Nghề kĩ nghệ phần mềm/2

Nghề kĩ nghệ phần mềm phần 2

Theo nghiên cứu mới nhất, kĩ sư phần mềm là một trong những nghề được dự phóng tăng trưởng nhanh nhất trong các năm 2005-2025 với việc làm tuyệt hảo đầy hứa hẹn cho người xin việc có bằng đại học về kĩ nghệ phần mềm, quản lí công nghệ thông tin, và khoa học máy tính. Sinh viên muốn theo đuổi nghề trong lĩnh vực phần mềm phải có kĩ năng giỏi về phân tích và giải quyết vấn đề. Họ cũng phải có khả năng trao đổi có hiệu quả với các thành viên tổ và khách hàng họ gặp. Bởi vì họ thường phải giải quyết một số các nhiệm vụ kĩ thuật riêng trong quan hệ với doanh nghiệp, họ phải chú ý sít sao hơn tới các kĩ năng phụ liên quan tới nơi họ thích làm việc. Chẳng hạn nếu họ thích làm việc cho ngân hàng, họ phải có một số tri thức về tài chính để cho họ hiểu nhu cầu máy tính của ngân hàng. Nếu họ thích làm việc cho công ti mạng, họ sẽ cần tri thức về internet, ứng dụng web và an ninh mạng.

Phần lớn các công ti đều ưa thích người xin việc có ít nhất bằng đại học và tri thức rộng về đa dạng hệ thống máy tính và công nghệ. Đại đa số các công nhân phần mềm đều bắt nguồn từ khoa học máy tính nhưng những năm gần đây, kĩ nghệ phần mềm và quản lí hệ thông tin được ưa chuộng hơn bởi vì việc tăng nhấn mạnh vào qui trình phần mềm, an ninh máy tính, quản lí dự án, đặc biệt trong các công ti phần mềm và các hãng tư vấn lớn. Sinh viên tìm kiếm công việc phần mềm có thể cải tiến cơ hội có việc của mình bằng cách tham gia vào khoá học tập trung tại các công ti phần mềm. Những kinh nghiệm này cung cấp cho sinh viên tri thức và kinh nghiệm rộng, làm cho họ thành hấp dẫn hơn với người tuyển dụng. Ở Mĩ hơn 80% sinh viên tham gia vào khoá học tập trung trong tháng hè khi so với 42% ở châu Âu và 22% ở châu Á. Khả năng làm việc trước khi tốt nghiệp đã cho sinh viên Mĩ ưu thế lớn để kiếm việc trong các công ti phần mềm toàn cầu.

Khi công nghệ thay đổi, các công ti sẽ cần những công nhân có kĩ năng mới nhất do đó công nhân phần mềm phải liên tục cố gắng thu nhận kĩ năng mới nếu họ muốn vẫn còn trong lĩnh vực năng động này. Để giúp họ bắt kịp với công nghệ thay đổi, công nhân phần mềm cần lấy chứng chỉ giáo dục liên tục và chứng chỉ phát triển nghề chuyên môn do các nhà cung cấp đào tạo phần mềm hay đại học cấp. Giáo dục liên tục không phải là mới nhưng nó đang được khuyến khích rất mạnh ở Mĩ với trên 75% công nhân phần mềm tận dụng ưu thế của việc công ti chấp thuận đào tạo thêm, trong khi châu Âu ít hơn nhiều với 45% ở các nước Đức, Scandinavia và ít hơn 30% ở Pháp, Tây Ban Nha và Italy. Trong hầu hết các nước ở châu Á, ngoại trừ Nhật Bản và Hàn Quốc, việc học cả đời vẫn là khái niệm mới đối với một số công nhân lấy việc học liên tục để cải tiến kĩ năng của mình.

Trong nền kinh tế toàn cầu, nhiều công ti phải chấp nhận và tích hợp các công nghệ mới để làm cực đại hiệu quả của các hệ thống máy tính của họ và họ cần nhiều kĩ sư phần mềm hơn để thực hiện những thay đổi này. Nhu cầu về kĩ sư phần mềm có thể làm việc cho các công ti toàn cầu và đi tới các nước khác đã tăng lên mười lần khi so với vài năm trước. Theo vài nghiên cứu, đang có thiếu hụt trầm trọng người làm phần mềm ở mọi nước và nhu cầu trên toàn thế giới được ước lượng thiếu cỡ 2 tới 5 triệu kĩ sư phần mềm từ năm 2010 tới 2015, mặc cho sự kiện là Ấn Độ và Trung Quốc đang cho tốt nghiệp trên một triệu kĩ sư phần mềm mỗi năm. Cơ hội nâng cao cho công nhân phần mềm tăng lên theo kinh nghiệm. Mức tập sự có thể hầu hết hội tụ vào kiểm thử và lập trình nhưng khi họ trở nên có kinh nghiệm hơn, các công nhân có thể chuyển lên làm thiết kế và kiến trúc phần mềm. Cuối cùng, họ có thể tiến tới trở thành người quản lí dự án, người quản lí hệ thông tin, hay giám đốc thông tin, đặc biệt nếu họ có kĩ năng và đào tạo về doanh nghiệp. Một số kĩ sư phần mềm với nhiều năm kinh nghiệm có thể tìm ra cơ hội làm việc như Kĩ sư trưởng hay nhà tư vấn độc lập. Nhu cầu về kĩ sư phần mềm sẽ tiếp tục tăng lên khi việc kết mạng tiếp tục phát triển. Các công nghệ Internet đang mở rộng có nhu cầu cao về những kĩ sư phần mềm, người có thể phát triển các ứng dụng Internet, intranet, và World Wide Web. Giống thế, các hệ thống xử lí dữ liệu điện tử trong doanh nghiệp, viễn thông, chính phủ, và các sắp đặt khác tiếp tục trở nên phức tạp và tinh vi hơn. Việc thực hiện, bảo vệ, và cập nhật các hệ thống máy tính và giải quyết các vấn đề sẽ tiếp nhiên liệu cho nhu cầu về số lượng kĩ sư phần mềm tăng lên, những người chuyên môn trong an ninh thông tin. Các mối quan tâm qua “an ninh trong không gian xi be” nảy sinh do các công ti liên tục đầu tư lớn vào phần mềm để bảo vệ mạng của họ và kết cấu nền điện tử sống còn khỏi các cuộc tấn công. Việc mở rộng của công nghệ này trong 10 năm tới sẽ dẫn tới nhu cầu tăng lên về kĩ sư an ninh mạng để thiết kế và phát triển phần mềm và hệ thống để chạy các ứng dụng mới và tích hợp chúng vào trong các hệ thống cũ hơn.

Như với các thay đổi khác bởi toàn cầu hoá, khoán ngoài việc phát triển phần mềm cho các nước có chi phí thấp hơn bằng cách nào đó có thể tác động tới sự tăng trưởng sử dụng nhân công của một số việc làm về máy tính ở các nước đã phát triển. Nhiều công ti có thể tìm cách cắt chi phí bằng việc chuyển một số hoạt động sang các nước ngoài với lương thấp hơn và công nhân có giáo dục cao. Việc làm trong kĩ nghệ phần mềm ít sinh lỗi để được khoán ngoài hơn là các việc làm trong lập trình máy tính và kiểm thử, bởi vì kĩ nghệ phần mềm yêu cầu tri thức và kĩ năng doanh nghiệp nhiều và đổi mới, điều khó chuyển ra nước ngoài. Phần lớn các kĩ sư phần mềm đều phân tích nhu cầu của người dùng, thiết kế, kiến trúc và duy trì phần mềm hay hệ thống được cần tới cho doanh nghiệp và giải quyết mọi vấn đề nảy sinh. Người kĩ sư phần mềm thường làm việc như một phần của tổ thiết kế phần cứng, phần mềm và hệ thống mới. Tổ lõi có thể có những người kĩ nghệ, tiếp thị, xưởng và người thiết kế làm việc cùng nhau cho tới khi sản phẩm được hoàn thành. Người kĩ sư phần mềm được các công ti toàn cầu và hãng tư vấn sử dụng được yêu cầu dành thời gian xa khỏi văn phòng của họ và đi với khách hàng.

Lương của kĩ sư phần mềm ở Mĩ trong năm 2008-2010 xấp xỉ USD $ 60,000 tới $ 80,000 một năm tuỳ theo chuyên môn và bằng cấp đại học. (Đại học hàng đầu được lương cao hơn đại học bang) Bằng cấp cao như bằng Master hay có kinh nghiệm cũng giúp đẩy lương thêm $ 10,000. Với người kĩ sư có thể đi công tác, đặc biệt công tác quốc tế, có thể được lương từ USD $100,000 tới 150,000 với bằng kĩ sư phần mềm có 5 năm kinh nghiệm.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem