Nghề nghiệp của người kĩ sư phần mềm thành công

Nghề nghiệp của người kĩ sư phần mềm thành công

Ray Brooke là cựu sinh viên và người chủ thành công của một công ty phần mềm lớn. Theo gợi ý của tôi, anh ấy đồng ý chia sẻ nghề nghiệp của mình như người kĩ sư phần mềm với sinh viên tại CMU.

Ray bắt đầu: “Là sinh viên về kĩ nghệ phần mềm, việc làm đầu tiên của các bạn có lẽ sẽ là người phát triển hay kiểm thử phần mềm. Các bạn được đào tạo để thiết kế, viết mã và kiểm thử và tôi chắc chắn nhiều người trong các bạn sẽ làm tốt. Nhưng thỉnh thoảng các bạn sẽ ở vào tình thế là các bạn phải hỏi khách hàng về điều họ muốn và điều đó là KHÔNG dễ dàng đâu. Nhiều người trong các bạn KHÔNG được đào tạo về cách trao đổi với khách hàng. Các bạn biết về những điều kĩ thuật nhưng khách hàng không biết. Khách hàng của bạn không biết khác biệt giữa "chức năng" và "tính năng", "kiểm thử đơn vị" và "kiểm thử rà lại" hay “đối tượng” và “cấu trúc”. Ngược lại, khách hàng không hiểu tại sao bạn không biết "giá trị và thu nhập", "thu hồi theo đầu tư", "thời gian ra thị trường", "tài sản", "điểm bán hàng", "tài khoản trả được và tài khoản nhận được". Dường như là bạn nói tiếng trung Quốc và họ nói tiếng Hi Lạp."

“Nhiều năm trước, tôi đã ở vào cùng tình huống đó khi tôi phải nói chuyện với khách hàng trực tiếp để giải quyết vấn đề khó khăn. Không người nào trong tổ của tôi muốn làm điều đó và người quản lí dự án từ chối gặp gỡ với khách hàng bởi vì họ có các luận cứ trong quá khứ. Đó là cơ hội đầu tiên của tôi để chứng tỏ cho cấp quản lí rằng tôi có thể "giải quyết vấn đề" cho nên tôi học một số thuật ngữ doanh nghiệp trước khi tới gặp. Điều đó hoá ra lại tốt vì tôi nghe nhiều hơn tôi nói. Khách hàng không hài lòng với dự án cho nên ông ta nói cho tôi mọi điều tồi tệ về dự án, tôi chỉ lắng nghe im lặng và đảm bảo với ông ấy rằng tôi sẽ cố gắng hết sức để giải quyết vấn đề này. Bởi vì tôi biết cách lắng nghe và có kiên nhẫn, vài tuần sau công ty yêu cầu tôi tới gặp khách hàng của dự án khác. Tôi cũng đã làm tốt bằng việc lắng nghe nhiều hơn nhưng lần này tôi cũng học nhiều hơn về phía doanh nghiệp. Cuối cùng, tôi trở thành người mà khách hàng muốn nói chuyện và công ty phân cho tôi làm "người phân tích doanh nghiệp" thuật ngữ này ngày nay thường được gọi là "kĩ sư yêu cầu" hay người kĩ thuật thu nhận, phân tích, xác định nhu cầu của khách hàng và thương lượng các thay đổi cho dự án.”

Ray tiếp tục: “Việc làm của người phân tích doanh nghiệp là làm việc với khách hàng để tìm ra họ cần gì và viết yêu cầu doanh nghiệp. Điều nà KHÔNG dễ vì bạn phải biết về doanh nghiệp của khách hàng và lí do tại sao khách hàng cần sản phẩm phần mềm. Bạn phải học điều người dùng sẽ có khả năng làm với phần mềm và điều phần mềm sẽ làm cho doanh nghiệp như tăng thu thập, giảm chi phí, cải tiến dịch vụ, hay đáp ứng các nghĩa vụ nào đó. Từ điều bạn thu được từ phía doanh nghiệp, bạn phải biến đổi chúng thành các yêu cầu kĩ thuật như chức năng mà phần mềm phải hoàn thành để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Đó là lí do tại sao người được đào tạo về doanh nghiệp không thể làm được vì họ không biết phần mềm và người phần mềm không thể làm được nó vì họ không biết doanh nghiệp. Việc làm này yêu cầu ai đó biết cả doanh nghiệp và kĩ thuật và nó là rất quan trọng bởi vì bất kì việc hiểu sai hay sai lầm nào, dự án sẽ thất bại. Vì nó là việc khó, tôi được trả lương rất tốt cho dù tôi chỉ mới làm việc ở đó hơn một năm. Điều tôi đã làm là chỉ ra cho cấp quản lí rằng tôi sẵn lòng học điều mới và có hành động để cải tiến kĩ năng của tôi.”

“Tuy nhiên, sau một năm làm việc như người phân tích doanh nghiệp, tôi đã biết đủ về phía doanh nghiệp nhưng không biết đủ về phía kĩ thuật cho nên tôi "tình nguyện" hỗ trợ cho người quản lí dự án để học về cách quản lí dự án phần mềm. Việc làm của người quản lí dự án là về lập kế hoạch dự án, tổ chức tổ, đặt lịch biểu dự án, và giữ dấu vết của tiến độ trong toàn bộ việc phát triển. Bởi vì người quản lí dự án của tôi rất bận rộn cho nên ông ấy đòi hỏi tôi giải quyết các vấn đề ảnh hưởng tới tổ, và phải chắc từng người lập trình đang làm việc tương ứng. Để cải tiến kĩ năng này, tôi theo học nhiều môn học về quản lí dự án. Vì tôi đã làm việc với cả những người kĩ thuật và phi kĩ thuật, tôi học được rằng người quản lí dự án phải có cả "kĩ năng kĩ thuật" và "kĩ năng mềm" để thành công nhưng hầu hết các trường không dạy "kĩ năng mềm" cho nên tôi lấy vài môn học trong khu vực này nữa. Cuối cùng, tôi được đề bạt lên làm người quản lí dự án và tôi đã hoàn thành tất cả các dự án một cách thành công. Thành công nọ dẫn tới thành công kia và chỉ trong một thời gian ngắn, tôi đã được phân công làm người quản lí chương trình để giám sát nhiều dự án lớn. Tôi đã làm việc rất vất vả và liên tục học qua mọi dự án mà tôi chịu trách nhiệm. Không gì có thể thay thế được kinh nghiệm, tôi đã học từ nhiều sai lầm tôi phạm phải, tôi đã học từ những người trong các dự án của tôi, tôi đã học từ khách hàng và người dùng nhưng hầu hết trong tất cả những điều đó là tôi đã học cách lắng nghe mọi người vì mọi người bao giờ cũng có cái gì đó để nói. Lời khuyên của tôi cho các bạn là học "kĩ năng lắng nghe". Ngày nay, có nhiều người học nói, làm bài trình bày, tranh cãi nhưng ít người biết cách lắng nghe. Bí mật của tôi là tôi lắng nghe nhiều hơn và có kiên nhẫn và chúng là kĩ năng quan trọng nhất trong thế giới cạnh tranh cao độ này.”

Ray cười: “Bởi vì tôi có kĩ năng trao đổi tốt, tôi trở thành người quản lí hàng đầu của công ty. Việc tối thượng cho nhiều kĩ sư phần mềm nhìn để đi lên là trở thành giám đốc và giám đốc thông tin (CIO) cho nên trong vài năm, người chủ công ty đã cho tôi vị trí giám đốc để quản lí toàn bộ một nhánh công ty. Về truyền thống, phần lớn mọi người đã ở vị trí này đều tới từ khu vực doanh nghiệp và có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA). Họ rất giỏi về tài chính và kế toán nhưng theo ý kiến tôi, đó cũng điểm yếu bởi vì thiếu kĩ năng kĩ thuật, nhiều người đã phạm sai lầm. Tài chính và kế toán có các qui tắc mà bạn phải tuân theo nhưng quản lí còn nhiều hơn việc tuân theo những qui tắc nào đó bởi vì bạn cũng cần canh tân và “tư duy bên ngoài hộp”. Các công ty cần những người có thể hiểu được doanh nghiệp của họ là gì và làm sao áp dụng được công nghệ để làm cho nó tốt hơn. Có khả năng tuân theo các chỉ đạo là quan trọng, nhưng có khả năng đưa ra sáng kiến và đánh giá riêng của bạn là quan trọng tương đương. Giải pháp của tôi là làm khác biệt bản thân mình với các giám đốc truyền thống. Tôi đã thảo luận hai cách xây dựng kĩ năng của bạn: Thu nhận tri thức doanh nghiệp và tri thức kĩ thuật chuyên sâu nhưng khi bạn ở vị trí cao hơn, có hai khu vực thêm nữa: Trao đổi và lãnh đạo.”

Một sinh viên hỏi: “Nhưng mọi người bảo tôi rằng trao đổi là "kĩ năng tự nhiên", một số người nói giỏi hơn, trôi chảy hơn những người khác.”

Ray lắc đầu: “Mọi người đều có thể học để là người trao đổi tốt hơn qua thực hành. Khác biệt là ở chỗ kĩ năng trao đổi mất thời gian lâu hơn để phát triển. Nó yêu cầu cả kinh nghiệm và đào tạo để trở nên hiệu quả. Tôi đã làm việc chăm chỉ để cải tiến kĩ năng trao đổi của mình vì tôi là người phân tích doanh nghiệp. Tôi đã học trao đổi một cách hiệu quả bằng việc giải quyết với những người không thể trao đổi được. Nhiều khách hàng không thể hiểu được phía kĩ thuật để mô tả yêu cầu của họ một cách chi tiết. Mặt khác, nhiều người kĩ thuật không hiểu độ phức tạp của qui trình doanh nghiệp mà họ phải thực hiện bởi vì họ không thể trao đổi được với khách hàng. Học trao đổi, và có kiên nhẫn để thu được tri thức từ khách hàng, là kĩ năng bản chất mà nhiều người trong các thành viên tổ trước đây của tôi không có. Họ chỉ muốn làm công việc kĩ thuật và đó là lí do tại sao tôi đi lên nhanh chóng nhưng họ vẫn ở chỗ như người lập trình và người kiểm thử.”

Ray tiếp tục: “Mười sáu năm trước đây, tôi cũng như các bạn thôi. Một sinh viên mới tốt nghiệp làm việc với việc làm đầu tiên của tôi như người lập trình. Tuy nhiên, tôi bao giờ cũng giữ tâm trí cởi mở và tìm cơ hội. Thay vì chờ đợi người quản lí của tôi bảo tôi điều cần làm thì tôi lấy sáng kiến để làm việc giải quyết các vấn đề dự án. Khi mọi bạn bè tôi đều thích thú viết mã và kiểm thử, tôi đi ra và làm việc với khách hàng. Chỉ trong vài tháng, tôi đã là người mà người quản lí tới gặp bất kì lúc nào có bất kì vấn đề gì cần sửa chữa. Có thái độ "giải quyết vấn đề" này không chỉ cải tiến kĩ năng trao đổi của tôi, nó cũng cải tiến cơ hội của tôi đi vào trong các vị trí phân tích doanh nghiệp và quản lí cấp cao. Chìa khoá để đi lên trong bất kì công ty nào là để cho cấp quản lí biết điều bạn có thể làm được. Tôi có thể trả lời nhiều câu hỏi mà người quản lí hỏi, giải quyết các vấn đề dự án, chấp nhận những thách thức mới, và bao giờ cũng lắng nghe người khác. Đó là lí do tại sao tôi đã trở thành người quản lí cao nhất.”

“Là giám đốc KHÔNG phải là việc làm dễ dàng. Bạn đang giải quyết với kinh doanh chính của công ty bằng việc cung cấp giải pháp thông tin cho nhiều khách hàng. Bạn phải chắc chắn rằng công ty vận hành tốt, bạn phải nghĩ nhiều về việc tạo ra nhiều thu nhập hơn, giảm chi phí, làm cho người chủ công ty hài lòng. Khi các giám đốc khác đang hội tụ vào việc giảm chi phí qua kiểm soát chặt kế toán và tài chính, tôi hội tụ vào việc đem tới nhiều kinh doanh hơn bằng cách làm việc với khách hàng. Người chủ công ty rất hài lòng khi ông ấy thấy rằng tôi có khả năng trao đổi với khách hàng của ông ấy, nhận diện vấn đề của họ, và giải quyết các vấn đề đó một cách nhanh chóng. Khi khách hàng hài lòng, họ cho bạn nhiều kinh doanh hơn cho nên tôi giúp làm tăng thu nhập cho công ty vài lần qua những năm trước. Lợi nhuận càng cao mà bạn có thể kiếm về cho công ti, bạn càng có giá trị hơn với người chủ và điều đó có thể tạo ra kết quả trong việc thăng cấp. Tương tác của tôi với nhiều khách hàng hơn làm cho tôi thành một nhân tố quan trọng cho công ty cho nên trong một thời gian ngắn, tôi đã trở thành phó chủ tịch và giám đốc thông tin (CIO).”

“Với nhiều người, khi họ đạt tới đỉnh họ dừng lại bởi vì không có gì thêm để làm. Tôi đã thấy nhiều người quản lí hàng đầu trở nên lười biếng và tự mãn nhưng tôi vẫn còn trẻ và đầy nghị lực. Bạn nghĩ gì về một người ba mươi tám tuổi cần làm sau khi người đó đạt tới vị trí hàng đầu? Khi giải quyết vấn đề, bạn phải tin rằng có cách để hoàn thành cái gì đó, cho dù nó chưa bao giờ được làm trước đây. Khi công ty tăng trưởng nhanh và cần thuê nhiều người phần mềm, Carnegie Mellon và Stanford không thể cho tôi hàng trăm hay hàng nghìn kĩ sư mà tôi cần mỗi năm cho nên tôi phải tìm họ ở đâu đó. Đôi khi lắng nghe người khác sẽ tạo ra một ý tưởng cho nên khi một khách hàng nhắc tôi rằng công ty của ông ấy có kế hoạch khoán ngoài cho Ấn Độ vì họ có nhiều kĩ sư phần mềm có kĩ năng, tôi ngạc nhiên. Một chuyến đi ngắn tới Bangalore, Ấn Độ năm đó đã thuyết phục tôi rằng có nhiều cơ hội kinh doanh ở đây. Câu hỏi của tôi là: “Tại sao khoán ngoài cho các công ty Ấn Độ khi bạn có thể thiết lập công ty làm khoán ngoài Mĩ ở đây?" Thế rồi tôi tự hỏi mình: “Tại sao mình phải làm việc cho ai đó khi mình có thể làm điều đó cho bản thân mình.” Sau vài tháng suy nghĩ, tôi quyết định rời bỏ việc làm và bắt đầu công ty riêng của mình để cung cấp dịch vụ phần mềm cho khách hàng ở Mĩ.”

“Bởi vì tôi có mối quan hệ tốt với nhiều khách hàng, họ tin cậy tôi cho nên tôi đã không có mấy vấn đề về nhận được hỗ trợ. Nhiều khách hàng đã đầu tư tiền vào công ty của tôi, nhiều người cho tôi việc kinh doanh vì tôi bao giờ cũng tin vào việc làm kinh doanh theo cách đúng đắn, cách đạo đức, và cách tốt nhất có thể được. Công ti của tôi tăng trưởng từ năm mươi người lúc bắt đầu tới vài trăm người rồi tới vài nghìn người và khi số khách hàng tăng lên, tôi mở các văn phòng ở nhiều nước – Trung Quốc, Singapore, Malaysia và Philippines. Ngày nay, chúng tôi cung cấp giải pháp phần mềm cho khách hàng trên khắp thế giới và trở thành một trong các công ty Mĩ lớn nhất chuyên trong lĩnh vực này.”

Ray kết luận: “Các bạn có thể coi rằng tôi may mắn nhưng tôi không tin vào vận may bởi vì tôi làm việc vất vả vì nó. Ngày nay công nghệ thông tin mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi người như tôi và các bạn, nếu các bạn biết cách nhận diện và lấy hành động. Thành công then chốt là liên tục học tập và điều chỉnh bản thân bạn theo bất kì tình huống nào và không bao giờ từ bỏ. Ngay cả ngày nay, chúng ta vẫn ở chỗ bắt đầu của thời đại công nghệ. Nếu các bạn nhìn lại năm mươi năm trước đây, máy tính cá nhân còn chưa được phát minh ra. Steve Jobs và Bill Gates còn trong trường phổ thông và Sergey Brin và Mark Zuckenberg thậm chí còn chưa được sinh ra. Điều đã xảy ra trong năm mươi năm qua đã là hiện tượng như thế nhưng tôi tin sẽ còn có nhiều điều nữa tới. Bằng việc học tập công nghệ thông tin, các bạn đã lựa chọn đúng lĩnh vực, đúng con đường hướng tới tương lai rất sáng lạn. Lời khuyên của tôi cho các bạn: “Kĩ năng kĩ thuật là bản chất nhưng KHÔNG đủ, các bạn phải biết phía doanh nghiệp của công nghệ nữa.” Khi các bạn theo đuổi giấc mơ của mình, điều cuối cùng tôi muốn nói là không thành vấn đề bạn là ai và bạn làm gì, ĐỪNG BAO GIỜ quên rằng bạn có trách nhiệm với bạn bè của bạn, gia đình bạn, xã hội của bạn, đất nước của bạn, dân tộc bạn và với trái đất này. Công nghệ là điều tuyệt vời chừng nào nó phục vụ cho nhân loại. Xin cám ơn."

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem