi rằng ông ấy sẽ giúp tôi trong tương lai của tôi chừng nào tôi còn làm việc chăm chỉ và làm bất kì cái gì ông ấy nói. Thầy nghĩ gì về điều đó?

Đáp: Sao bạn cần ai đó chăm nom cho tương lai của bạn? Người quản lí của bạn KHÔNG phải là bố bạn và việc của ông ấy là lãnh đạo. Ông ấy không có thời gian, kĩ năng, khả năng hay động cơ để chăm nom cho nghề nghiệp của bạn và tương lai của bạn. Người quản lí của bạn có thể là thầy kèm hay người làm gương vai trò (tốt hay xấu) và có thể hỗ trợ cho bạn trong việc làm của bạn. Chỉ bạn mới biết điều bạn muốn trong cuộc sống và điều bạn sẵn lòng làm việc chăm chỉ để có được nó.

Hỏi: Thầy nghĩ gì về lời khuyên: “Người quản lí không chăm lo về hiệu năng việc làm nhưng chăm lo về lương của bạn và việc nâng lương tuỳ thuộc vào điều họ thích bạn hay không. Điều quan trọng là "làm hài lòng người quản lí” rồi mọi sự sẽ tốt.”

Đáp: Đó là lời khuyên XẤU. Phần lớn người quản lí đều chăm lo tới hiệu năng công việc rất nhiều bởi vì hiệu năng của bạn phản ánh vào trong hiệu năng của họ một cách chặt chẽ. Có thể đó là điều duy nhất họ chăm lo tới bạn dù họ thích bạn hay không. Hãy làm việc cho giỏi, giữ thái độ tốt và bao giờ cũng học những kĩ năng mới thì những điều tốt có thể xảy ra bởi vì người quản lí của bạn cần những người như bạn. Đó là nhu cầu cần và kính trọng lẫn nhau, KHÔNG phải là về thích hay không thích trong môi trường chuyên nghiệp.

Hỏi: Bạn tôi nói với tôi là tôi chỉ có thể tiến lên được nếu tôi làm việc trong khu vực "thấy được cao độ" để những người quan trọng biết tôi là ai. Xin thầy cho lời khuyên.

Đáp: Thực tế, làm việc trong khu vực "thấy được cao độ" như thế có thể giúp hay không giúp được cho bạn. Nếu bạn làm việc giỏi và có kĩ năng lãnh đạo tốt thì điều đó có thể có tác dụng nhưng nếu vì bất kì lí do gì, bạn phạm sai lầm thì điều đó cũng là thấy được cao độ nữa. Nếu kĩ năng của bạn là tốt hơn khi sánh với khu vực khác, bạn có thể có cơ hội thành công tốt hơn ở đó.

Hỏi: Bạn tôi nói với tôi anh ấy thà được may mắn còn hơn là giỏi. Trong cuộc sống vận may là mọi thứ và chúng ta cần nhiều may mắn trong nghề này. Có đúng may mắn là quan trọng không?

Đáp: Giữ thái độ tích cực và hãy là tuyệt hảo trong mọi thứ bạn làm. Vận may đôi khi là quan trọng, nhưng hiệu năng của bạn là điều tốt nhất bạn có thể kiểm soát được. Kết quả là quan trọng trong nghề nghiệp của bạn và bạn có thể có được kết quả bằng việc làm việc giỏi.

Hỏi: Xin cho tôi biết con đường nghề nghiệp mà tôi cần để đạt tới mục đíc của tôi.

Đáp: Rất tiếc, không có con đường nghề nghiệp tường minh hay công thức thần cho mọi người. Nghề nghiệp là chuyện cá nhân tuỳ thuộc vào từng cá nhân. Có nghề nghiệp chung cho người lập trình đi từ người phát triển rồi qua nhiều con đường như người quản lí dự án, kiến trúc sư hệ thống và vân vân nhưng đó là chọn lựa của bạn và bạn phải chọn con đường nào tốt nhất cho bạn đạt tới mục đích CỦA BẠN.

Hỏi: Tôi thích công việc kĩ thuật và muốn tạo ra một nghề để ở trong lĩnh vực này thời gian lâu, đấy có phải là chọn lựa đúng không?

Đáp: Nhiều kĩ sư mới tốt nghiệp được thuê vào công ti, được đưa vào nhóm kĩ thuật, trưởng thành trong nhóm này và muốn tạo ra nghề cả đời trong khu vực hẹp này. Điều này tương tự với việc người có bằng tiến sĩ muốn tạo ra nghề nghiệp theo chủ đề luận án hẹp của mình mà không học cái gì mới. Thực tế là ở chỗ các vấn đề kĩ nghệ ngày nay đang mở rộng và rất đa dạng. Trong khi giỏi về kĩ thuật trong một chuyên ngành hẹp có thể là rất tốt và có thể đúng cho bạn, điều thường khôn ngoan hơn là trước hết nhìn quanh và kiếm các phân công việc đa dạng. Bạn vẫn còn rất trẻ, bạn cần mở rộng kinh nghiệm của mình và trở nên có giá trị hơn. Kéo căng bản thân bạn ra rộng và trưởng thành lên, nếu bạn chọn chuyên sâu vào một lĩnh vực, bạn sẽ giỏi hơn nhiều. Đừng khoá bản thân mình vào trong bất kì cái gì sớm quá. Điều tốt là bạn đang tận hưởng các công việc kĩ thuật nhưng bạn có thể có nhiều vui hơn qua sự đa dạng. Bạn sẽ thấy bức tranh lớn hơn.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem