Lựa chọn lĩnh vực học tập/4

Lựa chọn lĩnh vực học tập phần 4

Lựa chọn lĩnh vực học tập là chọn lựa mấu chốt khi sinh viên chuyển từ trường trung học vào đại học. Nó đòi hỏi lập kế hoạch cẩn thận và thường là những quyết định khó. Chỉ vài học sinh mới biết mình muốn học gì còn phần lớn học sinh KHÔNG biết lĩnh vực học tập nào là tốt cho họ hay họ nên theo đuổi nghề nghiệp nào. Một số người để cho cha mẹ quyết định cho họ. Một số người theo lời khuyên của bạn bè. Một số sẽ chọn cái gì đó họ học tốt ở trường trung học và hi vọng rằng họ sẽ học tốt ở đại học. Nhiều người thay đổi lĩnh vực học tập nhiều lần khi họ không học tốt trong thời gian ở đại học.

Là học sinh, bạn cần thời gian để đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của mình, để nhận diện các chủ đề và hoạt động bạn thích thú cũng như mục đích cuộc đời mình. Nghĩ về loại việc bạn sẽ làm trong tương lai đi, nơi bạn muốn làm việc, và mức lương bạn muốn kiếm. Bạn cần thu thập thông tin về bản thân mình như mối quan tâm, kĩ năng, sở thích, nhu cầu phát triển, vài trò và giá trị của mình trong cuộc sống. Những người biết điểm mạnh của mình và áp dụng chúng vào nghề nghiệp là thành công hơn những người không biết mấy về bản thân mình. Bằng việc biết bản thân mình, bạn có thể nhận diện các lĩnh vực học tập có thể để xác định cái nào là tốt nhất cho bạn và đánh giá những khu vực này một cách cẩn thận cũng như các phương án cho tuỳ chọn của bạn. Điều này sẽ là kế hoạch nghề nghiệp của bạn, điều sẽ hướng dẫn bạn lựa chọn lĩnh vực học tập.

Bạn cần thảo luận kế hoạch nghề nghiệp của mình với cha mẹ, thầy giáo và bạn bè để tìm ra nghề nào có thể nhất sẽ là chọn lựa tốt nhất. Nếu bạn vẫn không chắc chắn, thử nói chuyện với những người đang làm việc ở lĩnh vực đó để biết thêm thông tin. Hỏi họ về bản chất công việc của họ, điều kiện làm việc, đào tạo cần có, thị trường việc làm, và họ thích và không thích cái gì về việc làm của họ. Rồi so sánh câu trả lời của họ với mong đợi của bạn. Bạn có thể muốn nghiên cứu về giáo dục và đào tạo được cần tới và thảo luận với các học sinh khác, người đang học trong khu vực đó để biết thêm thông tin trước khi làm hẹp chọn lựa của bạn vào vài khu vực.

Sau khi có vài khu vực quan tâm, bạn có thể kiểm lại với thị trường việc làm. Tôi gọi điều đó là “Thực tế kiểm”. Có những khu vực bạn có thể thích học tập nhưng nếu việc làm bị giới hạn thì bạn có thể xem xét lại. Cơ hội việc làm là một yếu tố quan trọng trong quyết định về nghề nghiệp. Nền kinh tế toàn cầu mở ra nhiều cơ hội trong một số khu vực nhưng cũng làm khó khăn hơn trong các khu vực khác. Là học sinh bạn cần nhìn vào dự báo thị trường việc làm, điều có thể giúp bạn trong thẩm định nhu cầu tương lai về nhu cầu việc làm đặc thù với việc làm xác định và ra quyết định về lĩnh vực học tập nào sẽ là tốt nhất cho bạn.

Tất nhiên, nhiều học sinh sẽ phải giải quyết vấn đề về “cha mẹ đã có chủ định sẵn” cố chọn một nghề cho họ mà không xét mấy tới sở thích và kĩ năng của con họ. Điều này có thể tạo ra căng thẳng trong mối quan hệ và có thể là nguồn gây thất vọng. Tuy nhiên, cha mẹ bạn sẽ rất quan tâm khi họ thấy rằng bạn đã để thời gian để chuẩn bị cho kế hoạch nghề nghiệp với đủ thông tin để giúp bạn ra quyết định. Đây là lúc chia sẻ cùng họ về kế hoạch nghề nghiệp của bạn, lắng nghe quan điểm của họ, thảo luận cùng họ về tương lai của bạn cũng như những điểm mạnh và yếu của bạn.

Điều rất quan trọng cần giữ toàn cảnh về mọi sự. Còn quan trọng hơn thành công và thất bại là cách qua đó bạn phản ứng lại họ. Bạn nên cám ơn cha mẹ mình và khiêm tốn trong thành đạt của riêng mình. Bạn cũng nên kiên nhẫn trong mọi tình huống và học lắng nghe chăm chú bởi vì mọi người đều có cái gì đó để nói. Nếu cần, bạn nên giải thích quan điểm của mình một cách cẩn thận và với sự sáng tỏ, giữ cho xúc động của mình luôn được để ý tới, vì đó là tương lai của bạn, nghề nghiệp của bạn, lĩnh vực học tập của bạn mà bạn đã đánh giá cẩn thận trước khi rút ra bất kì kết luận nào. Tuy nhiên, bạn QUẢ THỰC giữ mọi tuỳ chọn để mở vì mọi sự bao giờ cũng thay đổi.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem