Lời khuyên khác cho sinh viên đại học

Một sinh viên đại học năm thứ nhất viết cho tôi: “Vài năm trước đây, anh của em vào đại học nhưng khi anh ấy quay về, anh ấy đã thay đổi. Anh ấy không còn tốt và lễ phép nữa mà thường bực tức với mọi thứ. Anh ấy học thói quen xấu như uống rượu và hút thuốc và đòi bố mẹ em mua cho anh ấy điện thoại di động và laptop cho dù gia đình em nghèo. Sau khi tốt nghiệp, anh ấy đã bỏ đi tìm việc làm ở thành phố khác, anh ấy chưa bao giờ quay về thăm gia đình em hay hỗ trợ cho gia đình chúng em. Năm nay em vào đại học nhưng em không muốn giống như anh em. Thầy sẽ cho một sinh viên trẻ sắp vào đại học lời khuyên gì?”

Đáp: Khi mọi người lớn lên, họ thay đổi. Lúc thì họ thay đổi ở nhà, lúc thì họ thay đổi ở trường. Thay đổi là một phần của trưởng thành. Một số thay đổi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như bạn bè, phim ảnh, thời thượng, v.v. Một số tới từ các yếu tố bên trong như hiểu biết, thông cảm và trách nhiệm. Một số thay đổi là tốt và một số thì không nhưng chúng ta tất cả đều thay đổi. Vào đại học là một kinh nghiệm đặc biệt khi thanh niên được phơi ra cho nhiều điều, cả tốt lẫn xấu. Điều đó là tuỳ ở sự trưởng thành của từng người mà họ có thể chống lại được những cám dỗ hay chịu thua chúng. Điều đó là tuỳ ở người ta để đặt ra chiều hướng và mục đích nghề nghiệp để đạt tới hay trôi nổi theo dòng chảy của bất kì cái gì tới trên đường của họ. Điều đó là tuỳ người ta quyết định học cái gì khi họ kinh nghiệm những điều mới rồi điều chỉnh hành vi của họ tương ứng. Điều đó là tuỳ ở người ta kiểm soát số mệnh của họ hay để cho những thứ bên ngoài kiểm soát họ.

Vì bạn có ý thức về điều đã xảy ra với anh của bạn, tôi nghĩ bạn sẽ không giống anh ấy. Bạn dường như chăm nom tới bố mẹ bạn và đó là cái gì đó rất quí giá. Với tôi đạo làm con là trách nhiệm đầu tiên mà mọi người học khi họ còn trẻ. Chỉ bằng việc có trách nhiệm với gia đình họ mà họ mới học có trách nhiệm cho bản thân họ. Khi họ có trách nhiệm với bản thân họ thì họ sẽ có trách nhiệm với xã hội và đất nước của họ. Mọi thứ đều bắt đầu với nền tảng của việc có trách nhiệm với bố mẹ bạn và đó là bắt đầu của quá trình trưởng thành. Tôi đã viết nhiều bài khuyên sinh viên đại học về chọn lĩnh vực học tập và đặt chiều hướng nghề nghiệp nhưng vì bạn hỏi, tôi có lời khuyên khác về việc có trách nhiệm cho bản thân bạn.

Là sinh viên năm thứ nhất, bạn phải học chăm sóc cho bản thân bạn. Phải chắc bạn ngủ và nghỉ ngơi đủ. Bạn cần mạnh khoẻ để thành công trong đại học và về sau trong cuộc đời. Nhiều sinh viên đại học không chú ý tới sức khoẻ của họ và phung phí nhiều thời gian vào thói quen không mạnh khoẻ như hút thuốc, uống rượu và thậm chí dùng ma tuý bất hợp pháp. Với một số người điều đó đó là thứ "thời thượng" nhưng họ không biết đầy đủ hậu quả chừng nào cái gì đó còn chưa xảy ra cho họ. Nếu bạn không có trách nhiệm với thân thể riêng của bạn thì ai sẽ có trách nhiệm? Chỉ bằng việc duy trì mạnh khoẻ thể chất bạn có thể nuôi dưỡng cho linh hồn của bạn. Có linh hồn mạnh mẽ sẽ giúp bạn vượt qua chướng ngại và đạt tới mục đích giáo dục của bạn ở trường và mục đích nghề nghiệp trong tương lai. Tôi thường khuyên các sinh viên giữ thói quen luyện tập thể dục tốt như đi bộ, bơi hay chơi thể thao (bóng bàn, ten nít, đá bóng v.v.). Bên cạnh đó, điều tốt là nếu họ có thể dành chút thời gian mỗi ngày ở chỗ tĩnh mịch để cho họ có thể hội tụ tâm trí họ mà không bị bận tâm bởi những tiếng ồn không cần thiết. Thư viện thường là chỗ tốt để hội tụ và nghỉ ngơi. Đi dạo yên tĩnh trong vườn sẽ là tuyệt vời. Chỉ bằng việc có linh hồn mạnh mẽ mà bạn có thể vượt qua được đau khổ hay sợ hãi.

Như một phần của trưởng thành, một số sinh viên thường so sánh bản thân họ với người khác, trong trường hợp đó họ có thể trở thành kiêu ngạo nếu có những người kém hơn bản thân họ hay trở nên cay đắng nếu có ai đó giỏi hơn. Có những điều không cần thiết mà có thể làm bận tâm linh hồn bạn. Bạn phải hội tụ vào việc tận hưởng thành tựu riêng của bạn và giữ quan tâm trong nghề nghiệp riêng của bạn. Ở đại học bạn sẽ gặp nhiều người. Bạn phải đối xử với mọi người một cách kính trọng, và học lắng nghe họ. Lắng nghe là kĩ năng mà phần lớn người trẻ không có, điều tốt là bắt đầu phát triển kĩ năng đó bây giờ vì nó sẽ là món quà quí báu cho bạn trong đời bạn. Lòng tốt đi đường dài. Biến từ bi thành hành động đi. Giúp đỡ người khác và là người dễ thương.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com

Có thể bạn muốn xem