Lời khuyên từ một sinh viên nước ngoài

Lời khuyên từ một sinh viên nước ngoài

Bài này tới tôi từ một trong những học sinh của tôi ở CMU. Cô ấy viết nó cho người bạn của cô ấy ở Trung Quốc nhưng tôi nghĩ nó cũng thích hợp cho nhiều sinh viên cho nên tôi đề nghị cô ấy cho phép tôi chia sẻ nó trong blog của tôi.

“Sau khi nhận được bằng cử nhân, tôi làm việc cho một công ty công nghệ thông tin (CNTT) ở Thành Đô, thành phố quê hương tôi. Là một công ty địa phương, ngôn ngữ chính là tiếng Trung Quốc nhưng thỉnh thoảng chúng tôi có khách thăm không nói tiếng Trung Quốc. Từ đó tôi biết chút ít tiếng Anh, tôi là người duy nhất có khả năng nói chuyện với họ.

Mặc dầu tôi đã làm việc trong công nghiệp CNTT, tôi bao giờ cũng muốn có bằng MBA. Tôi thường thảo luận với bạn bè về liệu tôi có nên đi học trường địa phương hay đi học nước ngoài. Bạn tôi bảo tôi rằng trường địa phương là đủ tốt và bằng việc học tập ở đó tôi không cần học tiếng nước khác. Tất nhiên, không có nhu cầu học tiếng nước khác nếu bạn hài lòng với việc làm của bạn và muốn ở Thành Đô. Phần lớn mọi người ở đây đều không có nhu cầu học tiếng nước khác. Trong khi điều đó là tốt cho họ, tôi tin rằng là người kĩ thuật, tôi phải biết nhiều ngôn ngữ bởi vì nó sẽ có tác dụng nhiều hơn cho tôi ở mức cá nhân, và ở mức doanh nghiệp nữa. Sau công việc, tôi tiếp tục học thêm lớp tiếng Anh với hi vọng rằng một ngày nào đó, tôi có thể có cơ hội học tập ở nước ngoài.

Vài năm trước, trong cuộc khủng hoảng tài chính, công ty của tôi trải qua một loạt các vấn đề và cuối cùng đã bị một công ty CNTT lớn ở Bắc Kinh mua lại. Vì phạm vi kinh doanh không còn địa phương nữa, chúng tôi phải làm kinh doanh trong nhiều ngôn ngữ. Mặc dầu kinh doanh chính thức vẫn trong tiếng Trung Quốc, tôi đã có khả năng làm nhiều hơn trong môi trường mới bởi vì tôi nói được tiếng Anh. Kết quả là tôi được đề bạt làm đại diện dịch vụ khách hàng vì tôi có hiểu biết tiếng Anh tốt hơn những người phát triển khác. Một hôm, công ty chúng tôi có một khách thăm tới từ Mĩ. Khách hàng không nói tiếng Trung Quốc (người phiên dịch của cô ấy bị ốm hôm đó) nhưng cần thảo luận kinh doanh với vài hãng địa phương. Do lịch sự, người quản lí của tôi yêu cầu tôi đi cùng với cô ấy tới các hãng địa phương khác hoạt động như một phiên dịch viên. Tôi đã có khả năng giúp cho cô ấy làm kinh doanh thành công. Đến cuối tuần đó, cô ấy kí hợp đồng với các hãng địa phương. Tất nhiên, không dễ gì cho tôi vì điều đó tốn nhiều thời gian hơn cần thiết, nhưng biết cả hai ngôn ngữ đã giúp cho tôi hỗ trợ cho cô ấy trong kinh doanh. Tôi đã không biết rằng cô ấy là người chủ của một công ty lớn ở Mĩ. Cô ấy bị ấn tượng với tôi và đề nghị một việc làm cho tôi với công ty của cô ấy. Khó mà hình dung được cơ hội vàng này. Bên cạnh việc lương tốt hơn, cô ấy biết giấc mơ của tôi và sẵn lòng để tôi vào trường MBA ở Mĩ.

Sự kiện là tôi biết tiếng Anh giỏi đã tách tôi ra hỏi hầu hết mọi người trong công ty của tôi Tôi có thể nói rằng biết tiếng Anh làm cho mọi sự dễ dàng hơn trong công việc của tôi khi tôi tiến lên từ người kiểm thử sang người phát triển rồi đại diện dịch vụ khách hàng chỉ trong ba năm trong khi hầu hết các bạn tôi vẫn còn làm việc như người kiểm thử. Sau nhiều năm làm việc ở Thượng Hải cho công ty mới, ông chủ của tôi trả tiền cho tôi đi học ở Mĩ. Vì cô ấy đã tốt nghiệp tại Carnegie Mellon và biết nhiều người ở đó, tôi đã có khả năng được nhận vào một trong những trường hàng đầu ở Mĩ.

Trong khi học tại CMU, tôi đã gặp các sinh viên từ khắp nơi trên thế giới. Phần lớn trong họ đều có điểm tốt trong kiểm tra TOEFL nhưng không nói tốt hay hiểu bài giảng đủ tốt. Nhiều giáo sư hiểu điều đó và thường nói chậm để không làm lạ lẫm họ. Tuy nhiên, tôi biết rằng không làm chủ thích hợp về ngôn ngữ, sẽ khó cho sinh viên nước ngoài học tốt trong các trường Mĩ. Tôi đã có nhiều năm học các lớp tiếng Anh tại Thành Đô, dành ba năm trong công ty nói tiếng Anh nhưng vẫn có khó khăn.

Ngày nay tiếng Anh được chấp nhận chung là ngôn ngữ chuyên cho kinh doanh. Trong thế giới toàn cầu hoá này, phần lớn các giao tác kinh doanh đều dùng tiếng Anh. Không có lí do nào cho sinh viên trong thời đại ngày nay chỉ biết một thứ tiếng. Tôi thúc giục tất cả các bạn học tiếng thứ hai. Dù nó là tiếng Anh, Tây Ban Nha, Đức hay thậm chí tiếng Nhật Bản. Điều đó dứt khoát sẽ giúp ích cho nghề nghiệp của bạn như nó đã giúp cho tôi. - Thân mến, Yang Ling.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem