Người kĩ thuật của năm

Mười lăm năm trước, tôi thuê Nicole, một sinh viên phần mềm cho nhóm của tôi. Vào ngày thứ hai tại công việc, cô ấy tới nhóm kiểm thử và nói chuyện với họ. Trong thời gian đó, họ đã xây dựng mối quan hệ của họ trước khi cô ấy cần sự giúp đỡ của họ. Vài ngày sau đó, người quản lí kiểm thử bảo tôi rằng hiếm khi một người phát triển tới họ để biết về điều họ làm. Thông thường những người phát triển không nói chuyện với người kiểm thử cho tới khi họ có vấn đề. Trong một công ty phần mềm lớn, những người phát triển và kiểm thử là các nhóm tách bạch, ngồi ở các toà nhà khác nhau và trừ phi họ phải gặp nhau, còn thì họ không tương tác mấy. Bạn có thể đoán điều gì xảy ra khi Nicole cần sự giúp đỡ của họ?

Trong vòng môt tháng trong dự án, chúng tôi có cuộc họp với khách hàng nơi Nicole gặp vài người dùng. Họ nói về nhiều điều nhưng tôi nghe thấy rằng cô ấy hỏi họ liệu cô ấy có thể tới thăm chỗ làm việc của họ và biết về cách họ làm việc không. Năm ngày sau đó, cô ấy tới gặp tôi với một danh sách các yêu cầu mà người dùng thực sự muốn nhưng chưa bao giờ được làm tài liệu trong đặc tả yêu cầu phần mềm (SRS). Cô ấy bảo tôi rằng cô ấy có cuộc thảo luận với kĩ sư yêu cầu để kiểm điểm các yêu cầu mới này và anh ta đã đồng ý để cho chúng được bổ sung vào cho việc đưa ra phần mềm lần sau. Vài ngày sau, kĩ sư yêu cầu bảo tôi rằng anh ấy có ấn tượng với sự chuyên nghiệp của cô ấy, và trong những người mới tốt nghiệp mà chúng tôi thuê năm đó, cô ấy là người duy nhất có thể hiểu rõ yêu cầu khách hàng.

Trong pha kiến trúc, kiến trúc sư trưởng bảo tôi rằng anh ta cần một phụ tá vì anh ta bị quá tràn ngập với công việc. Tôi đồng ý và hỏi anh ta muốn ai là phụ tá của anh ta. Không ngần ngại, anh ta nhắc tới tên cô ấy. Tôi ngạc nhiên vì công việc kiến trúc yêu cầu nhiều năm kinh nghiệm và cô ấy chỉ mới tốt nghiệp gần đây. Anh ta giải thích: “Cô gái đó học nhanh, cô ấy tới tôi vài tuần trước với nhiều câu hỏi. Trong nhiều năm tôi làm việc ở đây, ít người hỏi tôi những loại câu hỏi như vậy. Cô gái đó phải đã nghĩ nhiều về kiến trúc của tôi và khi chúng tôi có vài cuộc đối thoại sau đó, mỗi lúc cô ấy đều đi tới với nhiều câu hỏi hơn. Tôi hiến khi thấy ai đó năng nổ học như cô ấy.” Bạn có thể đoán được ai trở thành phụ tá kiến trúc sư trưởng khi những sinh viên mới tốt nghiệp gần đây vẫn còn đang học về dự án.

Bằng việc kết nối với nhóm kiểm thử, nhóm người dùng và kiến trúc sư trưởng của dự án, Nicole đã xây dựng mối quan hệ tuyệt hảo với mọi thành viên then chốt của dự án. Không giống như những người phát triển phần mềm khác, người ưa thích làm việc một mình, cô ấy hiểu rằng các mối quan hệ là then chốt cho thành công của cô ấy. Trong khi làm như vậy, cô ấy học thêm về công việc của họ và ưu tiên của họ. Họ trở thành bạn và thầy kèm của cô ấy, hăng hái dạy cô ấy điều cô ấy muốn học. Mọi ngày, tôi không biết làm sao một người trẻ mới tốt nghiệp gần đây có thể hành động chuyên nghiệp vậy như thế.

