Lời khuyên cho sinh viên tốt nghiệp
Một sinh viên tới văn phòng của tôi. Anh ta nói: “Em báo cho thầy biết rằng em sẽ tốt nghiệp vào tháng năm nhưng em đã có lời mời làm việc từ một công ty phần mềm tốt. Em rất may mắn có việc trong thời kinh tế suy giảm này nhưng em vẫn lo lắng về tương lai. Trong thời kì thay đổi này, mọi thứ dường như không chắc chắn, và em muốn biết em có thể làm gì để giữ được việc và xây dựng nghề nghiệp tốt cho tương lai? Em hi vọng thầy có thể cho em đôi lời khuyên."
Tôi bảo anh ta: “Chúc mừng bạn. Tôi rất hài lòng là bạn có việc tốt trước khi bạn tốt nghiệp. Tôi chắc chắn bạn sẽ làm việc chăm chỉ và làm hết sức mình nhưng để giữ việc đó và xây dựng nghề nghiệp tốt, bạn phải đem giá trị tới cho công ty. Hôm nay bạn có tri thức và kĩ năng mà công ty của bạn cần và đó là lí do tại sao họ thuê bạn nhưng bạn phải tiếp tục học những điều mới và đem giá trị mới cho công ty của bạn. Với toàn cầu hoá, công ty sẽ cắt bớt việc bất kì khi nào họ cần giữ cho kinh doanh của họ chạy có sinh lời. Để sống còn, bạn cần có tri thức và kĩ năng được cập nhật mới nhất. Tự mãn có thể là sai lầm định mệnh bởi vì với thị trường việc làm cạnh tranh, việc của bạn có thể chuyển sang ai đó khác vào bất kì lúc nào. Nhiều sinh viên nghĩ tốt nghiệp là chặng cuối của học tập bởi vì họ không phải tới trường nữa. Đó là sai lầm lớn bởi vì có bằng cấp mới chỉ là bắt đầu. Bằng cấp mở ra cánh cửa cho việc làm nhưng áp dụng tri thức vào công việc mới xác định ra nghề tương lai của bạn. Bạn đã học tri thức cơ sở ở trường nhưng trong công việc bạn phải áp dụng nó. Bằng việc áp dụng nó vào dự án thực, bạn học các kĩ năng, kĩ thuật, phương pháp và qui trình và xây dựng nghề của bạn. Ở trường, bạn học từ thầy giáo nhưng trong công việc bạn học từ thành viên tổ của mình.
Lời khuyên của tôi là bạn phải học nhiều nhất có thể được từ người khác. Đây là về việc biết chỗ của bạn trong công ty bởi vì không ai làm việc một mình nữa. Từng người đều phụ thuộc vào người khác bởi vì không ai có độc quyền về bất kì cái gì hay bất kì tri thức chuyên gia nào. Người công nhân khôn nhất nói với nhau, học từ nhau, và cũng dạy lẫn nhau. Để tâm trí cởi mở và quan sát mọi thứ cẩn thận thì bạn sẽ học được nhiều. Làm việc tổ là kỉ luật mà bạn đã học trong trường cho nên áp dụng nó một cách khôn ngoan vào chỗ làm việc của bạn đi. Đừng phê bình ai nếu bạn không muốn bị phê bình. Chú ý tới điều đang diễn ra trong công ty của bạn và thế giới xung quanh bạn và liên tục học điều mới để cải tiến kĩ năng của bạn. Nói rõ ràng khi bạn phải nói nhưng lắng nghe người khác, ngay cả người ngù ngờ, họ cũng có cái gì đó để nói. Nếu bạn chỉ hội tụ vào văn phòng của mình, tổ của mình và vài người bạn trong công ty thì cái nhìn của bạn có thể bị quá thiên lệch hay hẹp. Bạn cần mở rộng cái nhìn của mình bằng việc đọc nhiều bài báo kĩ thuật để học điều đang xảy ra trong công nghiệp phần mềm vì công nghệ thay đổi rất nhanh chóng. Khi bạn dừng học cái mới, bạn sẽ đánh mất giá trị của mình và đây không phải là cảm giác thoải mái gì. Người công nhân tri thức giỏi phải tiếp tục học bởi vì học không bao giờ nên dừng lại. Bạn cần chia sẻ thông tin với người khác bởi vì bạn không thể cải tiến được kĩ năng của mình bằng cách làm nó một mình, bạn cần bạn bè. Đừng so sánh bản thân mình với người khác, bạn có thể kiêu ngạo hay cay đắng bởi vì bao giờ cũng có ai đó giỏi hơn bạn hay không may mắn như bạn. Nghĩ về bản thân bạn trong vai trò mới đi. Bạn có là người lập trình không? Bạn cần hỏi làm sao là người lập trình giỏi hơn rồi cố gắng học những kĩ năng mới để làm cho bạn là người lập trình giỏi hơn. Nếu bạn muốn là người lãnh đạo kĩ thuật thì bạn cần hiểu nhiều về kĩ năng thiết kế, kiến trúc. Chẳng thành vấn đề bạn muốn là ai, bạn phải nhớ rằng bạn là một phần của tổ, và họ dựa vào bạn vì kĩ năng của bạn và bạn cũng dựa vào họ với sự hỗ trợ của họ.
Anh ta ngần ngại: "Nhưng vì toàn cầu hoá tác động vào mọi thứ. Làm sao em xây dựng được nghề của mình khi mọi sự cứ thay đổi ngày một nhanh hơn?”
Tôi bảo anh ta: “Hãy cứ hội tụ vào nghề của bạn đi nhưng giữ cân bằng trong cuộc sống. Tận hưởng thành tựu của bạn nhưng vẫn khiêm tốn, đó là điều quan trọng nhất trong cái may thay đổi của thời gian. Với toàn cầu hoá, mọi thứ sẽ tiếp tục tiến hoá, mua và bán sản phẩm và dịch vụ nhiều hơn trên khắp thế giới bởi vì nó tất cả đều về giá thấp và cạnh tranh cao. Nếu ai đó khác có thể làm việc của bạn rẻ hơn với chất lượng sánh ngang, thì bạn có hai chọn lựa: Hoặc bạn tìm việc mới hoặc bạn đưa tất cả sức mạnh của mình vào cạnh tranh. Sức mạnh của bạn là tri thức và kĩ năng của bạn mà người khác không có và đó là lí do tại sao việc học liên tục hay học cả đời lại quan trọng. Mọi nơi trên thế giới này, kinh tế toàn cầu đang tác động tới mọi doanh nghiệp, buộc mọi công ty phải cải tiến cách họ làm kinh doanh khi thị trường cạnh tranh đem vào công ty mới với thách thức mới. Khách hàng có chọn lựa để lựa ra sản phẩm nào họ muốn mua và họ mua nó từ ai. Đó là lí do tại sao để sống còn, mọi công ty đều phải giảm chi phí, tăng năng suất, và nâng cao chất lượng hơn mọi chỗ có thể được. Là người công nhân tri thức, tài sản của bạn là tri thức và kĩ năng và tài sản của công ty của bạn là con người của nó (tri thức tập thể). Cho nên làm sao công ty phần mềm đạt tới việc giảm chi phí liên tục để vẫn còn mang tính cạnh tranh được? Bằng liên tục cải tiến tri thức tập thể của các công nhân của nó để chắc chắn công ty thực hiện ở trên đỉnh thang. Mọi thứ về toàn cầu hoá là về việc giảm chi phí xuống, duy trì chất lượng, và tăng tốc qui trình chuyển giao dịch vụ hay sản phẩm. Công ti phần mềm của bạn là tập hợp nhiều người làm việc cùng nhau để chuyển giao sản phẩm chất lượng ở chi phí hợp lí để hỗ trợ cho các mục tiêu doanh nghiệp. Chất lượng không bao giờ được phép giảm đi, nhưng có thể là chi phí sẽ phải hạ thấp bởi vì càng nhiều người, họ càng tốn phí cho công ty hơn. Duy trì sống sót được là tạo ra giá trị doanh nghiệp bằng việc bao giờ cũng nhìn vào nơi và cách bạn đem giá trị vào hay không đem giá trị vào. Bạn nên tự hỏi mình: “Mình có xứng đáng hơn với công ty hôm nay so với mình đã xứng đáng hôm qua không? Mình có hiểu công ty cần gì để mang tính cạnh tranh và mình có hỗ trợ điều đó không?"
Anh ta hỏi tôi: “Học cả đời có áp dụng chỉ cho lĩnh vực phần mềm hay cho các lĩnh vực khác như kinh doanh và tài chính?”
Tôi bảo anh ta: "Với toàn cầu hoá, mọi thứ thay đổi rất nhanh và mọi việc làm sẽ bị tác động. Công nghệ bao giờ cũng thay đổi nhanh hơn nhưng ngày nay gần như mọi thứ đều bị dẫn lái bởi công nghệ. Doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào công nghệ bởi vì không có máy tính và điện thoại, bạn không thể làm kinh doanh toàn cầu được. Bất kể lĩnh vực nào bạn nghiên cứu, trong năm năm tới hay đại loại như vậy mọi lĩnh vực sẽ yêu cầu tri thức tính toán. Là một kĩ sư phần mềm, bạn đã đi trước người khác rồi. Bạn biết cái gì đó người khác có thể không biết, bạn có tri thức mà người khác sẽ phải học, cho nên bạn tiếp tục học những điều mới, bạn bao giờ cũng đi trước và đó là điều tôi gọi là ưu thế công nghệ.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com