Lời khuyên từ bạn bè

Lời khuyên từ bạn bè

Năm ngoái, một sinh viên năm thứ nhất nói với tôi trong ngày đầu tiên lên lớp: “Thầy nói cứ như là bố mẹ em nói, học, học và học nữa. Cuộc sống KHÔNG chỉ là học tập và là sinh viên đại học, em KHÔNG cần những lời khuyên có vẻ như của bố mẹ thế.” Tôi bảo anh ta: “Vậy em giải thích cho tôi em làm gì ở đại học? Tại sao em định dành bốn năm ở đây nếu em không muốn học? Em có thể làm nhiều điều trong đại học nhưng nếu em KHÔNG học, em sẽ thất bại. Là một giáo sư, thầy không muốn thấy em thất bại và đó là lí do tại sao thầy đưa ra những lời khuyên.” Tuy nhiên sau sự việc đó, tôi đã hỏi các sinh viên khác người đã dành vài năm ở đại học để đi tới "những lời khuyên bạn bè" mà họ có thể nêu cho các sinh viên khác. Sau đây là lời khuyên của họ:

Từ một sinh viên năm thứ hai: “Có khác biệt giữa học ở trường phổ thông và đại học. Tôi chỉ cần học một giờ để làm bài kiểm tra ở trường phổ thông nhưng phải mất nhiều giờ hay nhiều ngày để làm bài kiểm tra ở đại học.”

Từ một sinh viên năm thứ hai khác: “Tôi chỉ đọc sách giáo khoa và dễ dàng qua các kì kiểm tra ở trường phổ thông nhưng để làm tốt ở đại học, tôi phải đọc sách giáo khoa VÀ ghi chép nhiều ở lớp, quãng sáu mươi trang một tuần. Tôi thấy rằng các giáo sư đại học không theo sách giáo khoa mà tập trung nhiều vào bài giảng riêng của họ, sách giáo khoa chỉ là cho tham khảo. Bạn KHÔNG thể chỉ đọc sách giáo khoa và qua được kì kiểm tra nhưng phải dự mọi bài giảng và ghi chép nhiều để học tốt trong đại học.”

Từ một sinh viên năm thứ ba: “Ngày nay nhiều người trong chúng tôi đem laptop lên lớp để ghi chép. Tuy nhiên, chúng tôi cũng kiểm email, đọc “Facebook” và “Twitter” trong lớp nữa. Vấn đề là khi bạn mang laptop tới lớp, bạn cũng sẽ làm các việc khác thay vì nghe giáo sư giảng. Lời khuyên của tôi là bạn có thể mang laptop đi ghi chép nhưng ĐỪNG KẾT NỐI với internet thì bạn sẽ KHÔNG bị quyến rũ vào làm cái gì đó khác.”

Từ một sinh viên năm thứ ba khác: “Trong năm đầu tiên của tôi, tôi đọc sách giáo khoa và bài đọc được yêu cầu SAU bài giảng. Tuy nhiên, tôi nhanh chóng biết làm việc đọc TRƯỚC từng bài giảng cho nên tôi biết điều giáo sư sắp nói tới. Nếu tôi không hiểu cái gì đó khi đọc, tôi có thể hỏi để làm sáng tỏ trong bài giảng trên lớp. Trong trường hợp đó tôi thực sự học và không chỉ nghe.”

Từ một sinh viên năm thứ hai: “Nhiều người trong số chúng tôi KHÔNG thích hỏi câu hỏi trong bài giảng, chúng tôi sợ hỏi "câu hỏi sai" hay gây ấn tượng cho giáo sư là chúng tôi không đủ thông minh. Đó là sai lầm lớn. Tôi thấy rằng phần lớn các giáo sư đều thích trả lời câu hỏi trong bài giảng bởi vì họ không muốn sinh viên không hiểu bài. Thỉnh thoảng, họ thậm chí còn nói cho sinh viên những điều quan trọng có nghĩa là những thông tin chắc chắn sẽ có trong bài kiểm tra của họ. Cho nên ĐỪNG ngần ngại hỏi câu hỏi. Một số giáo sư cũng có các buổi ôn tập trước khi kiểm tra. Đừng bỏ lỡ chúng vì chúng "hướng dẫn" về điều sẽ có trong bài kiểm tra. Phải chắc rằng bạn học tốt trước khi vào buổi ôn tập.”

Từ một sinh viên năm thứ hai: “Trong năm đầu, tôi viết ra mọi thứ giáo sư nói, cả những điều KHÔNG cần thiết. Về sau, tôi thấy rằng phần lớn các bài giảng đều sẵn có cho sinh viên, đặc biệt là các bài chiếu PowerPoint của bài giảng. Tôi nhanh chóng biết rằng bằng việc in ra những bài chiếu này trước khi lên lớp rồi đọc chúng để biết điểm then chốt là gì rồi ghi chú thích chúng với bình luận của giáo sư trong bài giảng thì tôi sẽ có một ghi chép rất tốt. Ngay lập tức, sau lớp tôi sẽ ôn lại chúng để nhận diện các điểm quan trọng phụ mà tôi đã bỏ lỡ trong lần đọc đầu. Trong trường hợp đó tôi thực sự học tài liệu lớp ba lần. Bằng việc ôn tập lại những ghi chép này, điều đó giúp tôi "nhập tâm" chúng cho nên tôi sẽ nhớ chúng tốt hơn. Nếu bạn chấp nhận phong cách học tập này, bạn sẽ học mọi thứ nhanh hơn và tốt hơn chỉ đọc.”

Từ một sinh viên năm thứ hai: “Trong năm thứ nhất của tôi, tôi thích mượn bài chép của bạn bè, đặc biệt khi tôi "bỏ qua" vài bài giảng để đi xem phim. Một số bạn tôi thậm chí còn phân công nhau ghi chép và chúng tôi dùng chung chúng cho nên chúng tôi đã không phải lên lớp mọi lúc. Đến cuối, tôi gần như không nắm được gì ở lớp nếu bạn trai của tôi không giúp đỡ. Bạn ấy dạy tôi cách học và bảo tôi rằng tôi phải học tài liệu trên lớp ít nhất ba lần để "nhập tâm" chúng. Tôi đã biết rằng chẳng cái gì tốt hơn là nhìn và nghe giáo sư giải thích cái gì đó trong lớp và có ghi chép riêng của bạn vì nó giúp cho tôi giữ lại tri thức tốt hơn. Dự bài giảng và nghe điều giáo sư nói sẽ “khắc ghi” những lời đó vào não rồi bằng việc ôn tập lại chúng sẽ cho phép "việc ghi nhớ" được thực hiện và đó là học tất cả là gì.”

Từ một sinh viên năm thứ hai: “Nhiều người trong chúng tôi chấp nhận thói quen rằng sau khi tới trường, chúng tôi đi ngủ rồi thức dậy ban đêm để học cho tới sáng. Bởi vì chúng tôi chỉ ngủ vài giờ nên khi chúng tôi tới lớp chúng tôi mệt mỏi và rơi vào giấc ngủ trong bài giảng. Chẳng mấy chốc chúng tôi tất cả đều tụt lại sau lớp, cho dù chúng tôi uống nhiều cà phê để giữ thức tỉnh nhưng tôi không làm bài kiểm tra tốt rồi một số người trong chúng tôi từ bỏ và bỏ học ở trường. Tôi biết rằng điều quan trọng là thiết lập việc quản lí thời gian khi thời gian học và ngủ không ảnh hưởng lẫn nhau. Chúng tôi cần ngủ và chúng tôi cũng cần học và ngủ tốt sẽ cho phép tôi học tốt hơn.”

Từ một sinh viên năm thứ ba: “Chúng tôi muốn học ở thư viện nhưng có những chỗ quá bị phân tán bởi vì bạn sẽ gặp nhiều người mà bạn biết. Nếu chúng tôi bắt đầu nói chuyện nào đó thì chúng tôi làm phí nhiều thời gian học tập. Giải pháp của tôi là đi xa khỏi tầng một và tầng hai và tìm một chỗ yên tĩnh ở tầng trên của thư viện nơi ít người tụ tập để tôi có thể học được.”

Từ sinh viên năm thứ hai: “Học nhóm KHÔNG có tác dụng cho mọi người bởi vì bạn KHÔNG thể làm việc theo nhịp riêng của mình. Nếu bạn nhóm được chọn lựa là những người bạn tốt của bạn, bạn có thể tán chuyện và không học chút nào. Bạn phải chọn lựa bạn nhóm một cách cẩn thận và lập ra qui tắc và lịch biểu để chắc rằng chúng ta thực sự học được từ nhau. Khi chuẩn bị cho bài kiểm tra, đặc biệt kiểm tra toán hay máy tính bạn phải thực hành bằng việc tự mình làm các bài tập chứ KHÔNG phân công trong nhóm. Càng làm nhiều bài tập càng tốt vì thực hành sẽ giúp cho bạn làm chủ kĩ năng của mình.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem