Nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Ngày nay chúng ta đang sống trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ nơi máy tính là thông thường và được dùng trong mọi doanh nghiệp. Do đó, bằng cấp cử nhân trong lĩnh vực công nghệ như Khoa học máy tính, Kĩ nghệ phần mềm, hay Quản lí hệ thông tin là then chốt để mở ra những cánh cửa cho nhiều cơ hội nghề nghiệp. Mặc dầu có thiếu hụt người với những kĩ năng này trên khắp thế giới nhưng bằng cách nào đó số sinh viên đại học ghi danh vào những lĩnh vực này vẫn thấp. Tại sao sinh viên không học các lĩnh vực công nghệ cho dù họ có nhiều cơ hội việc làm?

Một lí do là sinh viên đại học không biết mấy về xu hướng thị trường và nhu cầu công nghiệp để chọn lĩnh vực học tập đúng. Khó mà tin được điều này trong thời đại của Internet, Facebook, các tạp chí trực tuyến, và phòng Chat nơi thông tin là sẵn có với tốc độ của internet. Nhưng một nhà tư vấn giải thích: “Ở Mĩ và châu Âu, thông tin về xu hướng công nghệ và nhu cầu công nghiệp là sẵn có rộng rãi nhưng ở châu Á, sinh viên thường bị lẫn lộn vì quá nhiều việc quảng cáo giả. Họ không có khả năng phân biệt bài báo về xu hướng kĩ thuật hay và các quảng cáo xu hướng sản phẩm. Phần lớn trong họ coi công nghệ như sản phẩm tiêu thụ như iPhone, iPads thay vì cái gì đó họ có thể học và xây dựng nghề nghiệp. Chỉ có vài website trực tuyến hội tụ vào xu hướng công nghệ nhưng có nhiều websites, báo và tạp chí trực tuyến quảng cáo sản phẩm công nghệ vì những websites này kiếm tiền bằng quảng cáo. Thay vì là ai đó tạo ra hay làm việc trong công nghệ, họ trở thành người tiêu thụ công nghệ. Thiếu thông tin thích hợp là một trong những lí do chính tại sao sinh viên không học công nghệ.”

Lí do khác là sinh viên đại học thường có cách nhìn sai rằng kĩ thuật là rất khó cho nên họ ngần ngại lựa chọn chúng. Một sinh viên bảo tôi: “Em biết rằng kĩ nghệ phần mềm là lĩnh vực tốt để học và tốt nghiệp thường kiếm được việc làm tốt nhưng bạn em bảo em rằng nó rất khó cho nên em sợ là em có thể không học tốt trong nó.” Tôi hỏi anh ta: “Bạn của em có học kĩ nghệ phần mềm hay khoa học máy tính không?” Anh ta lưỡng lự: “Không, chúng em toàn học cái gì đó khác.” Tôi giải thích: “Vậy bạn của em thực sự đâu có biết. Họ có lẽ nghe điều đó từ ai đó và lan truyền tin đồn này, cuối cùng nhiều người tin rằng công nghệ là khó cho nên không ai muốn học nó. Có thể một số sinh viên khoa học máy tính bắt đầu tin đồn này lúc ban đầu, vì càng ít người học công nghệ, thị trường việc làm càng ít cạnh tranh và càng dễ cho họ kiếm được việc làm với lương cao hơn, vì cầu là lớn hơn cung nhiều.” Anh ta bối rối: “Em chưa bao giờ nghĩ tới điều đó như thế.” Tôi tiếp tục: “Em muốn có việc làm tốt, em muốn làm ra nhiều tiền, nhưng em không muốn học cái gì đó khó. Điều đó có thể giải thích tại sao nhiều người tốt nghiệp bị thất nghiệp vì họ muốn học cái gì đó dễ dàng, cái gì đó họ không phải đổ nỗ lực vào nhưng dầu vậy vẫn có được bằng cấp. Không may là bằng cấp không còn là đảm bảo cho việc làm. Thay vì có kĩ năng với nhu cầu cao và đề nghị việc tốt, họ có "mảnh giấy vô giá trị." Để thay đổi điều này, em phải đổ nỗ lực vào học công nghệ chỉ trong bốn năm nhưng cả đời em sẽ được tốt hơn nhiều. Bốn năm không quá dài nhưng nó tạo ra khác biệt giữa có việc làm tốt và thất nghiệp.”

Lí do khác là một số đào tạo công nghệ bị lỗi thời vì sinh viên học từ sách giáo khoa và các chương trình đã cũ mười tới hai mươi năm hay từ các thầy giáo vẫn còn dạy cái gì đó mà họ đã học từ hai mươi hay ba mươi năm trước. Do đó cho dù sinh viên chọn lĩnh vực đúng nhưng kĩ năng của họ không đủ hiện thời để có được việc làm trong công nghiệp. Một người chủ công ty phần mềm phàn nàn: “Tôi phải phỏng vấn ba mươi tới bốn mươi sinh viên để kiếm được một người mà có thể có kĩ năng tôi cần. Ngay cả sau khi thuê họ, tôi vẫn phải dành nhiều nỗ lực để đào tạo họ nhưng phần lớn họ chuyển việc làm sau một năm ở công ty tôi. Đào tạo là đầu tư kém nhưng đó là cách duy nhất để có được công nhân có kĩ năng. Nhiều trường không dạy điều công nghiệp cần vì họ không có thầy giáo giỏi và việc đào tạo không được hiện thời, đó là lí do tại sao người tốt nghiệp của họ không có đủ phẩm chất để làm việc trong công nghiệp.” Để tránh tình huống này, điều rất quan trọng đối với sinh viên là chọn trường đúng và việc đào tạo đúng. Không phải mọi đại học đều như nhau và không phải mọi chương trình đào tạo là tương tự. Sinh viên phải tiến hành nghiên cứu để nhận biện trường đúng với đào tạo đúng. Cách tốt nhất là tới thăm trường và nói chuyện với các sinh viên, đặc biệt những người đã tốt nghiệp từ lĩnh vực bạn đang quan tâm. Chỉ báo tốt nhất là số người tốt nghiệp có việc làm trong lĩnh vực họ học tập. Giáo dục là đầu tư, bạn đầu tư tiền của gia đình bạn và thời gian của bạn vào việc phát triển các kĩ năng sẽ giúp bạn xây dựng tương lai của bạn, cho nên bạn phải rất có tính lựa chọn.

Lí do khác là lĩnh vực công nghệ là cái gì đó mới mà sinh viên không biết họ phải làm gì khi tốt nghiệp cho nên họ ngại ngùng lựa chọn cái gì đó không biết. Người tốt nghiệp công nghệ làm việc trong đa dạng khu vực, từ thiết kế, thực hiện và cải tiến hệ thông tin, cho tới phát triển trí tuệ nhân tạo và an ninh cho trò chơi máy tính và cơ sở dữ liệu v.v, vì đây là các khu vực rất rộng, sinh viên có thể chọn từ đa dạng con đường nghề nghiệp. Phần lớn sinh viên chỉ biết rằng việc làm công nghệ là viết mã và kiểm thử. Tất nhiên, với các công ty phần mềm nhỏ, đây là điều duy nhất mà nhiều công nhân làm nhưng thực ra, lĩnh vực công nghệ còn rộng hơn nhiều so với điều đó. Bên cạnh viết mã, kiểm thử, các lĩnh vực công nghệ cũng còn bao gồm an ninh mạng, phân tích hệ thống, điều tra máy tính, quản trị cơ sở dữ liệu, kĩ nghệ phần mềm, khoa học dữ liệu, mật mã hoá, công nghệ sinh học, sinh tin học, kĩ nghệ máy tính v.v.

Ngày nay nếu người tốt nghiệp có kĩ năng kĩ thuật và tiếng Anh, họ gần như có thể chọn làm việc ở hầu hết mọi nước mà họ muốn. Luật di trú mới của nhiều nước đã phát triển như Mĩ, Anh, Đức v.v làm dễ dàng hơn nhiều cho người kĩ thuật vào làm việc ở đó. Theo Sở thống kê lao động Mĩ (BLS), công nghệ thông tin (Khoa học máy tính, Kĩ nghệ phần mềm, Quản lí hệ thông tin, Kĩ nghệ máy tính v.v.) là lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất trong công nghiệp và có lương cao nhất trong cân nhắc chỉ bốn năm giáo dục. Thu nhập trung bình cho công nhân công nghệ thông tin với bằng cử nhân vào tháng 5/ 2012 là $100,660 tức là nhiều hơn $20,000 so với bằng cấp quản trị kinh doanh và nhiều hơn $45,000 so với các bằng cấp khác. Thêm vào đó, cái nhìn về việc làm là tuyệt hảo với việc làm được mong đợi tăng trưởng nhanh hơn trung bình của mọi nghề, tới 28% từ 2010 tới 2020.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem