Lời khuyên về lập kế hoạch nghề nghiệp

Sinh viên đại học thường được khuyến khích theo đuổi "bằng cấp" trong khu vực quan tâm của họ. Họ được bảo “Theo đuổi giấc mơ” hay “Học bất kì cái gì họ quan tâm.” Tuy nhiên những lời khuyên đó có thể dẫn sinh viên tới việc thu được bằng cấp trong khu vực mà không có nhu cầu trong thị trường việc làm cạnh tranh này.

Ngày nay bằng cấp đại học KHÔNG còn là đảm bảo cho việc làm. Phần lớn các công ty KHÔNG thuê người tốt nghiệp dựa trên bằng cấp mà dựa trên KĨ NĂNG mà công ty cần. Đó là thực tại của thị trường việc làm cạnh tranh mà nhiều sinh viên và phụ huynh KHÔNG nhận biết đầy đủ. Đó là lí do tại sao báo chí đầy những bài báo về người thất nghiệp có bằng đại học. Để thành công trong thị trường cạnh tranh này, điều quan trọng với phụ huynh, sinh viên và nhà trường là hội tụ vào việc lập kế hoạch nghề nghiệp dựa trên xu hướng thị trường và nhu cầu công nghiệp thay vì chỉ theo đuổi bất kì bằng cấp đại học nào.

Sinh viên đại học thường không phân biệt giữa lập kế hoạch nghề nghiệp và tìm việc làm. Lập kế hoạch nghề nghiệp là quá trình sinh viên lựa chọn một nghề khi họ vào đại học, chuẩn bị cho nghề đó những kĩ năng cần thiết, kiếm việc làm, trưởng thành trong nghề đó, giữ việc học và tiến bộ cho tới khi họ về hưu. Để lập kế hoạch nghề nghiệp, sinh viên phải thám hiểm lĩnh vực học tập dẫn tới nghề mà họ quan tâm; tiến hành nghiên cứu về các ngành công nghiệp trong đó họ muốn làm việc; và nghiên cứu xu hướng thị trường việc làm TRƯỚC KHI ra quyết định về lĩnh vực học tập nào trong đại học.

Tôi biết một số sinh viên có mối quan tâm riêng của họ và tôi không đề nghị ai bỏ mối quan tâm của họ nhưng từ cách nhìn thực tế, tôi không muốn thấy họ thu lấy tri thức trong khu vực mối quan tâm của họ mà có thể là vô dụng khi tốt nghiệp. Tôi muốn sinh viên nhận biết đầy đủ về cách quyết định của họ trong đại học sẽ ảnh hưởng tới cơ hội nghề nghiệp tương lai của họ. Mối quan tâm phải thực tế; bằng không nó có thể đem tới hối tiếc về sau. Tôi đã thấy nhiều sinh viên tốt nghiệp với bằng chuyên sâu nhưng không có kĩ năng việc làm có giá trị, điều đem lại cho họ khó khăn trong tìm việc làm. Tôi cảm thấy buồn cho sinh viên đã được bảo chỉ việc kiếm "bằng cấp" thay vì học "kĩ năng có giá trị" mà có thể giúp họ xây dựng nghề nghiệp tốt. Tôi cũng cảm thấy buồn cho các phụ huynh dành cả đời của họ để tiết kiệm tiền cho con cái họ vào đại học và thấy rằng con cái có bằng cấp của họ thậm chí không thể kiếm được việc làm. Ngày nay vào đại học và có được bằng cấp là KHÔNG đủ, sinh viên cũng phải có kĩ năng đang có nhu cầu để xây dựng nghề nghiệp tốt. Nhiều sinh viên không thích làm quyết định nghề nghiệp mãi cho tới năm thứ hai hay thứ ba. Đến lúc đó, họ bị tụt xa sau những người khác, người đã thu được mọi kĩ năng và kinh nghiệm cần thiết để cạnh tranh trong thị trường việc làm này.

Khi tôi dạy ở các nước châu Á, tôi có cơ hội nói chuyện với nhiều người tốt nghiệp bị thất nghiệp. Tôi thấy rằng phần lớn họ chưa bao giờ được cho bất kì phương hướng nào bởi nhà trường hay bởi các cố vấn của họ về kĩ năng nào là quan trọng để xây dựng nghề nghiệp tốt. Nhiều người đã không nhận ra lĩnh vực học tập của họ không còn được cần nữa và đã có cung cấp quá nhiều công nhân rồi. Ít sinh viên biết điều họ sẽ làm khi mục tiêu giáo dục của họ chỉ là để có được "bằng cấp." Một điều làm tôi ngạc nhiên nhất là ngay cả trong thời đại thông tin này, nhiều người đã không biết cách nghiên cứu thị trường việc làm hay xu hướng của công nghiệp để lập kế hoạch nghề nghiệp của họ. Nhiều người dành nhiều thời gian cho phòng chat internet để biết chi tiết về những vụ bê bối của các ngôi sao điện ảnh hay nhạc rock nhưng không biết kĩ năng nào là được cần bởi công nghiệp. Năm ngoái một sinh viên bảo tôi rằng phần lớn các kĩ năng được cần bởi công nghiệp đã không được dạy trong trường của anh ta cho nên tôi hỏi anh ta liệu anh ta có biết về việc mở ra của đào tạo trực tuyến không kiểu như “Coursera”, “Khan's Academy”, “Udacity” hay “edX” nơi anh ta có thể học gần hết mọi chủ đề và bất kì kĩ năng nào được dạy bởi các giáo sư từ các đại học hàng đầu trên thế giới. Anh ta ngạc nhiên rằng những đào tạo này tồn tại và anh ta đã không phải trả gì dể tham dự các lớp này.

Ở châu Á, phụ huynh có ảnh hưởng lớn tới chọn lựa nghề nghiệp của sinh viên. Không may, nhiều phụ huynh thường không nhận biết về thay đổi thị trường và yếu tố toàn cầu hoá điều tác động tới nghề nghiệp của con cái họ. Họ không nhận ra rằng điều đã xảy ra trong thời của họ, có thể hai mươi hay ba mươi năm trước, không còn hợp thức nữa. Nhiều phụ huynh chỉ khuyến khích con cái họ vào đại học để có được "bằng cấp" thay vì hiểu kĩ năng nào là được cần. Lời khuyên thông thường mà tôi nghe thấy từ các phụ huynh là: “Bố mẹ sẽ hỗ trợ cho con có được bằng cao nhất có thể,” thay vì là chuyên môn về một mục đích nghề nghiệp đặc thù. Nhiều phụ huynh cũng không muốn con cái họ làm việc trong mùa hè vì họ có thể hỗ trợ cho chúng nhưng họ không hiểu rằng việc làm mùa hè là cơ hội để thu lấy kinh nghiệm và làm quen với môi trường làm việc.

Điều quan trọng là phụ huynh thảo luận về nghiệp của con cái với cố vấn đại học để thăm dò nhiều lĩnh vực học tập mà cho phép con cái họ làm chọn lựa nghề nghiệp tốt. Tất nhiên phụ huynh phải xem xét đa dạng các yếu tố, như danh tiếng của đại học, tính cạnh tranh khi vào, và quan trọng nhất, liệu trường có chương trình mà con cái họ có thể xây dựng nghề nghiệp tốt trên đó không. Họ phải hiểu xu hướng thị trường và nhu cầu công nghiệp cũng như hiểu nhu cầu để sinh viên thu lấy kinh nghiệm làm việc mùa hè trong khu vực mà có liên quan tới nghề nghiệp của họ và có tính hỗ trợ cho sinh viên kiếm được kinh nghiệm này.

Phụ huynh cần thảo luận quan điểm của họ về phương hướng nghề nghiệp với con cái họ sớm nhất có thể được. Họ nên tích cực tham gia vào giáo dục của con cái họ để chắc rằng nghề nghiệp của con họ sẽ là nghề tốt bởi vì ngày nay, có nhiều yếu tố thế như kinh tế toàn cầu, thay đổi công nghệ, thay đổi thị trường và nhu cầu công nghiệp, điều có thể tác động lên nghề nghiệp của con họ.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem