Mục đích nghề nghiệp

Mục đích nghề nghiệp là các mục tiêu mà bạn đặt cho bản thân bạn về điều bạn muốn đạt tới trong nghề của bạn. Nó cũng là cách đánh giá tiến bộ của bạn theo con đường nghề nghiệp hướng tới đích của bạn. Mục đích nghề nghiệp có thể ngắn hạn hay dài hạn. Mục đích dài hạn thường tổng quát hơn vì chúng có thể thay đổi qua thời gian; mục đích ngắn hạn nên chuyên biệt vì chúng có thể được lập kế hoạch tương ứng. Chẳng hạn, một sinh viên có thể đặt mục đích ngắn hạn là người phát triển phần mềm khi tốt nghiệp. Người phát triển phần mềm có thể đặt mục đích ngắn hạn là người quản lí dự án phần mềm trong ba năm. Mục đích dài hạn thường là từ năm tới mười năm trong tương lai. Công nhân phần mềm có thể đặt mục đích dài hạn để là giám đốc phần mềm, Giám đốc thông tin (CIO), hay người chủ công ty phần mềm và đo thành tựu của mình theo con đường nghề nghiệp của mình để xác định liệu người đó có làm tiến bộ hay không.

Sinh viên nên đặt các mục đích nghề nghiệp khi vào đại học. Họ nên đặt mục đích như kiếm được việc làm trong lĩnh vực học tập mà họ chọn. Tiến bộ của họ là mức độ giáo dục mà sẽ cho phép họ có đủ tư cách làm nghề đó. Chẳng hạn, sinh viên cần học một số môn máy tính và các yêu cầu khác để được bằng trong khoa học máy tính và với bằng đó họ có thể xin việc làm phần mềm. Những người đã làm việc nên đặt mục đích cho nghề nghiệp của họ như chức vụ nào họ có thể thu được, bao nhiêu tiền họ có thể kiếm được, hay loại công ty gì họ muốn làm việc cho.

Khi đặt mục đích nghề nghiệp, điều quan trọng cần xem xét động cơ cơ bản và những điều để đạt tới nó. Một khi sinh viên có danh sách những điều cần làm, người đó nên đặt ra khung thời gian để đạt tới các mục đích này. Người đó thỉnh thoảng sẽ cần kiểm điểm những mục đích này để chắc rằng các kế hoạch là hiện thực. Một số người thích đặt các mục đích dưới dạng tiền bạc. Chẳng hạn, nếu một người muốn làm $100,000 USD một năm, người đó cần nghĩ về liệu công ty của người đó có thể trả cho người đó ngần nấy không, và nếu có, người đó cần được vị trí gì trước khi lương đó có thể được cấp. Người đó phải nghĩ về loại kĩ năng nào người đó phải có để làm việc ở vị trí đó, và liệu có cái gì người đó có thể làm để đạt tới vị trí đó.

Điều quan trọng là thỉnh thoảng kiểm điểm mục đích nghề nghiệp của bạn để chắc rằng chúng là vẫn liên quan. Khi mọi sự thay đổi qua thời gian, các mục đích cần được cập nhật nữa. Chẳng hạn, nếu một người muốn làm việc ở nước ngoài, người đó có thể xét tới học ngoại ngữ như một mục đích. Nếu về sau, người đó xây dựng gia đình và quyết định ở nhà, thì việc học ngoại ngữ có thể không phải là quan trọng.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem