Nghị lực sáng tạo

Nghị lực sáng tạo

Có những lúc ở đại học sinh viên mất động cơ của họ và cảm thấy họ không muốn học tập thêm nữa. Lớp học có thời đã là vui đột nhiên trở thành chán. Mục đích học tập thường động viên họ không còn vang dội nữa. Sinh viên bắt đầu tự hỏi liệu giáo dục đại học có là điều đúng không? Hay liệu họ có chọn nghề đúng không? Mọi hi vọng của họ đột nhiên tan biến như làn khói vì họ không chắc về tương lai của mình. Dường như là bằng cách nào đó họ mệt mỏi và mất phương hướng. Họ đắn đo làm sao họ có thể tiếp tục học tập mà không có động cơ và nghị lực. Đây là triệu chứng "căng thẳng nghị lực sáng tạo" thường xảy ra trong sinh viên năm thứ hai và thứ ba, đặc biệt trong sinh viên tính toán hay phần mềm.

Điều sinh viên cần nhận ra là: Đây là vấn đề chung, nó tới và nó sẽ đi. Nguyên nhân của điều đó là do suy giảm “nghị lực sáng tạo”. Nghị lực sáng tạo là cái gì đó khó giải thích bởi vì nó là thứ cá nhân trong những người phải làm nhiều suy nghĩ và phân tích trong công việc của họ, như sinh viên máy tính và toán học. (Nó cũng xảy ra trong các nghệ sĩ, nhà văn, nhạc sĩ người dùng tài năng sáng tạo của họ nữa). Triệu chứng này xảy ra khi sinh viên dùng nghị lực sáng tạo của họ vượt ra ngoài năng lực của họ. Giống như giếng nước, nghị lực này tự làm đầy nó dần qua thời gian. Một sinh viên tự thúc đẩy mình quá nhiều trong việc học tập thâu đêm, hay phải thiết kế và viết mã cho một chương trình phức tạp có thể dùng hết nghị lực sáng tạo trong một thời gian ngắn. Thường vào trước lúc đó, không có mấy điều họ có thể làm được. Sức mạnh bộ não của họ lâm vào "trạng thái đông cứng" cho nên họ rơi vào trong "cảm giác chán nản" nơi không cái gì dường như làm việc, mọi thứ rời ra, làm nảy sinh hoảng hốt, sợ sệt, tự nghi ngờ, và mất niềm tin vào điều họ làm.

Điều gì xảy ra cho giếng nước khi nó bị hết nước? Nó sẽ cần thời gian để trút đầy lần nữa theo cách riêng của nó. Cùng điều đó cũng xảy ra cho sinh viên người trải qua triệu chứng này. Tôi thường khuyên sinh viên nói chuyện với bạn bè hay người tư vấn để giảm nhẹ căng thẳng của họ. Nếu họ có thể bày tỏ "cảm giác trống rỗng" của họ, họ sẽ cảm thấy tốt hơn. Tất nhiên trong vài ngày, thay đổi thái độ sẽ tới từ bên trong và họ sẽ cảm thấy lại tốt hơn. Cũng như nước dần dần rót vào giếng trống, khi công lực của bộ não của họ phục hồi, khi nghị lực sáng tạo của họ đầy lên, mọi sự sẽ quay lại bình thường.

Trong nhiều năm dạy cho sinh viên phần mềm và toán học, tôi gặp các sinh viên có triệu chứng này mọi lúc. Chừng nào mà sinh viên hiểu rằng đó chỉ là điều tạm thời, nó tới và nó sẽ đi, không có lí do để hoảng hốt. Sau đây là một số lời khuyên có tác dụng tốt cho nhiều sinh viên của tôi:

1) Để ngày nghỉ. Đi xem phim hay đi mua sắm. Để một số bạn cùng đi cho bạn vui lên.

2) Đi dạo trong khu vườn yên tĩnh hay tập nhẹ nhàng để thảnh thơi tâm trí.

3) Ngủ một giấc dài cả đêm (ít nhất 8 tiếng)

4) Ăn thức ăn dinh dưỡng như hoa quả, rau cỏ. Tránh ăn thịt cá trong vài ngày.

5) Học thiền cũng khử bỏ được căng thẳng này.

Sinh viên cần thời gian để cho phép nghị lực sáng tạo của họ được xây dựng lên cho nên không vội làm cái gì một cách hấp tấp. Làm một nhiệm vụ mỗi lúc để bình thản tâm trí bạn. Nếu cần, nói chuyện với người tư vấn và giáo sư của bạn và để cho họ biết về căng thẳng của bạn. Bất kì cái gì bạn chọn để giải quyết với tình huống này, chú ý tới sức khoẻ của bạn. Tự hỏi bản thân mình cái gì có tác dụng và không có tác dụng cho bạn? Cái gì làm bạn cảm thấy chán nản? Điều gì dường như ảnh hưởng tới động cơ của bạn? Kiểm điểm lịch học của bạn và điều chỉnh để cho bạn có thời gian nghỉ ngơi. Cắt bớt những hoạt động không cần thiết để cho bạn có thể thảnh thơi và lấp đầy lại nghị lực sáng tạo của bạn.

Khi bạn cảm thấy tốt hơm, đánh giá lại và đặt lại mục đích học tập của bạn. Làm điều có nghĩa nhất cho bạn. Những mục đích tự đặt là động cơ tốt hơn những mục đích do người khác áp đặt. Viết ra các mục đích của bạn cũng giúp bạn kiểm điêm cam kết của bạn. Mục đích học tập phải có tính thách thức nhưng là đạt tới được. Mục đích học tập tốt không quá dễ không phải là không thể được. Mục đích thách thức nhưng đạt được sẽ giữ cho mối quan tâm của bạn và giữ cho bạn có động cơ trong học tập của bạn.

Một khi bạn đã làm điều này thì bạn có thể nhìn tới để đặt lại mục đích nghề nghiệp của bạn. Đừng đặt mục đích như "Mình sẽ có việc làm được trả lương tốt." Hay “Mình sẽ có việc làm” Nhưng tự hỏi bản thân mình: Loại việc làm nào? Làm bao nhiêu tiền? Trong công nghiệp nào? Mình có thể làm việc ở đâu? Thành phố nào? Nước nào? Kĩ năng yêu cầu là gì? Mình phải dự lớp nào để học những kĩ năng đó? Nếu bạn hiểu rõ ràng điều bạn muốn và bình thản đặt chúng vào việc viết ra bạn sẽ kinh nghiệm việc dâng lên trong nghị lực sáng tạo chữa lành bạn theo cách bạn thậm chí không thể tưởng tượng được.

Nhớ rằng là một người đang trưởng thành, nhu cầu của bạn sẽ thay đổi qua thời gian, và điều này nghĩa là mục đích nghề nghiệp của bạn sẽ phải được thay đổi, bỏ đi và thêm vào mỗi lúc. Lập kế hoạch nghề nghiệp của bạn cho linh hoạt và bạn sẽ đạt tới nghị lực của mình, động cơ quay lại của mình. Bạn càng ngồi xuống sớm và cho phép nghị lực sáng tạo của bạn đi ra, bạn sẽ càng tốt hơn.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem