Người phụ nữ đằng sau Bill Gates

Người phụ nữ đằng sau Bill Gates

Có câu ngạn ngữ cổ: “Đằng sau mọi đàn ông vĩ đại bao giờ cũng có người phụ nữ vĩ đại.” Tất nhiên, một số người không đồng ý với điều đó. Tuy nhiên nếu bạn biết cái gì đó về Bill Gates bạn có lẽ phải đồng ý với "câu ngạn ngữ cổ" đó. Phần lớn mọi người biết tới Bill Gates là nhà “đa tỉ phú” hay “người giầu nhất trái đất.” Những người chủ doanh nghiệp biết Bill Gates là một “người kinh doanh rất thông minh.” Những người làm việc cho Bill Gates nói rằng ông ấy là một “ông chủ đòi hỏi và khó làm việc cho ông ấy.” Những người chủ công ty phần mềm coi Bill Gates là “kẻ cạnh tranh dữ dội.” Với công chúng, ông ấy vừa là cả "anh hùng" và "thần tượng" nhưng cũng là một "kẻ rất kiêu ngạo.” Đây là hình ảnh của Bill khi ông ấy quản lí Microsoft mãi cho tới khi … ông ấy lấy vợ.

Ngày nay mọi người đều đồng ý rằng Bill Gates là “Nhà tỉ phú đã đem của cải của mình đi làm từ thiện.” Ông ấy được ngưỡng mộ vì công việc của ông ấy trong Quĩ Bill và Melinda Gates nơi ông ấy dành mọi thời gian và nỗ lực vào cải tiến giáo dục, và đấu tranh với bệnh tật trên khắp thế giới. Điều gì làm cho ông ấy thay đổi vẫn còn là điều bí ẩn. Vài năm trước, đã có câu chuyện rằng ông ấy tới Carnegie Mellon và thấy nấm mồ của Andrew Carnegie trong nghĩa địa với văn bia: “Người chết giầu, chết nhục” và ông ấy nhận ra về bản thân mình rồi bắt đầu tập trung vào từ thiện. Đó là câu chuyện hay vì có sự tương tự giữa cuộc đời của Andrew Carnegie (một trong những người giầu nhất của thời đại công nghiệp) và Bill Gates (một trong những người giầu nhất của thời đại thông tin) nhưng đó chỉ là câu chuyện mà không có xác nhận nào.

Điều mọi người thấy là ông ấy đã thay đổi nhiều sau khi ông ấy cưới Melinda. Ông ấy dễ chịu hơn khi nói chuyện, bớt nhiều kiêu căng và khiêm tốn hơn khi xuất hiện trước công chúng. Tại sao một “kẻ cạnh tranh dữ dội” như ông ấy rời bỏ Microsoft để tập trung vào từ thiện? Tại sao nhà đa tỉ phú, vẫn đang trong thời hoàng kim của mình, quyết định cho đi phần lớn của cải của mình vào tranh đấu chống bệnh tật và cải tiến giáo dục trên khắp thế giới?

Tuần trước tôi tìm ra câu trả lời của mình khi tôi dự buổi nói chuyện của vợ ông ấy, Melinda Gates, tại StanfordUniversity. Ít người biết về cô ấy vì cô ấy rất kín đáo và bao giờ cũng yên tĩnh. Khi họ ra công chúng, cô ấy bao giờ cũng đứng cạnh Bill nhưng để chồng làm hầu hết việc nói. Khi được hỏi, cô ấy bao giờ cũng trả lời một cách lễ phép rồi chuyển cho chồng mình. Tuy nhiên những người làm việc với cô ấy đều nói là cô ấy có "nhân cách động," người làm việc táo tợn vì điều cô ấy tin vào, chính là sự nghiệp từ thiện.”

Đó là cơ hội hiếm hoi mà Melinda đích thân nói chuyện không có người chồng nổi tiếng nơi cô ấy thôi thúc mọi người áp dụng phát kiến để thay đổi thế giới và làm cho nó thành chỗ tốt hơn. Tôi được hứng khởi bởi bài nói đam mê của cô ấy khi cô ấy nhấn mạnh rằng mọi cuộc sống đều có giá trị tương đương và mọi người nên được cho cùng cơ hội. Cô ấy nói: “Hai triệu trẻ em bị chết vì ỉa chảy mỗi năm. Tại sao trẻ em chết bởi một bệnh đơn giản mà chúng ta có thể chữa dễ dàng bằng thuốc sẵn có trong hầu hết các hiệu thuốc?” Lí do, cô ấy nói là thuốc mà chúng ta coi là đương nhiên có ở các nước đã phát triển mất 10-15 năm mới tới các nước đang phát triển. Cô ấy thôi thúc: “Chúng ta cần cải tiến kết cấu nền để chắc những phát kiến ở các nước đã phát triển có thể vào tay của những người đang cần một cách nhanh chóng.” Khi được hỏi, cô ấy nghĩ về thời gian lí tưởng sẽ là gì, cô ấy nói: “Một năm, nó nên sẵn có ở mọi nơi trong quãng một năm.”

Với thính giả là hầu hết sinh viên đại học, cô ấy nói: “Các bạn có biết rằng 40% việc chết của trẻ nhỏ xuất hiện trong vòng 30 ngày sau khi sinh. Chúng ta có thể giúp để giảm đánh kể việc chết của trẻ nhỏ bằng vắc xin. Tuy nhiên, giảm chết của trẻ nhỏ trong vòng 30 ngày sau khi sinh cũng yêu cầu thay đổi hành vi. Giáo dục sức khoẻ là vấn đề quan trọng nhất và chúng ta phải chắc rằng mọi trẻ mới sinh ở các nước đang phát triển có thể vẫn sống mạnh khoẻ trước khi sự giúp đỡ khác tới.”

Cô ấy nhớ lại câu chuyện về đi sang châu Phi vài năm trước đây để xem động vật hoang dã. Nhưng chính những người cô ây đã gặp đã có tác động nhiều nhất lên cô ấy. Cô ấy nói: “Một lần mắt tôi mở ra, tôi không thể quay đi khỏi điều tôi thấy.” Cô ấy thôi thúc các sinh viên du hành và xem điều đang xảy ra trên thế giới, đặc biệt ở nước nghèo và đang phát triển. Cô ấy giải thích: “Tôi nghĩ du hành nhiều hơn tới các nước khác, để kinh nghiệm những nền văn hoá khác, để xem những cuộc sống khác, để tương tác với những ngôn ngữ khác, là món quà tốt nhất mà bạn có thể đem lại cho bản thân bạn.” Khi một sinh viên nhắc rằng điều đó là khó. Cô ấy nói: “Bạn không tới Stanford nếu bạn không thích khó khăn. Hình dung ra đam mê của bạn ở đâu và dốc sức theo đuổi nó đi. Thu lấy tính chuyên gia. Rót đầy vào sự không thoải mái của bạn. Làm cái gì đó bây giờ đi. Nếu bạn tin vào phát kiến, có những điều bạn có thể làm.”

Trong vài năm qua, quĩ Bill và Melinda đã chi trên 25 tỉ đô la cho việc xoá bỏ bệnh tật. Mười năm trước đã có quãng 2 triệu người mắc bệnh bại liệt nhưng do dự án tiêm chủng được tài trợ bởi quĩ, con số này đã sụt xuống ít hơn 200,000 một thành tựu lớn từ một quĩ tư nhân nhưng cô ấy nói: “Điều đó là không đủ; chúng tôi phải xoá bỏ hoàn toàn bệnh này vĩnh viễn bằng việc tiêm chủng cho mọi đứa trẻ có thể.” Cô ấy nói mục đích là quét sạch hoàn toàn các bệnh tật trên thế giới bằng việc cung cấp nhiều vắc xin hơn cho mọi nước đang phát triển. Cô ấy nói: “Các bệnh chết người như sốt rét, lao và HIV mà thường làm khổ sở các nước nghèo nhất có thể được diệt trừ nếu tất cả chúng ta cùng làm việc với nhau hướng tới mục đích đó.”

Cùng nhau, Bill và Melinda đã du hành thế giới để kêu gọi nhiều hành động hơn để cải thiện sức khoẻ và xoá bỏ bệnh tật ở các nước nghèo. Ngay nay mọi người nói tới Bill như “nhà tỉ phú bác ái” nhưng bây giờ chúng ta biết rằng đằng sau ông ấy có một phụ nữ vĩ dại người thực sự làm cho sự việc xảy ra.

Bạn có thể xem toàn bộ bài nói của cô ấy tại Stanford:

http://www.youtube.com/watch?v=Umy7UpwcRpc&feature=player_embedded

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem