Một chương mới
Khi bạn vào đại học là sinh viên năm thứ nhất, bạn cũng bắt đầu một "chương mới" trong đời nơi bạn có thể xác định tương lai của bạn, chọn bạn bè, làm điều bạn muốn, và thay đổi bản thân bạn thành điều bạn muốn là. Trước điều đó, mọi sự thường đã được xác định bởi bố mẹ bạn về bạn vào trường nào, bạn có bạn nào, bạn phải làm cái gì v.v. Tuy nhiên, với sự độc lập mới này còn có cả kỉ luật tự giác nữa, bởi vì với khả năng kiểm soát đời bạn, bạn cũng có thể thay đổi nó cho điều tốt hơn hay tồi nhất.
Điều đầu tiên bạn phải học ở đại học là quản lí thời gian. Bạn chỉ có thời gian giới hạn để làm nhiều thứ, cho nên bạn phải đặt ưu tiên riêng của bạn. Khi người khác đi dự tiệc tùng, chơi trò chơi video cả ngày, hay dành thời gian với bạn trai mới hay bạn gái mới v.v bạn phải tạo kỉ luật cho bản thân bạn để học vì bạn vào đại học để được giáo dục và bạn chỉ có vài năm để hoàn thành nó. Việc học nên là ưu tiên hàng đầu của bạn vì mọi thứ khác có thể đợi. Bất kì cái gì bạn làm trong năm đầu tiên sẽ xác định phần thời gian còn lại bạn dành ra trong đại học. Khó thay đổi được về sau sau khi bạn phạm phải sai lầm trong năm thứ nhất cho nên bạn phải quản lí thời gian của bạn một cách cẩn thận.
Khi bạn vào đại học, bất kì cái gì xảy ra trong trường phổ thông đều là quá khứ, đừng nhìn lại sau. Bạn có thể "học sinh trung bình" ở trường phổ thông nhưng nếu bạn đưa nỗ lực vào, bạn có thể là sinh viên hàng đầu ở đại học. Bạn có thể là người "nổi tiếng" ở trung học nhưng vào đại học, có hàng trăm người cũng rất "nổi tiếng" ở trường phổ thông của họ nữa. Xin nhớ cho rằng bạn không còn ở trường phổ thông và điều đã xảy ra ở trường phổ thông không có nghĩa gì mấy ở đại học. Về căn bản, mọi người sẽ có cơ hội bắt đầu từ đầu vì đại học là một "chương mới" trong cuốn sách cuộc đời. Trong chương mới này, các sinh viên khác sẽ chỉ biết tới bạn từ bây giờ vì họ không biết quá khứ của bạn và điều bạn đã làm. Sẽ là TỐT mà không nhắc tới cái gì dù là tốt hay xấu, vì cuộc sống tiếp diễn và bạn có cơ hội để bắt đầu với "trang trắng" khi mọi thứ nên bắt đầu từ đây.
Ở trường phổ thông, thầy giáo giải thích rõ ràng điều họ mong đợi về bài tập về nhà và bài kiểm tra. Ở đại học, các giáo sư cho phân công việc làm và mong đợi sinh viên hoàn thành chúng tương ứng với hướng dẫn được viết. Là sinh viên, bạn chịu trách nhiệm tuân theo những hướng dẫn này vì không ai sẽ nhắc nhở bạn về cách học tập. Ở trường phổ thông, thầy giáo kiểm tra việc dự lớp; nếu bạn bỏ vài buổi lên lớp, thầy hiệu trưởng sẽ được báo và thế rồi bố mẹ bạn sẽ biết. Ở đại học, phần lớn các giáo sư không kiểm tra việc dự lớp; nếu bạn bỏ lớp đó là vấn đề của bạn. Có lẽ kỉ luật đầu tiên mà bạn phải phát triển ở đại học là lên dự lớp. Bạn phải đi dự mọi lớp, mọi ngày và không bao giờ bỏ buổi nào. Bạn có lẽ sẽ ngạc nhiên bao nhiêu sinh viên thường bỏ dự lớp ở đại học. Nếu bạn nhiễm thói quen xấu này, bạn sẽ không học tốt và nếu bạn không học tốt trong năm thứ nhất, còn cơ hội nào để bạn sẽ học tốt trong ba năm tới? Đó là lí do tại sao nhiều sinh viên bỏ trường hay bị đuổi.
Phần lớn các giáo sư đại học không dạy theo sách giáo khoa vì họ thường dùng thông tin mới, cách mới để giải thích mọi thứ. Nếu bạn lên lớp mọi ngày, bạn có được mọi thông tin, mọi cách mới để học các thứ. Bạn biết mong đợi của các giáo sư và điều họ muốn từ bạn. Bạn lên lớp để học từ người khác vì bạn KHÔNG học chỉ bằng việc đọc sách giáo khoa. Bạn lên lớp để nghe và hỏi câu hỏi; bạn lên lớp để thảo luận và tương tác với người khác và đó là cách bạn học. Khi lên lớp, bạn phải chăm chú vào bài giảng và mọi thứ được thảo luận. Chăm chú nghĩa là bạn không ngủ trong lớp; không đọc email hay gửi tin nhắn cho bạn bè; hay xem YouTube trên laptop. Bạn lên lớp để học cho nên làm điều đó một cách nghiêm chỉnh đi, nếu bạn KHÔNG nghiêm chỉnh về học tập thì tại sao vào đại học?
Say mỗi giờ lên lớp, bạn phải tìm một chỗ yên tĩnh để kiểm lại điều bạn đã học bằng việc kiểm vở bạn đã ghi trong lớp và so sánh nó với sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo khác. Tôi thường khuyên các sinh viên tìm một chỗ trong thư viện rồi lập lịch bạn sẽ tới đó mọi ngày cho tới khi nó trở thành thói quen học tập tốt. Bạn vào đại học để học nhưng nếu bạn trì hoãn rồi học nhồi nhét vào những phút cuối thì bạn chả học được gì. Nhồi nhét trong vài ngày trước khi kiểm tra có thể cho bạn qua được bài kiểm tra nhưng bạn sẽ không có tri thức để phát triển kĩ năng mới cho tương lai của bạn. Nếu bạn lừa dối hay chép bài của ai đó để qua được kì kiểm tra hay bài tập về nhà thì bạn thực tại lừa dối bản thân bạn và phủ nhận bản thân bạn về cơ hội học cái gì đó tốt cho đời bạn. Bạn có thể lừa để có được bằng cấp nhưng bạn sẽ không có khả năng kiếm được việc làm nếu không có kĩ năng cần thiết. Tại sao dành thời gian và tiền bạc chỉ để có được "mẩu giấy vô dụng"?
Ngày nay sinh viên đại học không thích đọc, họ ưa xem ti vi hay "đoạn trích ngắn" trên YouTube. Đọc là thói quen tốt nên có, bất kể kiểu vệc bạn làm, bạn sẽ thấy rằng bạn phải đọc nhiều hơn và viết nhiều hơn bạn nghĩ. Tất nhiên, ở đại học bạn phải đọc bài phân công việc nhưng bạn cũng phải đọc báo, tạp chí, blog trực tuyến và website kĩ thuật. Ngoài những điều đó, bạn nên đọc tiểu thuyết, đọc sách khoa học viễn tưởng, đọc sách các bí ẩn, đọc sách lịch sử và triết học. Đọc bất kì cái gì, đọc để học, đọc để làm giầu cho tâm trí bạn, đọc để giải trí vì bạn biết nhiều thông tin qua việc đọc. Một ích lợi không chủ định khác của việc đọc là bạn càng đọc nhiều, bạn sẽ càng viết tốt hơn và việc đọc và viết là hai kĩ năng quan trọng nhất trong mọi công ty. Bằng việc phát triển thói quen đọc; nó sẽ làm việc đọc về bài được phân công dễ dàng hơn; nó làm cho việc đọc sau đại học được dễ dàng hơn.
Đại học không phải là chỉ học tập cho nên bạn phải đặt thời gian cho các hoạt động khác giúp bạn thảnh thơi và duy trì mạnh khoẻ. Tôi thường khuyên các sinh viên dành thời gian quãng nửa giờ mỗi ngày đi ra công viên và bước chậm rãi để thảnh thơi hay làm bài thể dục nhẹ nào đó để giảm căng thẳng. Sau rốt, bạn không là máy cho nên bạn cần duy trì mạnh khoẻ trong suốt thời gian ở đại học bằng việc nhận trách nhiệm về bản thân bạn và hành động của bạn. Khi bạn trưởng thành người lớn, bạn phải nhận trách nhiệm về mọi thứ bạn làm cũng như mọi thứ xảy cho bạn. Chỉ bằng việc là một người có trách nhiệm cho bản thân bạn thì bạn mới có thể là người có trách nhiệm cho gia đình bạn, xã hội bạn và đất nước bạn.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com