Trong toàn dự án, Nicole đứng ra như người lãnh đạo. Trong các buổi kiểm điểm thiết kế cùng khách hàng, cô ấy đã được chuẩn bị tốt và có khả năng trả lời nhiều câu hỏi khó. Cô ấy thậm chí còn tình nguyện sửa vài vấn đề thiết kế cho những người khác vì cô ấy biết rõ về kiến trúc. Là thành viên tổ, cô ấy báo cáo hoạt động hàng tuần của mình theo cách chuyên nghiệp, rõ ràng và và cô đọng bằng dữ liệu và ngày tháng. Người lãnh đạo tổ của cô ấy thích điều đó tới mức anh ta yêu cầu mọi thành viên tổ tuân theo báo cáo tình trạng có dạng thức như của cô ấy. Phần lớn những người phát triển phần mềm chưa bao giờ giỏi trong làm tài liệu nhưng tài liệu của cô ấy là rõ ràng và rất thấu đáo. Trong buổi kiểm điểm mã, tôi vui mừng rằng mã của cô ấy được viết tốt với chú thích trong mọi dòng mã. Nhiều người SQA bảo tôi rằng họ ấn tượng với cách cô ấy tiến hành trong dự án. Cô ấy bao giờ cũng thoải mái nói chuyện và sẵn sàng đưa ra sự hỗ trợ cho bất kì ai cần tới.

Sau lần đưa ra phần mềm đầu tiên, tôi đã cho tổ một tuần nghỉ trước khi bắt đầu pha sau. Tôi ngạc nhiên, cô ấy tới tôi và hỏi liệu cô ấy có thể tham dự một cuộc hội nghị kĩ thuật để cho cô ấy có thể học phương pháp phát triển phần mềm mới. Tất nhiên, tôi chấp thuận yêu cầu của cô ấy nhưng điều làm tôi ngạc nhiên hơn là khi quay về, cô ấy đưa cho tôi một báo cáo đầy đủ về cuộc hội nghị. Cô ấy cũng đưa ra chia sẻ điều cô ấy đã học với các thành viên tổ về phương pháp phần mềm mới. Đến cuối dự án, tôi đề bạt cô ấy làm lãnh đạo tổ, cho dù cô ấy mới chỉ làm việc cho công ty chưa đầy hai năm.

Vài tháng sau khi dự án được hoàn thành thành công, tôi được chuyển sang bộ phận khác của công ty ở thành phố khác. Công việc rất bận rộn cho nên tôi không biết điều đã xảy ra cho các thành viên của tổ dự án cũ của tôi. Một hôm tôi nhận được một cú điện thoại từ Nicole hỏi lời khuyên vì cô ấy muốn trở lại trường lấy bằng cấp chuyên sâu. Tất nhiên, tôi đặc biệt khuyên cô ấy tới đại học Carnegie Melon và thậm chí còn viết thư giới thiệu cho cô ấy.

Nhiều năm đã trôi qua, tôi bận rộn với nghề của mình và không nhớ mấy về các dự án quá khứ. Tuy nhiên, hôm qua tôi thấy hình cô ấy trên trang nhất một tạp chí kĩ thuật. Cô ấy làm việc cho công ty khác, công ty phần mềm lớn và phát triển nhanh như người phó chủ tịch. Tạp chí này đã bầu cô ấy là “Người kĩ thuật của năm”. Trong nhiều năm, tạp chí đó bao giờ cũng chọn ai đó làm “Người kĩ thuật của năm”, trong số họ có Bill Gates, Steve Jobs, Sergei Brin, Mark Zuckerberg v.v. Tuy nhiên, năm nay người đó là phụ nữ, và người phụ nữ đầu tiên được chọn. Tôi chắc chắn trong tương lai sẽ có nhiều người nữa vì ngày nay có nhiều phụ nữ học trong khu vực kĩ thuật. Đêm qua, tôi sung sướng thế nên tôi đã viết vài dòng trong blog này như một thuộc tính của cô ấy: Người kĩ thuật của năm.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem