Mọi ngày đều là ngày học ở trường

Mọi ngày đều là ngày học ở trường

Tôi tin vào việc học cả đời bởi vì mọi ngày đều là ngày học ở trường. Vì bạn không bao giờ dừng học và không bao giờ biết mọi thứ được. Bạn càng học nhiều, bạn càng biết rằng bạn KHÔNG biết gì mấy. Ngày nay học tập dễ dàng hơn vài năm trước rất nhiều, có nhiều sách, nhiều bài báo, và nhiều điều trên internet tới mức bạn có thể đọc hay tải xuống. Là sinh viên trong khu vực công nghệ, bạn biết rằng mọi thứ thay đổi nhanh chóng và bao giờ cũng có cái gì đó mới mà bạn sẽ cần biết. Có những lí thuyết mới, khuôn khổ mới, phương pháp mới, ngôn ngữ lập trình mới, và cách tiếp cận mới tới giải quyết vấn đề.

Khi tôi còn là sinh viên, sách giáo khoa rất đắt (bây giờ chúng vẫn thế) và chúng tôi phải dùng chung sách với những người khác vì tôi không đủ khả năng mua chúng. Khi tôi trở thành giáo sư, tôi đã viết sách giáo khoa nhưng tôi thấy rằng các nhà xuất bản bán chúng với giá đắt và nhiều sinh viên không thể mua được chúng, cho nên tôi thôi viết. Tôi đã viết các bài giảng bằng việc dùng máy tính, in chúng ra và để sinh viên chụp chúng vì điều đó rẻ hơn nhiều. Vài năm trước, email tới và mọi điều tôi phải làm là gửi các tệp đó cho sinh viên cho nên họ không phải mua sách. Ngày nay với internet, tôi để bài giảng của mình lên website cho sinh viên. Tôi thậm chí còn làm video bài giảng để cho sinh viên có thể theo dõi bài trong trường hợp họ vắng mặt buổi giảng hay muốn ôn lại cái gì đó. Một số sinh viên bảo tôi rằng họ muốn học về những điều không mang tính hàn lâm mà rộng hơn, toàn cầu hơn, dễ đọc, nhiều thông tin hơn, hiệu quả hơn và vui đùa hơn. Vì họ muốn cái gì đó khác nên tôi tạo ra blog để chia sẻ quan điểm của tôi về công nghệ để cho sinh viên có thể có cái nhìn rộng hơn về điều đang diễn ra trong thế giới công nghệ. Mọi điều tôi muốn là tạo khả năng cho sinh viên học tập và tiếp tục học.

Là một nhà giáo dục, tôi thường xuyên nghĩ về cách giúp sinh viên học được nhiều nhất từ học hành của họ. Tôi muốn giúp họ thành công trên con đường nghề nghiệp của họ. Tôi muốn họ trở thành "người phát triển phần mềm chuyên nghiệp.” Tôi muốn giúp họ khi họ có vấn đề với công việc của họ lúc họ đi vào công nghiệp. Đó là lí do tại sao tôi viết những blog này vì tôi tin cuộc hành trình giáo dục của chúng ta bắt đầu và nó là "kinh nghiệm chia sẻ" chứ không phải là bài học. Tôi phấn khởi được là một phần của cuộc hành trình đó cho hàng nghìn sinh viên trên toàn cầu. Chúng ta tất cả đều là sinh viên cả đời, những người phấn khởi chia sẻ kinh nghiệm của mình.

Tôi tin rằng giáo dục phải không bị coi là "thứ xa hoa cho vài người" hay như một biến có chỉ có một khoảng thời gian ngắn quãng mười hay mười lăm năm trong nhà trường, mà giáo dục là nhu cầu quốc gia thường hằng, một khía cạnh không tách rời của quyền công dân, và do đó phải là việc cả đời. Về căn bản, giáo dục là cuộc sống, và nó phải không có chấm dứt.

Tuy nhiên, để làm tốt bất kì cái gì, bạn sẽ cần học và thực hành. Để trở thành "nhà chuyên môn" về bất kì cái gì bạn sẽ cần dành nhiều thời gian làm nó. Một sinh viên hỏi tôi: “Em phải dành bao nhiêu thời gian cho việc học tập?” Câu trả lời của tôi là: “Cả đời bạn” vì tôi cũng liên tục học bằng cách giúp bạn thành nhà chuyên môn phần mềm tốt hơn. Đó là lí do tại sao tôi tiếp tục làm nghiên cứu, viết sách giáo khoa, viết bài giảng và blog để hỗ trợ cho sinh viên trên đường trở thành chuyên gia, không chỉ để có bằng cấp từ đại học mà là nhà chuyên môn thực sự. Vì chúng ta cùng học tập nên bạn cần biết rằng cuộc đời bạn ở đại học là quí giá. Nó là thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của bạn, cho nên đừng phí hoài nó vào những việc tầm thường khác. Tận dụng ưu thế của điều công nghệ cung cấp cho bạn, tận dụng ưu thế của điều đại học cung cấp cho bạn, tận dụng ưu thế của điều người khác chia sẻ với bạn, tận dụng ưu thế của điều blog này cung cấp cho bạn khi bạn đang học tập. Bạn KHÔNG trở thành chuyên gia về bất kì cái gì trong một ngày, trong một tuần hay trong một năm, nhưng bạn sẽ trở thành chuyên gia dần dần vì mọi ngày đều là ngày học ở trường.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem