Lời khuyên về việc làm trong thị trường ngày nay
Một cựu sinh viên tới gặp tôi. Anh ta thất nghiệp và thấy khó kiếm được việc trong thị trường ngày nay. Anh ta đã từng là người lập trình trong năm năm qua. Tôi hỏi anh ta loại việc nào anh ta đang đi tìm và anh ta nói: “Bất kì việc phát triển nào trong C và C++, không Java hay J2EE bởi vì tôi không thích loại việc đó.” Tôi hỏi anh ta “Bạn có xét các việc khác như thiết kế, kiến trúc hay quản lí dự án không?” Anh ta ngần ngừ một chốc và nói: “Tôi có thể thử nhưng tôi không biết mấy về những việc đó vì tôi là người lập trình lâu rồi. Có thể tôi làm được kiểm thử nếu có việc này.”
Tìm việc trong thị trường cạnh tranh cao là khó nếu bạn chỉ có kĩ năng giới hạn như lập trình và kiểm thử. Những kĩ năng này là phù hợp cho người mới bắt đầu, cho sinh viên mới tốt nghiệp nhưng với ai đó có nhiều năm trong công nghiệp, điều đó sẽ khó khăn hơn. Tại sao công ti phải thuê một người có nhiều năm kinh nghiệm, trả lương cao khi họ có thể thuê ai đó với cùng kĩ năng với lương thấp hơn nhiều. Đây là vấn đề thông thường cho những người tin rằng họ có việc làm an ninh dựa trên điều họ đã học trong trường nhưng không tiếp tục học những điều mới.
Công nghiệp phần mềm đang thay đổi rất nhanh với công nghệ mới và những kĩ năng mới nổi lên mọi thời. Bắt kịp với những thay đổi này không dễ nhưng để sống còn, mọi người phải liên tục cải tiến kĩ năng và tri thức của họ. Không có kĩ năng thích hợp, họ có thể bị loại bỏ khỏi thị trường việc làm. Tri thức và kĩ năng là các nhân tố then chốt trong kiếm việc tốt trong thị trường cạnh tranh cao này vì hàng năm, ngày càng nhiều người vào lĩnh vực này. Với toàn cầu hoá, người phần mềm có thể tới mọi nơi, mọi nước, và họ được động viên kiếm những việc trả lương cao. Nếu bạn không liên tục nâng cấp kĩ năng của mình, bạn sẽ không có khả năng cạnh tranh. “Qui tắc của thị trường” là học tri thức mới, kĩ năng mới và bao giờ cũng tìm cơ hội tốt hơn để thăng tiến nghề của bạn. Sau đây là một số ý tưởng bạn có thể theo:
- Biết điều bạn muốn làm. Nếu bạn thấy một việc mà bạn muốn nhưng không đủ khả năng, đánh giá lại kĩ năng của bạn và học thêm để thu lấy kĩ năng đó và chuẩn bị cho cơ hội tiếp.
- Hàng năm, bạn nên nhìn vào thị trường việc và nhận diện cái gì là nóng và cái gì không. Làm danh sách tất cả các việc làm tốt rồi kiểm điểm lại kĩ năng của bạn để nhận diện điểm mạnh và yếu của bạn rồi lấy hành động cần thiết để đảm bảo rằng bạn có kĩ năng cần thiết. Cập nhật bản sơ yếu lí lịch của bạn và thêm vào những hoàn thành mới của bạn. (Chẳng hạn: Hoàn thành môn học quản lí phần mềm, kết thúc nhiều lớp về quản lí dự án và quản lí hệ thông tin v.v.)
- Hoàn thành và kĩ năng của bạn là giá trị của bạn với người khác. Trong thị trường hiện thời, mọi công ti đều tìm người có kĩ năng với khuyến khích học liên tục cho nên để thời gian để nói về điểm mạnh của bạn và cách bạn có thể có giá trị trong việc ưa thích của bạn.
- Mặc dầu kĩ năng và tri thức là rất quan trọng, nhiều công ti đang nhìn vào kinh nghiệm thực hành bên trong một vai trò có liên quan như một nhân tố quan trọng tương đương trong việc chọn ứng cử viên đúng cho một việc. Nếu bạn đang làm cho một việc hơn bốn năm mà không có thăng tiến nào, bạn có thể không được coi là “đủ tốt”. Lập trình là tốt cho sinh viên mới tốt nghiệp nhưng sau vài năm, bạn phải tiến lên các việc khác như người lãnh đạo kĩ thuật, kiến trúc sư hệ thống, người quản lí dự án v.v.
- Phần lớn các công ti không mong đợi nhiều vào các sinh viên đại học hay người mới tốt nghiệp, bởi vì họ biết rằng phần lớn những người này không có kinh nghiệm làm việc nhưng họ mong đợi nhiều từ những người có vài năm làm việc trong công nghiệp. Nếu bạn không chứng tỏ được khả năng đi lên hay thu lấy tri thức thêm thì bạn sẽ không được coi là thuận lợi bởi vì lương khác đáng kể cho các công nhân có kinh nghiệm và không kinh nghiệm.
- Với những người đã làm việc trong việc làm, bạn cần liên tục cải tiến tri thức và kĩ năng của mình bằng việc giả định giữ nhiều trách nhiệm hơn. Trong nhiều trường hợp, công ti có thể sẵn lòng để cho nhân viên của mình tham gia các khoá đào tạo thêm, quản lí các dự án hay các vai trò thêm khác mà nếu không thì sẽ đòi hỏi họ thuê nhân lực phụ. Với nhân viên, đây là cách tốt để chứng minh giá trị của họ cho người chủ hiện thời và cũng là cơ hội để xây dựng kĩ năng của họ cho khi có việc làm tiếp.
Ngày nay, Công nghệ thông tin và doanh nghiệp được tích hợp đầy đủ. Kĩ năng kĩ thuật là nền tảng tốt nhưng sau vài năm làm việc trong công nghiệp, bạn cũng cần có tri thức doanh nghiệp nữa. Năng lực chứng tỏ hiểu biết tốt về môi trường doanh nghiệp sẽ làm cho bạn là ứng cử viên tốt hơn nhiều cho thăng tiến trong quản lí hay ở vị trí cấp cao trong công ti. Trên danh sách hầu hết các công ti hàng đầu, người Công nghệ thông tin, người có thể quản lí công việc kĩ thuật để đáp ứng các mục tiêu doanh nghiệp là được mong muốn nhất với lương cao nhất có thể. Đó là lí do tại sao Quản lí hệ thông tin là một trong những lĩnh vực nóng nhất trong công nghiệp ngày nay.
Như tất cả chúng ta đều biết, Công nghệ thông tin là công nghiệp thay đổi thường xuyên và điều quan trọng là sinh viên nhận biết về nó và thích ứng với những thay đổi tốt nhất họ có thể làm được. Khi đến xin việc hay tìm thách thức mới, biết điều người chủ lao động đang tìm kiếm sẽ giúp bạn đưa kĩ năng của mình lên đầu danh sách “phải thuê” của họ.
{ekk|Advice for Job in today market}}
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com