Môn học trực tuyến mở cho đại chúng (MOOCs)/3

Tôi tin rằng trong vòng vài năm tới đây, việc học trực tuyến như Các môn học trực tuyến mở cho đại chúng (MOOCs) sẽ tăng trưởng lớn hơn nhiều so với ngày nay và sẽ cách mạng hoá toàn thể hệ thống giáo dục toàn cầu. Lí do của tôi dựa trên lí thuyết “cung và cầu” đơn giản. MOOCs được mở ra cho bất kì ai có máy tính và truy nhập Internet. Mọi người có thể tham dự các môn học này mà không phải trả tiền bất kì cái gì. Nếu họ muốn trả tiền để có chứng chỉ hoàn thành, nó vẫn rẻ hơn nhiều so với lấy bằng từ trường truyền thống. Phần lớn các môn học MOOC được dạy bởi những giáo sư giỏi nhất từ các đại học hàng đầu với tài liệu cập nhật cho nên người học có thể được lợi từ việc học những điều mới nhất mà thị trường việc làm yêu cầu. Người học có thể học MOOCs theo nhịp riêng của họ vì nhiều người phải làm việc kiếm sống và chỉ có thời gian giới hạn dành cho việc học. Nhưng theo ý kiến của tôi, điều tốt nhất là MOOCs có thể giúp đỡ đào tạo nhiều người ở các nước đang phát triển nơi hệ thống giáo dục là lỗi thời hay quá chậm chưa thay đổi được.

Tất nhiên, MOOCs KHÔNG phải là hoàn hảo, ít nhất thì chưa. Đa số các môn học của MOOCs là các môn kĩ thuật, không phải bởi vì nó không có các môn khác, nhưng vì phần lớn người học tham dự các môn MOOC chỉ quan tâm tới học các môn công nghệ thay vì các môn khác. Bạn tôi, những người đang dạy cho Coursera, Udemy, và edX nói với tôi rằng 85% học sinh đang học các môn kĩ thuật như Học máy, Trí tuệ nhân tạo, Lập trình máy tính, An ninh cyber, Internet mọi vật, Kĩ nghệ phần mềm, Phát triển app di động. Từng môn đều lôi kéo hàng nghìn người học trên khắp thế giới.” Tất nhiên, các môn kĩ thuật là quan trọng vì nó giúp mọi người kiếm việc làm. Do thiếu hụt kĩ năng, nhiều công ti công nghệ như Google, Apple, IBM v.v. đang thuê những người có chứng chỉ hoàn thành từ MOOCs để đáp ứng nhu cầu của họ.

Trong khi MOOCs cung cấp những cơ hội cho những người cần phát triển kĩ năng để thăng tiến nghề nghiệp của họ, tôi KHÔNG nghĩ MOOCs sẽ thay thế đại học truyền thống, ít nhất là chưa. Người học KHÔNG vào đại học CHỈ vì những kĩ năng đặc biệt để cho họ có thể kiếm được việc làm, nhưng cũng làm giầu có cho tri thức của họ trong các môn học khác cũng như kinh nghiệm các khía cạnh xã hội của trường truyền thống, nơi họ gặp mọi người cùng độ tuổi, phát triển tình bạn, và trưởng thành và chín chắn thành người lớn có trách nhiệm. Có các môn học MOOC về lịch sử, văn học, tâm lí học, xã hội học và nghệ thuật (quãng 1350 môn) nhưng việc ghi danh rất chậm khi so với các môn kĩ thuật (trên 8,650 môn.) Khi tôi truy tìm vào vấn đề này, bạn tôi người dạy lịch sử tại edX giải thích: “Nếu anh là sinh viên, anh sẽ dành ra 20 giờ một tuần để học về Trí tuệ nhân tạo để có được việc làm ở Google hay anh muốn học về chi tiết lịch sử của đế quốc La Mã?” Người bạn khác nói thêm: “Ngày nay, có thiếu hụt trầm trọng công nhân có kĩ năng trên khắp thế giới. Ngay cả Ấn Độ và Trung Quốc cũng không có đủ công nhân kĩ thuật để hỗ trợ cho tăng trưởng của họ. Khi Apple và Google công bố rằng họ đang thuê công nhân có hay không có bằng đại học, môn Nhập môn Trí tuệ nhân tạo của tôi nhảy từ 125 người học lên 2500 người học trong một tháng.”

Tôi nghĩ MOOCs sẽ sớm tăng trưởng lớn hơn nhiều, khi nhiều người học đang xô vào học những kĩ năng mới nhất mà sẽ cho họ việc làm ở các công ti mơ ước của họ. MOOCs là cải tiến lớn trong giáo dục vì nó cung cấp cho nhu cầu của nhiều người học nhưng nó KHÔNG thay thế cho hệ thống giáo dục truyền thống nơi việc làm phong phú tri thức và tương tác xã hội được thiết lập. Trong vài năm qua, tôi đã thấy nhiều sinh viên năm thứ nhất tới lớp của tôi với tri thức sâu sắc và học rất tốt vì họ đã học các môn MOOC trước khi ghi danh vào đại học. Nhiều người trong số họ tới từ các nước ngoài nơi giáo dục vẫn còn quá chậm chưa thay đổi nhưng những học sinh này đang tận dụng ưu thế của MOOCs để bổ sung cho tri thức của họ và chuẩn bị để học tốt ở các trường truyền thống. Một sinh viên nói với tôi: “Em đã học về Python và Java từ MOOCs, em cũng đã học hai môn Học máy từ Coursera (tức là, MOOCs) nhưng em cần học các môn này ở mức độ sâu hơn để phát triển kĩ năng mạnh để cho em có thể làm tốt sau khi tốt nghiệp.” Anh ấy nằm trong số ít những sinh viên được chuẩn bị tốt cho công việc nghiêm ngặt tại Carnegie Mellon.

Lời khuyên của tôi cho các học sinh đang lập kế hoạch đi học nước ngoài: “Nếu có thể, học vài môn lập trình để cho em biết cách viết mã hay nói ngôn ngữ khác từ giáo dục trực tuyến TRƯỚC KHI đi học nước ngoài. Với việc được chuẩn bị em sẽ có khả năng tham gia vào những thảo luận hấp dẫn, sâu hơn nhiều với người khác trong các môn kĩ thuật vậy em sẽ thành công trong cuộc hành trình giáo dục của em.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem